Nam Cao được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này. Vì sao lại như thế, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 1. Tiểu sử (1917-1951) Tên khai sinh là Trần Hữu Trí, lấy bút danh là Nam Cao (ghép hai chữu đầu của tên huyện và tổng) Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Gia đình: Trung nông đông con Bắt đầu viết văn năm 1936 2. Con người Vụng về, ít nói, lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm thì sôi sục, căng thẳng Giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp lực và khinh miệt trong xã hội Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại 3. Quan điểm nghệ thuật "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia từ những kiếp lầm than" - Giăng Sáng "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng.. Nó làm cho người gần người" - Đời thừa "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo những kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" - Đời thừa "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện" - Đời thừa 4. Nam Cao và trào lưu hiện thực phê phán Xuất hiện muộn nhất nhưng lại chính là lá cờ tiên phong của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Tấm lòng trắc ẩn của Nam Cao được thể hiện kín đáo, trầm lắng, nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc. Tư tưởng trong sáng tác nghệ thuật ấy là nỗi băn khoăn đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do hoàn cảnh đói nghèo Ở đề tài người tri thức nghèo: Nhà văn đi tìm nhân cách cao đẹp đích thực thiêng liêng của con người Ở đề tài người nông dân: Nhà văn băn khoăn về nhân cách của họ, bản chất lương thiện đang bị hủy hoại bởi cái đói, cái nghèo của cuộc sống Như vậy, bức tranh xã hội mà Nam Cao dựng lên tuy không thật lớn lao, đồ sộ nhưng rất mực chân thật và sâu sắc. Bằng ngòi bút sắc xảo của mình, Nam Cao qua những câu chuyện bình thường đã vạch ra cái sự cùng cực cay đắng về cuộc sống nghèo đói, cực khổ, đau xót của những con người bị dồn đẩy đến "bước đường cùng", bị tàn phá cả về thể xác lẫn linh hồn, đã đặt ra một cách khẩn thiết vấn đề quyền sống và sự phát triển của con người trong một xã hội vô cùng ngột ngạt