Đề 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Câu 1: Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 4: Từ "xuân" trong hai câu thơ "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5: Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của tác giả Nguyễn Du. Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Với sự từng trải, vốn sống phong phú nên trong các bài thơ do ông sáng tác đều thể hiện được hồn thơ, cái nhìn đầy cảm thông, thấu hiểu sâu sắc đối với số phận, cảnh đời bất hạnh. Ông nổi tiếng với thơ chữ Hán và chữ Nôm, được nhiều người biết đến với phong cách viết thơ giàu tình cảm, tư tưởng nhân đạo. Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Cảnh cô đơn của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thông qua thiên nhiên, cảnh vật tác giả nói lên tâm trạng đầy cô đơn, xót xa và buồn tủi của Thúy Kiều. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Miêu tả và biểu cảm. Câu 4: Từ "xuân" trong hai câu thơ "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung" được dùng theo nghĩa chuyển. Câu 5: Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên: Tả cảnh ngụ tình. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp theo bên dưới..
Đề 2 Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Câu 1: Đoạn thơ trên diễn tả tình cảm của ai với ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ Câu 2: Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là từ Hán Việt hay Thuần Việt? Nêu ý nghĩa. Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ "tưởng" và "xót" trong đoạn thơ trên. Câu 4: Cụm từ "tấm son" có nghĩa gì? Câu 5: Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? Câu 6: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Đoạn thơ trên diễn tả tình cảm của Thúy Kiều với Kim Trọng Nội dung chính: Nói về nỗi nhớ thương khôn nguôi, da diết về cha mẹ, người yêu Kim Trọng khi nàng Thúy Kiều bị giam lỏng bơ vơ, cô đơn, lẻ lôi, cô quạnh ở lầu Ngưng Bích. Câu 2: Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là từ Hán Việt. Ý nghĩa: Thúy Kiều nhớ đến lời hẹn thề với Kim Trọng khi cả hai dùng chén rượu dưới ánh trăng đầy thơ mộng và lãng mạn. Câu 3: Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ "tưởng" và "xót" trong đoạn thơ trên. Tưởng: Là tâm trạng nhớ thương khắc khoải về Kim Trọng. Đó là nỗi nhớ mối tình với Kim Trọng luôn hiện về trong tâm trí của nàng Kiều. Xót: Thể hiện sự đau thương trước thực tại phũ phàng. Xót cho thân phận hồng nhan bạc mệnh, đau đớn cho số phận bẽ bàng. Từ: "Xót" thể hiện nỗi bất lực, đau đớn tột cùng của Thúy Kiều. Câu 4: Cụm từ "tấm son" có nghĩa là tấm lòng son sắt, thủy chung, một lòng một dạ với Kim Trọng. "Tấm son" trong đoạn thơ còn có nghĩa là sự tủi nhục, xót xa khi tấm son của nàng bị vùi dập không thương tiếc. Câu 5: Hai điển cố trong đoạn thơ trên là "Sân Lai", "gốc tử" Hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố: Thể hiện, bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, thương yêu của Thúy Kiều dành cho cha mẹ. Giọng thơ trang nghiêm, ngợi ca tinh thần, tình cảm của nàng Kiều dù trong hoàn cảnh éo le, phũ phàng vẫn luôn nghĩ về gia đình. Câu 6: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên: "Quạt nồng ấp lạnh" thể hiện nỗi đau đớn khôn nguôi, tột cùng khi nàng lo lắng, nghĩ ngợi về cha mẹ nơi quê nhà không biết như thế nào, có được chăm lo tốt hay không. Từ đó ta thấy được tấm lòng, tình yêu thương của Thúy Kiều dành cho gia đình.