Nhận định đung sai môn KTCT-MLN 1. Bất kỳ hàng hóa nào cũng đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sai. Bất kì hàng hóa nào cũng có giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị trao đổi chỉ là biểu hiện bên ngoài của giá trị chứ không phải là thuộc tính của hàng hóa 2. Chỉ khi nào tiền tệ ra đời thì hàng hóa mới trao đổi được với nhau Sai. Trước khi tiền ra đời, người ta vẫn có thể trao đổi được hàng hóa với nhau bằng cách trao đổi hàng- hàng 3. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quyết định và được biểu hiện trong trao đổi hàng hóa Sai. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quyết định nhưng được biểu hiện trong tiêu dùng hàng hóa 4. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn lịch sử của xã hội. Sai. Sản xuất hàng hóa chỉ xuất hiện khi có 2 điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối giữa các chủ thể kinh tế 5. Giá trị trao đổi của hàng hóa là số tiền mua, bán hàng hóa đó trên thị trường Sai. Giá trị trao đổi là tỷ lệ trao đổi về lượng giá trị sử dụng này của hàng hóa đó với một hàng hóa khác 6. Giá trị trao đổi và giá cả đều là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa Đúng. Giá trị trao đổi và giá cả đều là hình thức biểu hiện bên ngoài của hàng hóa 7. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó mọi sự hao phí sức lao động đều là lao động trừu tượng Sai. Vì lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa, nhưng không kể đến hình thức cụ thể của lao động. Tuy nhiên mọi sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý không hẳn đều là lao động trừu tượng, nếu xét dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định thì đó là lao động cụ thể, chứ không phải lao động trừu tượng 8. Bất kỳ tiền tệ nào cũng được thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ Sai. Tiền bằng giấy không có đủ chức năng của tiền 9. Bất kỳ sản phẩm nào có giá trị sử dụng thì chúng đều là hàng hóa. Sai. Nó phải trao đổi trên thị trường thì mới là hàng hóa 10. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động và tỷ lệ thuận với cường độ lao động Sai. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động nhưng không tác động đến cường độ lao động 11. Lao động trừu tượng là lao động tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Sai. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa 12. Giá trị trao đổi và giá cả đều là các hình thức biểu hiện của giá trị Đúng. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bằng hàng hóa còn giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị 13. Trong chủ nghĩa tư bản, giá trị của hàng hóa được tạo ra chỉ bao gồm giá trị tư liệu sản xuất và giá trị của tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Sai. Giá trị của hàng hóa được tạo ra bởi hao phí xã hội lao động cần thiết tạo nên hàng hóa đó 14. Giá trị của một loại hàng hóa không có quan hệ gì với quan hệ cung cầu của hàng hóa đó trên thị trường Đúng. Quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả 15. Giá trị của hàng hóa là do giá trị sử dụng của hàng hóa đó quyết định Sai. Giá trị được quyết định bởi lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa ấy chứ không phải do giá trị sử dụng quyết định 16. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả thị trường xoay quanh giá trị trao đổi 17. Giá trị sử dụng của hàng hóa càng nhiều thì giá trị của nó càng lớn Sai. Giá trị không phụ thuộc vào giá trị sử dụng mà phụ thuộc vào lao động xã hội mà người sản xuất kết tinh trong hàng hóa đó 18. Tất cả các loại lao động đều có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng Sai. 19. Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động xã hội để sản xuất ra hàng hóa đó Đúng. Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị mà giá trị là hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuẩ ra hàng hóa đó 20. Khi năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng, thời gian lao động không đổi thì tổng số giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng Đúng. Năng suất lao động không làm thay đổi tổng số giá trị hàng hóa, cường độ lao động tăng sẽ làm cho tổng số giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng 21. Với các điều kiện khác không đổi, khi cường độ lao động và thời gian lao động đều tăng thì giá trị của đơn vị hàng hóa không thay đổi. Đúng. Cường độ lao động và thời gian lao động không làm ảnh hưởng đến giá trị của đơn vị hàng hóa 22. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa bằng tiền. Sai. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện giá trị bằng hàng hóa. Giá cả mới là biểu hiện của giá trị hàng hóa bằng tiền 23. Lao động trừu tượng không tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các nền sản xuất xã hội. Đúng. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa 24. Giá cả là hình thức biểu hiện của hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. 25. Khi năng suất lao động tăng lên thì tổng số giá trị mới do lao động sống tạo ra trong một đơn vị thời gian không đổi với các điều kiện khác không đổi. Sai. Khi năng suất lao động tăng lên thì hao phí thời gian lao động để tạo ra tổng giá trị mới giảm xuống 26. Giá cả hàng hóa là do quan hệ cung cầu của hàng hóa đó quyết định. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa. Sai. Giá trị là yếu tố quyết định giá cả của hàng hóa đó, ngoài ra còn có các yếu tố như là quan hệ cung cầu, giá trị của tiền tệ của hàng hóa đó. Lao động trừu tường chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa nhưng lao động cụ thể tồn tại trong tất cả các hình thái của xã hội 27. Khi năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng, các nhân tố khác không đổi thì giá trị của đơn vị hàng hóa giảm xuống. Đúng. Cường độ lao động không ảnh hưởng đến giá trị của đơn vị hàng hóa Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với giá trị của đơn vị hàng hóa nên khi năng suất lao động tăng thì giá trị đó giảm xuống 28. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là sự vận động của giá cả xoay quanh giá trị trao đổi do tác động của quan hệ cung cầu. Sai. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là sự vận động của giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa do tác động của quan hệ cung cầu 29. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa đều được biểu hiện trong quá trình trao đổi hàng hóa. Sai. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện trong quá trình trao đổi hàng hóa nhưng giá trị sử dụng được biểu hiện trong quá trình tiêu dùng hàng hóa 30. Chỉ có tiền mới được gọi là vật ngang giá chung Sai. Trước khi tiền tệ ra đời, người ta có thể trao đổi hàng- hàng, nên hàng hóa vẫn có thể là vật ngang giá chung 31. Sự biến động của giá trị hàng hóa trên thị trường không chịu tác động của quan hệ cung cầu của hàng hóa đó trên thị trường. Đúng. Quan hệ cung cầu chỉ tác động đến giá cả hàng hóa chứ không tác động đến giá trị hàng hóa trên thị trường 39. Khi tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, người ta có thể phân chia nó thành tư bản cố định và tư bản lưu động Sai. Khi tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất sang tư bản hàng hóa trong quá trình tuần hoàn của tư bản, người ta mới có thể phân chia nó thành tư bản cố định và tư bản lưu động 40. Tư bản sản xuất chỉ gồm tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất Sai. Tư bản sản xuất còn tồn tại dưới hình thức sức lao động hay còn gọi là tư bản khả biến Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều có phương thức chuyển dịch giá trị vào sản phẩm giống nhau. Đúng. Tư bản bất biến đều bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm 41. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là chi phí lao động mà xã hội bỏ ra để sản xuất hàng hóa Đúng. Chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là toàn bộ chi phí là nhà tư bản phải bỏ ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa 42. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về lao động để sản xuất hàng hóa Đúng. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là toàn bộ những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất hàng hóa Sai. Nhà tư bản phải bỏ ra 43. Với giả định tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong năm thì chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của năm đó sẽ bằng với tư bản ứng trước Sai. Giả định tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong năm thì tư bản cố định sẽ không có khấu hao. Nhưng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa còn phụ thuộc vào tiền công nhân viên nữa nên không thể bằng với tư bản ứng trước 44. Về mặt lượng, chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn lớn hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa 45. Với một số lượng tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư nhất định thì cấu tạo hữu cơ của tư bản này không có ảnh hưởng gì đến khối lượng giá trị thặng dư 46. Cấu tạo hữu cơ của tư bản có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận Đúng 47. Tỷ suất lợi nhuận tỉ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản 48. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành giá trị thị trường của hàng hóa 49. Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành giá cả sản xuất, do đó quy luật giá trị không còn hoạt động nữa. Sai. Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì giá trị hàng hóa vẫn xoay quanh giá cả sản xuất, quy luật giá trị vẫn tồn tại, giả cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất 50. Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp là giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu thông nhờ mua rẻ, bán đắt Sai. Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư của nhà tư bản công nghiệp trả cho nhà tư bản thương nghiệp vì nhà tư bản thương nghiệp đã bán hàng hóa thay cho nhà tư bản công nghiệp nên nhà tư bản thương nghiệp vẫn bán đúng với giá trị của hàng hóa 51. Tư bản cho vay và tư bản ngân hàng đều vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức. Sai vì thu nhập của tư bản ngân hàng không vận động theo tỉ suất lợi tức cho vay mà là tỉ suất lợi nhuận bình quân. 52. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tư bản thống nhất trong một chủ thể. 53. Lợi tức cổ phiếu và lợi tức trái phiếu đều được xác định ở mức cố định, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần. Sai. Lợi tức cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty 54. Cổ phiếu và trái phiếu là các loại chứng khoán đều được hoàn trả vốn và thu nhập của chúng đều phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần. 55. Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân tức là không có nguồn gốc từ giá trị thặng dư. 56. Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch được tạo ra trên cơ sở năng suất lao động trong công nghiệp cao hơn trong các lĩnh vực khác. 57. Đất đai có độ màu mỡ càng cao hoặc vị trí càng thuận lợi thì địa tô chênh lệch càng lớn, tức là địa tô do đất đai tạo ra. 58. Địa tô là thu nhập của người kinh doanh trong nông nghiệp 59. Tất cả các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp đều phải nộp địa tô chênh lệch trừ các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu nhất. 60. Địa tô tư bản chủ nghĩa là thu nhập dựa trên quyền kinh doanh của đất đai. 61. Địa tô chênh lệch là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất và giá trị của nông sản phẩm 62. Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng Sai. Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng 63. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài Đúng. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài 64. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận bình quân Sai. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận độc quyền 65. CNTB độc quyền nhà nước là sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước Sai vì CNTBDQ là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành 1 thiết chế và ức chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích cuart các tổ chức độc quyền