Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi nắng2601, 25 Tháng năm 2022.

  1. nắng2601

    Bài viết:
    12
    Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9

    [​IMG]

    1. Đồng chí (Chính Hữu)

    - Ý nghĩa nhan đề Đồng chí, trước hết chính là bởi đây là tên gọi của một tình cảm mới, xuất hiện và trở nên phổ biến trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

    - Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu – Ý nghĩa nhan đề Đồng chí đã gợi mở về chủ đề của bài thơ. Tác phẩm viết về tình cảm đồng chí đồng đội của những người nông dân ra lính. Với họ tình cảm đồng chí là một tình cảm mới mẻ nhưng cũng vô cùng gắn bó.

    - Xuyên suốt tác phẩm là tình cảm mà những người lính cụ Hồ đã dành cho nhau. Họ gọi đó là tình đồng chí đồng đội. Ý nghĩa nhan đề đồng chí cũng vì thế mà trở nên sâu sắc hơn. Trong toàn tác phẩm, Chính Hữu đã tập trung làm nổi bật lên tình cảm đặc biệt này.

    - Tác phẩm này có một nhan đề ngắn gọn, cô đọng và súc tích. Đồng chí – đây cũng là điểm nhấn về tình cảm đồng chí đồng đội. Chỉ với nhan đề ngắn gọn này nhưng cũng đủ gợi mở chủ đề, ý nghĩa của toàn toàn phẩm.


    [​IMG]

    Đồng chí - Chính Hữu

    2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

    - Nhan đề bài thơ khá dài, ta tưởng chừng như có chỗ thừa. Nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ, độc đáo của nó. Nhan đề của bài thơ làm nối bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính.

    - Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực của nhà thơ về đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời, nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ "bài thơ" cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy.

    - Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, bất khuất, trẻ trung, vượt trên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.

    3. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

    – Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác khau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) ; Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính) ; Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu).. Trong bài thơ này, ý nguyễn của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng là một mùa xuân nho nhỏ – với khát khao được đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước.

    – Nhan đề của bài thơ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải: "Mùa xuân nho nhỏ" là một cách nói hình tượng. Mùa xuân là cái trừu tượng, không hình hài cụ thể được diễn đạt một cách thực tế gắn với tính từ nho nhỏ, một từ láy có tính gợi tình.

    – Nhan đề bài thơ thể hiện chủ đề tác phẩm, ước nguyện làm một mùa xuân, sống đẹp, làm mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước.

    – Nhan đề đó đắc biệt ở chỗ: Mùa xuân là một khái niệm trừu tượng, chỉ mùa xuân nhưng lại được đặt cạnh nho nhỏ là một tính từ, nên mùa xuân trở nên hiện hữu, có hình khối. Tên bài thơ gợi hấp dẫn.

    – Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

    – Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân của đất nước của cuộc đời.

    – Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

    4. Làng (Kim Lân)

    - Tác giả Kim Lân đã đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" bởi trước hết truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tình cảm với quê hương, với đất nước.

    - "Làng" ở đây cũng chính là làng Chợ Dầu mà ông Hai - nhân vật chính trong tác phẩm yêu như máu thịt của mình. Nơi ấy đối với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ, ý nghĩa hơn là tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

    - Nhan đề của tác phẩm đã thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của nông dân. Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng và ý nghĩa như vậy nên nhan đề "Làng" của Kim Lân đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

    - Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân – làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.

    - Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.


    [​IMG]

    Làng (Kim Lân)

    5. Ánh Trăng (Nguyễn Duy)

    - Nguyễn Duy đặt cho bài thơ của mình nhan đề "Ánh trăng" ấn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, ánh trăng là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. Trăng trong thơ ca đã không còn là một hình ảnh mới mẻ. Từ xưa cho đến nay, trăng xuất hiện nhiều trong các thi phẩm và mang một dụng ý nghệ thuật khác nhau mà các nhà thơ thể hiện.

    - Còn trong bài thơ này, ánh trăng, đầu tiên mang ý nghĩa tả thực, đó là trăng của thiên nhiên. Sau đó, nó còn mang ý nghĩa biểu tượng. Ánh trăng ở đây đã trở thành người bạn tri kỷ của những người chiến sĩ trong những năm chiến tranh. Đồng thời qua hình ảnh này, Nguyễn Duy cũng muốn nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Hay đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

    - Bài thơ nêu lên vấn đề của mọi người, mọi thời, đó là lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ tình cảm đối với quá khứ gian lao, với thiên nhiên đất nước bình dị, hiện hậu đối với người đã khuất và đối với chính mình.


    6. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm )

    - "Khúc hát ru' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

    - Nhà thơ lấy hình ảnh" những em bé "mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

    - Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: Bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.


    [​IMG]

    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm )

    7. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

    -" Những ngôi sao xa xôi "là hình ảnh ẩn dụ về ba cô thanh niên xung phong (Nho, chị Thao, Phương Định) trong tổ Trinh sát mặt đường, trên một cao điểm ác liệt thuộc tuyến đường Trường Sơn,

    - Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp và sức tỏa sáng kì diệu. Đó là thứ ánh sáng lấp lánh, thoắt ẩn thoắt hiện xa xôi, mà lại có sức mê hoặc lòng người. Các chị quả thật xứng đáng là những ngôi sao sáng lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn. Tuy xa xôi mà gần gũi trong lòng yêu thương cảm phục của mọi người, mọi thời đại.

    -" Những ngôi sao xa xôi "là một nhan đề lãng mạn, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện: Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là vẻ đẹp trong tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ.

    8. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

    - Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.

    - Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

    - Với bé Thu" chiếc lược ngà "là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.

    - Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.

    - Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.


    [​IMG]

    Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

    9. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn" Bến quê "

    - Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là" Bến quê ". Bởi vì, đây là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Nó vừa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc lại vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các hình ảnh trong truyện làm nổi bật chủ đề.

    -" Bến quê "là những gì gần gũi, thân thương nhất với Nhĩ. Đó là những cành hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa màu tím thẫm; là cái bờ đất lở dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày; là cái bãi bồi màu mỡ, tươi tốt nằm phơi mình bên kia sông Hồng; là người vợ hiền thục, đảm đang, ân nghĩa, thủy chung sẵn sàng chịu đựng, hy sinh, dành tất cả tình cảm yêu thương, chăm chút cho anh trong những ngày tháng cuối đời; là bầy trẻ với những ngón tay" chua lòm mùi nước dưa "; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày.. Tất cả là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phác, cổ sơ nhất của mảnh đất quê hương xứ sở- nơi đã sinh thành ra anh và sẽ đón nhận anh về khi anh nhắm mắt xuôi tay. Đó còn là mái ấm gia đình- điểm tựa để anh cất cánh bay cao đồng thời cũng là nơi nương tựa vững chắc, bình yên của anh trong những ngày tháng cuối đời. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người.

    - Nhan đề" Bến quê "có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc được cô đúc qua nhan đề của tác phẩm.

    10. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn" Lặng lẽ Sa pa "

    - Tác giả đặt tên truyện là" Lặng lẽ Sa pa "vì Sa pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng- nơi nghỉ mát nổi tiếng, lí tưởng. Thế nhưng, bên trong cái vỏ yên tĩnh, lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc, đối với đất nước.

    - Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn, chăm chú rình xem cách con ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào, để rồi nghĩ ra cách thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, lai tạo và cho ra giống su hào to hơn, ngọt hơn, tốt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc. Đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy, họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước.

    - Nhan đề" Lặng lẽ Sa pa"đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: Ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa pa.


    [​IMG]

    Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...