I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Về tác giả: - Nguyễn Du (1765- 1820) là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. 2. Về văn bản: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biển và lưu lạc. Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện một âm mưu mới. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, bơ vơ của Thuý Kiều - Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích tuy đẹp nhưng lại là nơi giam cầm, khóa kín tuổi xuân của Thuý Kiều. - Thuý Kiều nhìn thấy dãy núi và mảnh trăng như đang cùng ở chung trong một vòm trời, chung trong cùng tâm trạng. - Cái bát ngát, bao la của cảnh vật càng làm nổi bật lên hình ảnh một ngôi lầu trơ trọi giữa mênh mông quạnh vắng. Ngôi lầu ấy cũng đang giam cầm một con người trơ trọi, bơ vơ. - Những hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ này như non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng.. có thể là cảnh thực mà cũng có thể là những hình ảnh ước lệ, là những cảnh mà Nguyễn Du dùng để ngụ tình, để miêu tả tâm trạng Thuý Kiều. - Trong tình cảnh ấy, Thuý Kiều cảm thấy phận mình bẽ bàng, tủi hổ, có do, lẻ bóng, bơ vơ nơi góc bể chân trời, không kể tri âm, không người tri kỉ. 2. Tám câu tiếp: Nỗi nhớ thương của Thuý Kiều A. Bốn câu đầu: Nhớ Kim Trọng - Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng trước là phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện sự tinh tế của tác giả, bởi Kiều luôn mang trong lòng nỗi mặc cảm là mình đã phụ tình chàng Kim. Vả lại, Thuý Kiều xa Kim Trọng đã lâu ngày, tấm trăng gần trước mặt càng gợi lại trong tâm trí cảnh dưới nguyệt chén đồng. - Thuý Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang hướng về mình, cũng ngày đêm mong ngóng, chờ đợi tin tức của nàng. - Về phần mình, dù đang bơ vơ nơi chân trời góc bể nhưng Kiều nghĩ sẽ không có gì làm phai mờ được tấm lòng chung thuỷ mà nàng dành cho Kim Trọng. - Câu thơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai còn gợi cho người đọc nét nghĩa khác: Kiều thấy tâm hồn trong trắng của mình giờ đây đã bị vùi dập, bị hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa, mới tẩy sạch được. b. Bốn câu tiếp: Nhớ cha mẹ - Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều ngập tràn thương xót. Nàng xót cho cha mẹ già sớm chiều tựa cửa ngóng tin con. Nàng lo lắng nơi quê nhà không ai thay mình phụng dưỡng cha mẹ. - Nguyễn Du đã dùng thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, những điển cố, điển tích sân lai, gốc tủ để diễn tả tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều. Từ khi xa nhà đến nay, có lẽ mưa nắng đã làm cảnh nhà đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm chỉ cha mẹ nàng đã già yếu lắm rồi. Đây cũng là thời gian và không gian tâm lí. 3. Tám câu cuối: Nỗi buồn của Thuý Kiều A. Hai câu đầu: - Trời đã về chiều, thời điểm gợi buồn, gợi nhớ nhất cho lòng kẻ xa quê. - Không gian ở đây là của bể xa lạ. - Đại từ phiếm định ai và những từ láy thấp thoáng, xa xa vừa gợi tả cảnh vật, vừa thể hiện tâm trạng của nàng Kiều. b. Hai câu tiếp: Nhìn những cánh hoa đang trôi lênh đênh mà Kiều nghĩ đến thân phận mình: Vừa trải qua một cơn gia biến kinh hoàng, phải rời khỏi tổ ấm gia đình, bị dập vùi như những cánh hoa trong ngọn nước mới sa, giờ đây lại đang bị dòng đời dua đây, cuốn trôi và không biết sẽ nổi chìm, tan tác đến bao giờ. c. Hai câu tiếp: - Thuy Kiều nhìn thấy nội cỏ trải ra một màu xanh đơn điệu, rầu rầu một vẻ úa tàn, buồn thảm. Nội cỏ ấy dài xa đến tận chân mây đang sà xuống mặt đất mịt mùng, tưởng như không nhìn thấy đường chân trời, khiến Kiều càng cảm thấy cô đơn, nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng giữa trời đất mênh mông. Nhìn cảnh mà Kiều chợt chạnh lòng khi nghĩ đến cuộc sống vô vị, tẻ nhạt của nàng ở cái nơi vắng vẻ này không biết đến bao giờ mới kết thúc. d. Hai câu cuối: - Một cơn gió cuốn trên mặt duềnh làm cho tiếng sóng ầm ầm nổi lên: Như đang vây chụp Thuý Kiều. - Tiếng sóng ấy là lời tiên tri, dự báo của thiên nhiên về những tai họa khủng khiếp sắp ập xuống cuộc đời nàng. - Tiếng sóng ấy còn như là tiếng lòng của chính Thuý Kiều: Hoảng loạn, lo âu, sợ hãi khi nghĩ tới con đường đời chông gai trước mặt với dự cảm về những điều chẳng lành. c. Nghệ thuật: - Cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của Thuý Kiều: Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Cảnh vật ấy đã thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Thuý Kiều: Cô đơn, buồn tha hương, thân phận lênh đênh vô định và có cả sự bàng hoàng, lo sợ. - Nghệ thuật tăng tiến, từ láy biểu cảm, phép trùng điệp.. đã tạo cho đoạn thơ âm hưởng trầm buồn. III. Kết luận 1. Về nội dung Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều 2. Về nghệ thuật Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cánh ngụ tình.