Nhận Định Đúng Sai Luật Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước - Có Đáp Án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nghiên Di, 15 Tháng năm 2024.

  1. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101

    Các nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Chỉ có Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước mới quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.


    2. Chỉ có Hiến pháp 2013 là nguồn của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    3. Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là 1 loại trách nhiệm pháp lý đặc thù.

    4. Chỉ có cán bộ, công chức khi thi hành công vụ gây thiệt hại thì mới phải bồi thường.

    5. Chỉ có cán cán bộ, công chức cấp xã trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại thì mới phải bồi thường.

    6. Người không nằm trong biên chế thì không được xác định là người thi hành công vụ khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.


    Bài làm:

    1. Nhận định này là Sai .

    Trách nhiệm bồi thường của nhà nước không chỉ được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước mà còn được quy định trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính..

    2. Nhận định này là Sai .

    Nguồn của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính..

    3. Nhận định này là Đúng .

    Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là 1 loại trách nhiệm pháp lý đặc thù bởi vì:

    - Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ phát sinh từ thiệt hại gây ra bởi hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ khi thi hành công vụ.

    - Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường luôn là nhà nước.

    - Khách thể của quan hệ trách nhiệm bồi thường của nhà nước là khách thể "kép". Tức là nhà nước vừa phải bồi thường vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại, vừa phải gánh chịu những thiệt hại về danh dự, uy tín vì đã làm mất lòng tin của người dân vào hiệu quả hoạt động của nhà nước nước.

    4. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án."


    Như vậy, nếu người thi hành công vụ là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án mà gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ thì vẫn phải bồi thường.

    5. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án."


    Cán bộ, công chúc cấp xã được coi là cán bộ, công chức và cũng thuộc đối tượng người thi hành công vụ.

    Như vậy, nếu cán bộ, công chức cấp xã gây thiệt hại khi thi hành công vụ thì vẫn phải bồi thường.

    6. Nhận định này là Sai.


    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án."

    Như vậy, nếu người không nằm trong biên chế nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án thì được xác định là người thi hành công vụ khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
     
  2. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chỉ có thể là cá nhân.

    2. Người nào trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì người đó có nghĩa vụ bồi thường.

    3. Chỉ cần có thiệt hại (cá nhân) thì Nhà nước phải bồi thường.

    4. Nhà nước thiết lập cơ quan chuyên trách để giải quyết việc bồi thường do người thi hành công vụ gây ra.

    5. Trách nhiệm bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường là một.

    6. Cha mẹ của người bị oan sai thì đương nhiên được bồi thường về mặt tinh thần.

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.

    Trả lời:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: "Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này."

    Như vậy, người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cũng có thể là tổ chức.

    2. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: "Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước."

    Như vậy, khi người thi hành công vụ gây thiệt hại thì nhà nước là chủ thể có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

    3. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: "Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

    a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này; b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này; c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại."

    Như vậy, Nhà nước phải bồi thường khi có đủ các căn cứ quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 như "Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại."

    4. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 7 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: "Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đại diện Nhà nước tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn."

    Như vậy, Nhà nước không thiết lập cơ quan chuyên trách để giải quyết việc bồi thường do người thi hành công vụ gây ra mà chỉ để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đại diện Nhà nước giải quyết.

    5. Nhận định này làSai.

    Căn cứ pháp lý: Khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017: "Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng."

    Trách nhiệm giải quyết bồi thường của nhà nước là của nhà nước, còn cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.

    Như vậy, Trách nhiệm bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường là không phải là một.

    6. Nhận định này Sai.

    Vì theo Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 chỉ quy định về việc bồi thường về mặt tinh thần cho người bị oan sai, còn người thân thích như cha mẹ thì không được đương nhiên bồi thường.
     
  3. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Cứ có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và yêu cầu bồi thường thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường.

    2. Chỉ cần tồn tại hành vi trái pháp luật là căn cứ duy nhất để xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

    3. Thiệt hại về tinh thần không thuộc phạm vi bồi thường của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    4. Khi người thi hành công vụ gây thiệt hại có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thì phải bồi thường.

    5. Ông A bị khởi tố bắt giam về hành vi của tội kinh doanh trái phép cuối năm 2017. Đến tháng 3/2018, A được trả tự do do tội này không còn trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Ông A khởi kiện yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp này, ông A có được bồi thường không? Tại sao?

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo


    Trả lời:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

    a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;

    c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại."



    Như vậy, phải đáp ứng thêm điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì nhà nước mới có trách nhiệm bồi thường.

    2. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:

    a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;

    b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;

    c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự."

    Như vậy, phải đáp ứng thêm điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì mới có thể xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

    3. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017

    Như vậy, thiệt hại về tinh thần thuộc phạm vi bồi thường của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    4. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

    a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;

    c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại."



    Như vậy, phải đáp ứng thêm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì nhà nước mới có trách nhiệm bồi thường.

    5. Nhận định này là Sai .

    Căn cứ pháp lý: Điểm d khoản 2 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử."

    Như vậy, vì tội của ông A không còn trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nên tình huống này thuộc trường hợp Nhà nước không bồi thường. Vì vậy, ông A không được bồi thường.
     
  4. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ bao gồm thiệt hại về mặt tài sản và thiệt hại do thu nhập bị giảm sút.

    2. Thiệt hại do sức khỏe bị giảm sút chỉ bao gồm thiệt hại do mất khả năng lao động.

    3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm chỉ bao gồm tiền mai táng phí và tiền cấp dưỡng.

    4. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 5 năm theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    5. Trong mọi trường hợp, hết thời hiệu yêu cầu bồi thưởng thì không có quyền yêu cầu bồi thường nữa.

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.

    Trả lời:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ bao gồm thiệt hại về mặt tài sản và thiệt hại do thu nhập bị giảm sút.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này."

    Như vậy, Thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước còn có thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại về tinh thần.

    2. Thiệt hại do sức khỏe bị giảm sút chỉ bao gồm thiệt hại do mất khả năng lao động.

    Nhận định Sai.

    Căn cứ pháp lý: Điều 9 Nghị định 68/2018/NĐ-CP

    Như vậy, thiệt hại do sức khỏe bị giảm sút còn bao gồm thiệt hại do suy giảm khả năng lao động

    3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm chỉ bao gồm tiền mai táng phí và tiền cấp dưỡng.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Điều 25 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.

    Như vậy, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh; chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết.

    4. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 5 năm theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự."

    Như vậy, thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường

    5. Trong mọi trường hợp, hết thời hiệu yêu cầu bồi thưởng thì không có quyền yêu cầu bồi thường nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng năm 2024
  5. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Khi có các căn cứ tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 thì nhà nước phải bồi thường cho thiệt hại phát sinh trong tất cả các lĩnh vực.

    2. Trong mọi trường hợp, thân nhân của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra không được yêu cầu bồi thường.

    3. Ông A và ông B bị khởi tố bắt giam về hành vi cướp tài sản năm 1983. Năm 1985, A và B được trả tự do. Tháng 3/2022, ông A nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi nhân phẩm cho ông. Cơ quan từ chối thụ lý hồ sơ với lý do đã hết thời hiệu.

    4. Khi giải quyết yêu cầu bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thì bắt buộc phải tiến hành thương lượng.

    5. Mức tiền bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra chỉ được xác định sau khi mở phiên tòa xét xử.

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.

    Trả lời


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Khi có các căn cứ tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 thì nhà nước phải bồi thường cho thiệt hại phát sinh trong tất cả các lĩnh vực.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.

    Như vậy, nếu có các căn cứ tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 như rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước thì nhà nước không phải bồi thường.

    2. Trong mọi trường hợp, thân nhân của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra không được yêu cầu bồi thường.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này."

    Như vậy, chỉ có cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra mới là đối tượng được bồi thường.

    3. Ông A và ông B bị khởi tố bắt giam về hành vi cướp tài sản năm 1983. Năm 1985, A và B được trả tự do. Tháng 3/2022, ông A nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi nhân phẩm cho ông. Cơ quan từ chối thụ lý hồ sơ với lý do đã hết thời hiệu.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự."

    Như vậy, trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự của ông A không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thưởng. Vì vậy, cơ quan từ chối thụ lý hồ sơ với lý do đã hết thời hiệu là sai.

    4. Khi giải quyết yêu cầu bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thì bắt buộc phải tiến hành thương lượng.

    Nhận định Đúng .

    Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày."

    Như vậy, khi giải quyết yêu cầu bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thì bắt buộc phải tiến hành thương lượng.

    5. Mức tiền bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra chỉ được xác định sau khi mở phiên tòa xét xử.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Điểm b khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.

    Khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng."

    Như vậy, mức tiền bồi thường có thể được xác định sau khi người giải quyết bồi thường thương lượng thành về mức bồi thường.
     
  6. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?

    1. Người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ muốn được bồi thường thì phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp đơn.

    2. Cứ 1 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý không đúng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định bằng 0.5 ngày lương theo mức lương cơ sở.

    3. Ông A bị khởi tố bắt giam năm 2018 tại Đà Nẵng. Tháng 1/2019, ông A được trả tự do. Tháng 2/2023, ông A nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bồi thường nhưng bị từ chối với lý do đã hết thời hiệu.

    4. Khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, mang hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thì cơ quan nhà nước phải thụ lý giải quyết.

    5. Nếu người bị thiệt hại được nhà nước chi trả bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra mà từ nhận khoản tiền này thì khoản tiền này sẽ được sung vào công quỹ.

    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.

    Trả lời


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ muốn được bồi thường thì phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp đơn.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.

    Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường."


    Như vậy, người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ muốn được bồi thường không cần phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp đơn mà có thểgửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường hoặc nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở.

    2. Cứ 1 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý không đúng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định bằng 0.5 ngày lương theo mức lương cơ sở.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc."

    Như vậy, 01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định là 02 ngày lương cơ sở.

    3. Ông A bị khởi tố bắt giam năm 2018 tại Đà Nẵng. Tháng 1/2019, ông A được trả tự do. Tháng 2/2023, ông A nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bồi thường nhưng bị từ chối với lý do đã hết thời hiệu.

    Nhận định Sai.

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự."

    Khoản 3 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người yêu cầu bồi thường không thể khởi kiện đúng thời hạn thì khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."

    Khoản 4 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều này."

    Như vậy, vì năm 2019 là năm bùng phát dịch Covid-19 nên đây được xem là trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, để không tính vào thời hiệu bồi thường, ông A có nghĩa vụ chứng minh đó là trường hợp bất khả kháng.

    4. Khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, mang hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thì cơ quan nhà nước phải thụ lý giải quyết.

    Nhận định Sai.

    Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.

    Như vậy, nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ.

    5. Nếu người bị thiệt hại được nhà nước chi trả bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra mà từ chối nhận khoản tiền này thì khoản tiền này sẽ được sung vào công quỹ.

    Nhận định Sai .

    Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017: "Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 5 Điều này mà người yêu cầu bồi thường không nhận tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại làm thủ tục sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này."

    Như vậy, chỉ khi nào hết thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận được thông báo mà người yêu cầu bồi thường không nhận tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại làm thủ tục sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.
     
  7. Nghiên Di ai muốn rút tiền without đủ 200k thì ib mình nha

    Bài viết:
    101
    Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?

    1. Không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết.

    2. Khi làm hồ sơ đề nghị bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra phải ghi rõ đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường là bao nhiêu.

    3. Cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường theo luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.

    4. Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thưởng của nhà nước chỉ nhằm phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

    5. Không được áp dụng đồng thời luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước và luật khác có quy định về trách nhiệm bồi thường để giải quyết bồi thường.

    Trả lời.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nhận định sai.

    Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 52 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    Như vậy, chỉ trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường.

    2. Nhận định sai.

    Căn cứ pháp lý: Điểm e khoản 3 Điều 41 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    Như vậy, Khi làm hồ sơ đề nghị bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra không cần phải ghi rõ đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường là bao nhiêu.

    3. Nhận định sai.

    Căn cứ pháp lý: Điều 15 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    Như vậy, Cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường không có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.

    4. Nhận định sai.

    Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn bồi thường những thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn hại về tinh thần cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại bởi hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

    5. Nhận định sai.

    Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: "Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.

    Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này."

    Như vậy, có thể áp dụng đồng thời luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước và Bộ luật Dân sự.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...