Đề: Cảm nhận về 6 câu thơ đầu Kiều ở lầu Ngưng Bích, Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thiên Hoàn, 14 Tháng ba 2023.

  1. Nguyễn Thiên Hoàn

    Bài viết:
    4
    Đề: Cảm nhận về 6 câu thơ đầu "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

    Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với kiệt tác "Truyện Kiều". Tác phẩm là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca. Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đã đạt đến độ tinh tế. Đọc tác phẩm, ta ấn tượng nhất với đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Đặc biệt là 6 câu thơ đầu đã thể hiện hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp, tâm trạng buồn tủi của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

    Đoạn trích thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc. Ngày từ câu thơ mở đầu "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân" đã cho thấy hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của Thúy Kiều. Khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn, Tú Bà vờ hẹn chờ Kiều bình phục rồi gả chồng cho nàng ở một nơi tử tế, nhưng thực chất là đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới. Hai chữ "khóa xuân" cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Thúy Kiều. Đã biết bao nhiêu đêm nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy.

    Sáu câu thơ đầu, tác giả nói lên hoàn cảnh sống và nỗi niềm cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều. Ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về việc Kiều đang bị giam lỏng. Vậy là tuổi thanh xuân của nàng Kiều bị giam hãm, khóa kín trong cấm cung và không được giao tiếp với bên ngoài. Vì thế, lầu Ngưng Bích như là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, Lầu Ngưng Bích cũng là nơi dừng chân dầu tiên trong hành trình 15 lưu lạc của cuộc đời mình. Câu thơ cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng. Những câu thơ tiếp theo, tái hiện quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn, mênh mông được nhìn dưới con mắt đầy tâm trạng của Kiều:

    Cảnh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, vắng lặng đã tô đậm vẻ cô đơn bẽ bàng của Kiều. Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa không chỉ thấy những dãy núi mờ xa, mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh:

    "Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung"

    Cảnh đẹp (có núi non, có trăng sao) nhưng thật buồn vì nơi ấy Kiều trơ trọi giữa không gian, thời gian: Xung quanh nàng là mênh mông, hoang vắng "cảnh non xa, trắng gần" có thể là cảnh thực, mà cũng có thể là hình ảnh mang tính chất ước lệ để gợi sự mênh mông giợn ngợp của không gian, cảnh "non xa, trăng gần" như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, mênh mông trời nước, qua đó diễn tả nỗi cô đơn của Kiều. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa thì thấy những dãy núi mờ xa, những cát vàng, những dặm đường xa cuốn bụi hồng.

    "Bốn bể bát ngát xa trông

    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng giọng kia"

    Câu thơ 6 chữ (bốn bể bát ngát xa trông) chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian. Còn có câu thơ 8 chữ (cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia) có hai vế đối xứng mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm thân phận cô đơn của Thúy Kiều đang bị giam lỏng ở lầu cao trơ trọi, cái lầu cao ấy giam một thân phận trơ Trọi không có sự giao lưu giữa người với người. Đến đây ta lại bắt gặp hai hình ảnh "cát vàng, bụi hồng" vừa có thể là tả thực, và cũng có thể là hình ảnh mang tính chất ước lệ, gợi sự mênh mông, giợn ngợp của không gian. Qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều ngày lại qua ngày Kiều chỉ "bẽ bàng mây sớm đèn khuya" cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín, thời gian cũng như không gian giam hãm con người. "Sớm và khuya" ngày và đêm ở một mình nơi đất khách quê người nàng chỉ biết làm bạn với "mây sớm đèn khuya" nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt. Đối diện với "mây" và "đèn" Kiều càng thấm thía, bẽ bàng cho thân phận của mình, nàng xấu hổ, tủi thẹn với mây và đèn cảnh ấy, tình ấy làm lòng Kiều tan nát. "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" cảnh buồn, tình buồn hòa nhập vào nhau thành nỗi buồn chất ngất trong lòng Kiều. Cảnh gắn với lòng người, tình cảnh hòa quyện. Nét đặc sắc ở đây là tả cảnh làm nền để bộc lộ nội tâm nhân vật. Cảnh buồn làm người buồn, người buồn nhìn cũng thấy buồn đúng như Nguyễn Du đã viết Trong một đoạn khác của Truyện Kiều:

    "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

    Như vậy với việc sử dụng từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm lớn ngòi cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ đã cho thấy cảnh ngộ cô đơn, đáng thương và tâm trạng buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Đây là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của "Truyện Kiều" Nguyễn Du đã tả cảnh để bộc lộ tâm nhân vật.
     
    LỤC TIỂU HỒNG, LieuDuongTiên Nhi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...