Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của "Người lái đò sông Đà" Tùy bút "Người lái đò sông đà" là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lí đò trên sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát sâu sắc qua nhan đề và lời đề từ của tác phẩm. I. Nhan đề "Người lái đò sông Đà" trước hết gợi cho người đọc về nhân vật trung tâm của tác phẩm đó là ông lái đò – một người lao động tại vùng sông nước Tây Bắc. Ông lái đò vừa có những vẻ đẹp của một người lao động bình thường, vừa có phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa, người có thể chinh phục và thuần hóa dòng sông Đà vốn rất hung dữ. Qua nhan đề trên, Nguyễn Tuân muốn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động ở vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết quê hương đất nước. Đồng thời, nhan đề cũng nhấn mạnh đến một hình tượng không kém phần quan trọng của tác phẩm là con sông Đà. Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Đà hiện lên đầy hùng vĩ, hung bạo nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình. II. Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời để từ: "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" (Nhà thơ Ba Lan – W. Broniewski) Và: Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu (Nguyễn Quang Bích) [Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông Chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc] Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Bronlewski "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông". Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Đó có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đặt lời đề từ trong quan hệ với bài bút kí của Nguyễn Tuân lại thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị, phải chăng đó chính là tiếng hát của những người dân sống xung quanh dòng sông, những người có gắn bó sâu nặng với dòng sông, là tiếng hát cất lên từ tâm hồn đầy rạo rực của người nghệ sĩ hay đó lại là tiếng của sông Đà, là tiếng nước chảy, tiếng gió trên mặt dòng sông. Trong lời đề từ thứ hai là câu thơ của Nguyễn Quang Bích đã nhấn mạnh vào đặc điểm khác biệt của con sông Đà về địa lí tự nhiên. Câu thơ viết bằng chữ Hán dịch ra có nghĩa "Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có một sông Đà theo hướng Bắc". Việc sử dụng chữ Hán trong thơ ca nhằm mục đích nhấn mạnh ý, và tăng thêm tính trang trọng của thơ văn. Ở đây mục đích cũng như vậy. Tác giả nhấn mạnh vào sự dặc biệt khác thương của dòng sông là chảy ngược. Từ "độc" là một từ đắt giá, thể hiện cá tính đọc đáo và sức mạnh phi thường của con sông. Qua đó, Nguyễn Tuân muốn gợi mở cho người đọc hình ảnh mà chúng ta chưa biết về sông Đà. Đó là một con sông vừa hung bạo nhưng cũng rất đỗi thơ mộng. Câu thơ không chỉ bộc lộ được nét độc đáo của con sông Đà mà còn khắc họa được nét tính cách của Nguyễn Tuân – "ngông" – một con người luôn khao khát tìm tòi và khám phá cái đẹp cái lạ. Lời đề từ chỉ nét đẹp hoang sơ độc đáo, và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con sông. Luôn mạnh mẽ, sức sống chảy qua một vùng núi non hiểm trở. Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong tuỳ bút này và thích hợp với phong cách Nguyễn Tuân – một con người' "sống là một bản gốc và chết đi không để lại bất cứ một bản sao nào", đó là chuyên viết về 'cái đẹp tuyệt mĩ và dữ dội đến mức khủng khiếp ". Con sông Đà ngang ngược là một nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc nhà văn trong thời kì xây dựng kinh tế mới ở miền bắc, sông đà là mảnh đất màu mỡ để tác giả bộc lộ sở trường của mình. Người ta nói nguyễn tuân tìm đến sông Đà như một sự tất yếu phải xảy ra. Lời đề từ" Người lái đò sông Đà"hoàn toàn thích hợp để được sử dụng trong tuỳ bút này, đây cũng là một yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lời đề từ gợi trí tò mò của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên.