Khổ Qua Truyện: Trưởng thành trong giông bão (Quyển 2) Tác giả: Dạ Táng Thể loại: Tâm linh ; tu đạo ; tu chân ; tiên hiệp ; phiêu lưu ; hài hước ; trinh thám ; kinh dị ; bùa chú Tình trạng: HOÀN - Quyển 2 Giới thiệu: Mục lục Bấm để xem Chương 1 Qua 1 năm nhập môn, 6 sư huynh đệ đã cứng cáp hơn rất nhiều thông qua các cuộc rèn luyện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Chỉ riêng Khổ Qua là gặp vấn đề rất lớn về việc thiền, cậu chẳng thể nào thiền quá 30 phút, bác 2 thấy cậu khó khăn liền gọi Khổ Qua vào phòng để nói chuyện riêng. Khổ Qua mặt đầy u sầu nói với bác 2: - Dạ, con ngồi thiền mà chẳng thể định nổi. Ngồi mà cả người run rẩy, trong đầu hết chuyện này, rồi ý khác cứ hiện lên. Bác 2 nghe vấn đề của Khổ Qua thì không trách, liền nói với cậu: - Chuyện con gặp thì ai bắt đầu hành thiền đều sẽ gặp, có người tinh tấn sớm vượt qua, có người chứng được thiền, lại có người phát được giới định và tuệ. Sáng ngày mai, con đi với ta tới núi Niết Bàn? - Dạ, núi Niết Bàn là ở đâu vậy bác 2? Bác 2 không nói gì thêm mà cho Khổ Qua lui về sau, không quên dặn rằng đúng 3 giờ sáng mai sẽ đi. Khổ Qua nghe thì hơi lo lắng, vì bình thường vốn dĩ bác 2 ít đi ra ngoài giờ đó. Khổ Qua buổi tối vẫn ra ngoài sau núi gặp ông Cao cùng ông Ngạc để luyện tập pháp của họ truyền cho. Ông Cao ngạc nhiên khi nghe Khổ Qua nói là chuẩn bị đi về núi Niết Bàn cùng bác: - Dạ, bác 2 con bảo đúng 3 giờ sẽ đi. Con thiền không được, tinh tấn không nổi. Bác 2 nói đi tới đó có gì thì không nói. Nghe tới đây, bất giác ông Cao chắp tay hướng về 1 nơi xa xôi rồi đảnh lễ. Ông Cao xoa đầu Khổ Qua rằng: - Núi Niết Bàn thực ra chính là nơi mà các tông sư, tộc trưởng, pháp sĩ trong tông tộc chúng ta sẽ tới khi đã hoàn thành sứ mệnh ở đời. Họ lúc đó sẽ hướng về Phật Pháp, giải thoát. - Hả, ông nói gì? Con không hiểu lắm? - Con còn nhỏ, không hiểu chuyện. Nghe ông dặn, ngày mai phải nhớ đảnh lễ chư vị tỳ khưu ở đó. Muốn nói gì thì phải hỏi ý của bác con. Thôi, hôm nay ta xả hành cho con về nghỉ ngơi, ngủ lấy sức mai đi sớm. - Dạ, con biết rồi. Con xin phép ông Cao, ông Ngạc đi về ạ. - Ừ, đi cẩn thận. Mi chạy lung tung lại thả ra 1 con yêu tinh nữa thì mệt lắm đó. - Hic, ông đừng dọa con chứ. Khổ Qua nhảy chân sáo chạy về phòng chung, bây giờ vẫn còn sớm nên các sư huynh vẫn còn ngồi kham giới. Trong tông tộc thì vào ban đêm, dù là ai cũng sẽ thực hiện 1 nghi lễ gọi là kham giới trước khi đi ngủ. Họ ngồi yên, hai tay bắt đủ 10 ấn đặt trước ngực, miệng không ngừng niệm chú, khi thực hiện xong thì sẽ tới lúc các vị sư huynh cùng thảo luận pháp, giúp đỡ, chỉ ra khuyết điểm của người chưa làm đúng, hoặc làm chưa đúng. Họ ngồi cùng nhau trợ lực, cùng nhau tiến bộ. Anh 2 Thiên thấy Khổ Qua vừa về thì đánh mắt hỏi: - Út đi ra sau núi luyện tập nữa hửm? Siêng năng là tốt, nhưng giữ sức khỏe. Anh 3 Phát cũng tiến tới nựng lấy hai bên má ửng đỏ vì lạnh, lau đi mũi xanh: - Chưa gì đã sổ mũi. Mai anh dẫn lên y viện mà lấy ít thuốc về uống. Đau ốm thế này, sao tu hành nổi hả út. - Dạ, em cảm ơn. Chắc giờ em ngủ trước, mai bác 2 dẫn em đi sớm 3 giờ. Mấy anh cho em cài báo thức, em sợ chuông lớn làm mấy anh giận. 4 Dương đưa cái đồng hồ báo thức hình con gà trống, rồi vặn đúng 3 giờ: - Rồi rồi, cái thằng tính e thẹn như tụi con gái ấy. Có gì cứ nói thẳng, tụi anh chiều mày hết. Thôi, mấy anh em nhỏ tiếng cho nó ngủ sớm. Đúng 3 giờ sáng, tiếng chuông báo thức làm Khổ Qua dù ngái ngủ, trời thì lạnh cuộn trong chăn ấm áp không gì thoát ra nổi. Cơn buồn ngủ lôi kéo, dụ dỗ tinh thần cầu tiến của Khổ Qua chùng xuống cho bằng được. Cậu đưa tay tát mạnh vào mặt thật đau để tỉnh táo lại, rồi đưa tay tắt chuông báo thức. Khổ Qua mặc quần áo, đi đánh răng mà buốt cả miệng lưỡi. Vừa ra tới cửa thì đã thấy bác 2 đứng đợi sẵn, tay bác 2 cầm 1 cái đèn hột vịt, mà lửa trong đó lại sáng tới dị thường. Bác 2 cởi cái khăn quàng cổ bảo cậu quấn vào cho ấm người. Hai bác cháu trong đêm tối đi về phía núi Niết Bàn, đường đi vừa tối vừa lạnh lẽo, chỉ có tiếng bước chân trên sỏi đá lào xạo cùng với tiếng gió rít mùa đông. Khổ Qua thi thoảng lại xoa xoa bàn tay, Bác 2 hỏi Khổ Qua: - Bác nghe chuyện con đi học trên trường rồi. Con là đứa học chậm nhất, viết chữ thì xấu, toán 3 số thì sai lên sai xuống. Chuẩn bị học lên phép nhân, chia nữa đó. Chính bác đã bảo thầy cô dạy con không được thì phạt đòn roi cho nhớ, con có giận họ không? Khổ Qua lắc đầu, vội đưa đôi tay thụt vào trong túi áo mình. Cậu cúi gằm mặt lí nhí: - Dạ, đúng là con học ngu nhất lớp. Thầy cô chỉ phạt thước, con không có giận thầy cô. Con buồn, nếu con học giỏi thì giờ ra về, thầy cô cũng không ở lại kèm thêm 30p cho con. Tại con ra cả.. ảnh hưởng tới thầy cô nghỉ trưa. Bác 2 phì cười, xoa xoa cái đầu tóc tơ mềm mại, ông ngừng lại rồi bảo Khổ Qua leo lên lưng mình, đưa cho cậu cái đèn dầu đặt trong lồng: - Cái thằng nhỏ này, ai dạy con nói thế hửm? Cậu bé sụt sùi cái mũi đang chảy nước, đưa tay quệt ngang, lấm lem cả mặt: - Dạ, hông có ai dạy hết. Con tự biết sức học con kém, bạn bè cũng chẳng ai thèm chơi. Mấy bạn chỉ thích chơi với mấy đứa học giỏi, nhiều bi, nhiều kẹo thôi bác. Bác 2 nghe mà lòng đau xót vì trong quy định của tông tộc thì những đứa trẻ không được giữ quá nhiều tiền, chỉ cho đủ tiền ăn bữa sáng là 2 nghìn đồng ăn gói xôi dăm bông hoặc bát bánh canh gạo thêm nhân tôm. Thành ra chúng chỉ có thể nhịn ăn sáng để mua đồ chơi ở mấy sạp tạp hóa gần trường. Bác 2 hỏi Khổ Qua: - Thế con có thích chơi với mấy bạn không? Hay con chỉ muốn cảm giác được họ quây quanh để trục lợi bản thân? Nghe tới đây, Khổ Qua cảm thấy đúng đúng, tuổi nhỏ dễ dạy là vậy. Hai bác cháu nói cười rôm rả suốt 1 quãng đường đi, tới gần 4 giờ sáng thì 2 bác cháu đã tới được chân núi Niết Bàn. Đây là ngọn núi nằm tách biệt khỏi tông tộc, nhưng đều được bảo vệ nghiêm ngặt. Khi còn ở dưới chân núi thì Khổ Qua đã nghe thấy những âm thanh kỳ lạ, là 1 loại ngôn ngữ mà không cách nào hiểu được, cậu chưa hỏi bác thì đã bị bác đưa thẳng lên núi. Ở trên lưng chừng núi là 1 ngôi chùa Nam Tông đơn sơ, được dựng từ gỗ, đá cùng nguyên vật liệu nhân gian sẵn có. Khổ Qua nhìn vào nơi kia có các vị tỳ khưu đang tụng kinh, tiếng họ tụng cũng không phải là tiếng Việt càng làm Khổ Qua thắc mắc thêm sâu. Khi các tỳ khưu (tỷ kheo) đọc kinh xong thì họ lần lượt rời khỏi điện. Chỉ có duy nhất có 1 vị còn tại, bác 2 dẫn Khổ Qua đi vào bên trong: - Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ n Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. Bác lặp lại 3 lần rồi lạy trước tượng Đức Thế Tôn, Khổ Qua ở sau cũng làm theo. Bác hướng về vị tỳ khưu kia rồi đảnh lễ, vị tỳ khưu mở mắt gật đầu: - Sadhu sadhu sadhu Tới đây, thì Khổ Qua không chịu được mà kéo tay áo của bác 2 rồi hỏi nhỏ: - Bác ơi, nãy giờ con nghe gì chẳng hiểu được? Bác 2 nở nụ cười hiền từ mà giảng giải cho cậu hiểu. Toàn bộ tiếng mà bác dùng nãy giờ đều là tiếng Pali, đây là ngôn ngữ có từ thời Đức Phật dùng. Sadhu có nghĩa là LÀNH THAY. Khi một thiện nam tín nữ làm được 1 điều tốt đẹp, Đức Phật thường dùng từ Sadhu Sadhu – lành thay lành thay. Vị tỷ kheo đứng dậy bước chân trần về phía 2 bác cháu. Bác vẫn cực kỳ cung kính ngài ấy: - Kính dâng hòa thượng hộ tông hòa thượng hộ nhẫn tăng trưởng hệ phái Nam tông. Vị tỷ kheo lại gật đầu, nhìn Khổ Qua khẽ chững lại rồi hỏi: - Hai con trời còn chưa sáng đã tới tìm Sư, về cốc của Sư trước. Ở ngôi chùa nam tông này có từng ngôi nhà được chia thành 2 tầng, mỗi tầng là 1 cốc riêng cho từng vị tỳ khưu tu hành. Bác 2 trình bày lý do tới đây sớm tìm Sư: - Dạ thưa sư. Cháu của con, trực hệ Tiên sơn gặp khó khăn khi hành thiền. Mong Sư chỉ bảo cho ấu tử ạ. Bấm để xem Chương 2 Trong phòng của Sư chỉ có 1 cái giếng, 1 chiếc bàn ghế và tủ đựng đồ cá nhân, phía ngoài cùng là 1 phòng vệ sinh. Sư đi pha trà, đun nước sôi. Trong lúc đun sôi, Sư nhẹ nhàng hỏi Khổ Qua vẫn còn mải mê nhìn từng bộ kinh sách để trên kệ, đưa tay mân mê từng quyển 1, mà chẳng dám mở ra đọc. Bác 2 thấy Khổ Qua không nghe thấy thì khẽ vỗ vào lưng: - Sư hỏi con này, đừng có vô lễ chứ. Học phép tắc, lễ nghĩa quên hết rồi hửm? Khổ Qua sực tỉnh, vội xin lỗi bác rồi quỳ xuống trước mặt Sư: - Dạ, thưa Sư. Con ngồi thiền, người con không định nổi, với lại con hay run rẩy, ngồi gắng lắm mới tới 30 phút là con xả thiền rồi ạ. Sư nghe xong thì mắt vẫn nhắm hờ, ngài ấy đứng dậy đi tìm trên kệ lấy ra 1 cuốn rồi đặt trước mặt Khổ Qua, nhẹ nhàng bảo với cậu: - Đây là bộ luận Visuddhi-magga – Thanh Tịnh Đạo, bộ luận được xem là cuốn cẩm nang về thiền có căn cứ chính xác, và bao quát nhất. Được soạn từ các bản chú giải cổ điển có nguồn gốc từ thời Đức Phật và lần kiết tập kinh điển lần thứ nhất luận sư Phật m (Buddhaghosa). Ta đã dịch từ tiếng Pali sang Việt ngữ để các con đọc hiểu. Khổ Qua run run cầm lấy, đây chính là cuốn mà nãy giờ cậu mân mê, dù không hiểu lý do tại vì sao mà ngay từ đầu thì tâm trí của Khổ Qua đã dồn hết vào đây. Sư nói tiếp: - Ta tin rằng thiền trong kinh Phật bằng tiếng Pali hoàn toàn không có gì khác với thiền mà Đức Phật đã hành và Ngài đã dạy lại cho các hàng đệ tử của mình trong cuộc đời của Ngài. - Dạ con hiểu rồi Sư nhìn Khổ Qua bằng ánh mắt hiền từ, giảng dạy cho cậu hiểu về thiền: - Trước hết chúng ta tự hỏi tại sao Đức Phật lại dạy thiền hay mục đích của thiền là gì? Thiền trong Phật giáo nhằm đạt tới Niết Bàn. Niết Bàn là sự diệt của danh và sắc. Do đó, muốn đạt tới Niết Bàn chúng ta phải tận diệt cả những tâm hành thiện, bắt nguồn từ vô tham, vô sân và vô si, lẫn những tâm hành bất thiện bén rễ trong sân tham si. Vì tất cả những thứ đó đều dẫn tới sanh, bệnh, chết. Nếu chúng ta hủy diệt chúng bằng thánh đạo (a - ri – da – mắc – giá). Chúng ta sẽ chứng đắc Niết Bàn. Nói cách khác, Niết Bàn là sự tự do giải thoát khỏi nỗi khốn, khổ của vòng luân hồi (sân - sá – giá) và là sự diệt tái sanh già đau bệnh và chết. Mọi người đều chịu cái đau của sinh lão bệnh tử này và vì vậy để tự giải thoát khỏi những hình thức của khổ đau. Nên chúng ta phải học cách hành thiền. Khổ Qua nghe mà như mở mang được trí tuệ và tri thức trong đầu mình, đầu cậu sáng tới lạ: - Như thế nào mới đạt tới Niết bàn vậy Sư? - Khổ Qua nhất thời kích động hỏi Sư vẫn yên thế mà giảng tiếp cho cậu: - Thiền gồm có thiền chỉ (Sâm -ma -tha) và thiền quán (quy - bát -sa -ma). Cả 2 đều phải dựa trên giới hạnh của thân và khẩu. Nói cách khác, thiền là sự phát triển và hoàn thiện của bát thánh đạo (A - ri - giá - át - thăng - di - cá - mắc - gá) Bát thánh đạo gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm. - Dạ, vậy Sư giảng cho con về từng chánh đi ạ? Đầu con nghe Sư nói mà sáng dạ ra quá nhiều. Thân con như giảm bớt gánh nặng, giờ con tự tin là hành thiền thêm được thời gian hơn 30 phút nữa ạ. - Con có thời gian, hãy tới đây. Ta sẽ dạy con làm thế nào để tu tập niệm hơi thở đạt tới An Chỉ Định. Khi trời đã dần ửng thì cũng là lúc Sư đi dùng bữa sáng, có 1 vị sadi bước vào đảnh lễ Sư và mời Sư dùng bữa sáng. Bác 2 đứng 1 bên cũng vội kéo Khổ Qua: - Con ham học cũng có mức độ. Tới giờ Sư dùng bữa sáng rồi. Nghe tới dùng bữa sáng, thì bất giác bụng Khổ Qua cũng kêu lên ọt ọt, cậu sượng đỏ mặt, che bụng. Sư nghe thì cười hiền, bảo 2 bác cháu đi xuống nhà bếp bảo cư sĩ và sadi nhận cơm, còn Sư lấy bình bát đi ra ngoài. Khi Khổ Qua nhìn thấy thức ăn mà các vị cư sĩ và sadi đặt vào trong bình bát thì hơi kỳ lạ, có đầy đủ vật thực như thịt, cá, trái cây, cơm, canh, cậu lại hỏi: - Sao thức ăn của Sư lại như người mình ạ. Con nghĩ Sư sẽ ăn chay, chứ ạ. Bác khẽ nhắc cho cậu hiểu. Tỳ khưu được thành tựu do chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại nơi sīmā tụng ñatticatuttha - kammavācāpāḷi: Tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn), nâng đỡ vị giới tử Sadi lên trở thành Bhikkhu (Tỳ khưu) đúng theo luật của Đức Phật. Và giới của tỳ khưu có 4 giới: - Bhikkhupātimokkhasaṃvarasīla: Giới thu thúc trong giới bổn Tỳ khưu 227 điều để giải thoát khổ. - Indriyasaṃvarasīla: Giới thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). - Ājīvaparisuddhisīla: Giới nuôi mạng chân chánh (bằng cách đi khất thực). - Paccayasannissitasīla: Giới nương nhờ 4 thứ vật dụng (y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh) Điều mà Khổ Qua đang hỏi nằm trong giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh. Tỳ khưu giữ gìn giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh do nhờ sự tinh tấn đầy đủ (vīriyasādhana), đi tìm 4 thứ vật dụng theo nhu cầu cần thiết hằng ngày đêm nuôi mạng chân chánh trong sạch thanh tịnh, 4 thứ vật dụng đó là: Y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh và vật thực. Phần vật thực thì hằng ngày vị Tỳ khưu đi khất thực từng nhà để nuôi mạng. Nếu có thí chủ dâng cúng dường vật thực thì được phép thọ nhận vật thực để dùng buổi ngọ (không quá 12 giờ trưa). Nhưng ở ngôi chùa Nam tông này thì các cư sĩ và Sadi sẽ lo liệu về vật thực cho các tỳ khưu dùng hàng ngày nên các Sư không đi khất thực. Khổ Qua lại hiểu thêm về một kiến thức nữa. Khổ Qua sau khi dùng cơm sáng xong thì phải tới lúc cậu phải quay về để đi học. Hai bác cháu vào đảnh lễ Chư tăng rồi mới về. Đi trên đường, Khổ Qua chợt hỏi bác: - Mà sao con thấy chùa ở đây gần với tông tộc mình vậy bác. Chỉ mất có 1 tiếng đi bộ thôi Bác 2 lại tiết lộ ra 1 bí mật: - Năm xưa, đời tổ sư đầu tiên của tông tộc hành pháp, đối mặt với loài rồng ở ngoài biển. Khi đó ngài gặp nạn, trong lúc nguy cấp thì nhờ có 1 vị tỳ khưu cứu mạng. Cho nên Tổ sư đã phát nguyện và đặt ra quy định: Bất kỳ ai đã gia nhập tông tộc, dù là ngoại, nội, chân đệ tử hay các bậc cao lão đắc đạo khi gặp chư tăng gặp khó khăn đều phải dốc hết sức mà giúp đỡ. Đồng thời, Tổ sư sau khi về thì cũng đã cất công đi tới Miến Điện để mời 1 vị Thiền Sư về đây dựng lên Thiền Viện này. Nơi này, giữ giới cực kỳ nghiêm ngặt là nơi để các cư sĩ, đệ tử Phật tới. Và còn là nơi để tông tộc, mỗi người khi đã hoàn thành sứ mệnh sẽ tới đây quy y Tam bảo. - Hoàn thành sứ mệnh là sao vậy ạ? Con cũng có sao? - Ừm, con có, ta cũng có. Khi chúng ta đã xong, thì ta cũng đã biết ta sẽ xả hết, tự phế đi hết pháp lực, đạo hạnh tu hành ở Tiên pháp. Nói xong, bác 2 quay đầu hướng về ngôi chùa đã xa, vẫn nghe được tiếng chuông vọng tới: - Chỉ có chánh pháp của Đức Thế Tôn mới đưa ta khỏi giải thoát. Còn lại đều là tà kiến, chỉ đưa tới cõi Phạm Thiên, Thiên Chúng, Thiên lạc, pháp Tiên vẫn hướng Thiện nhưng chưa phải là giải thoát con à. Dù chúng ta sau này có thần thông khủng khiếp như Bà La Môn hay Đạo giáo Trung Hoa thì vẫn mãi kẹt trong luân hồi, khổ đau mà Sư đã nói: - Dạ, lời bác dặn con sẽ luôn khắc cốt lắng nghe ạ - À, ta quên nói với con. Vị Tỳ khưu khi nãy mà ta đưa con tới chính là 1 vị cao lão, có cùng huyết thống với chúng ta. Khi ở đời, ngài ấy với ông cố của bác (cũng tức là ông Cao) là sư huynh đệ với nhau Bấm để xem Chương 3 Khổ Qua sau khi được bác 2 đưa tới núi Niết Bàn để gặp Sư học về cách hành thiền, biết thêm về Phật giáo Nguyên Thủy thì tâm tuệ của cậu càng được khai mở ra nhiều, chỗ tối, u minh đã bị xua đuổi đi càng nhiều. Khổ Qua đi học lên trường, anh 3 Phát chở cậu, 2 anh em hì hục đẩy xe qua vũng đường đất đã hóa bùn sau những cơn mưa liên tục. Hai anh em xoắn quần tây xanh lên tận đầu gối, bùn ngập tới ngập mắt cá chân. Khổ Qua đẩy xe rồi trượt ngã, cả người bị bùn bắn tung tóe lên áo, quần, đầu tóc lấm lem. Khổ Qua mếu máo: - Anh 3 ơi, em dơ mất rồi. Giờ về nhà thay đồ không kịp mất. Anh 3 lật cái đồng hồ đeo tay casio vỏ nhựa xem thì chỉ còn 20p nữa là cổng trường đóng, với lại hôm nay lại là thứ 2 sẽ có chào cờ. Ai vắng mặt buổi chào cờ thì bị phạt, và mời phụ huynh lên gặp cô giáo chủ nhiệm, cùng với đó là tuần sau sẽ bị đứng dưới trụ cờ. Khổ Qua lo sợ lắm, chẳng biết đường nào mà lần, vả lại cậu còn phải cầm cờ Chi Đội lớp mình nữa, bẩn thế này sợ bị cô la. Anh 3 Phát thấy đứa em út mình bị vầy cũng sốt ruột, anh dắt Khổ Qua tới con mương nước gần đó, vớt nước vào tay lau đi nước mắt nước mũi, bùn lấm lem trên mặt. Anh 3 Phát bảo Khổ Qua cởi ra, rồi bản thân anh ấy thì lấy áo mình cho Khổ Qua mặc: - Tao không sợ bẩn, mày còn cầm cờ nữa, lấy đi. - Dạ, dạ, em cảm ơn anh 3. Khổ Qua cực kỳ cảm động trước hành xử của anh 3 Phát. Lúc đi học về, Khổ Qua khoe với ảnh rằng là mình đã biết thêm về Thiền Định Tuệ với được Sư chỉ điểm về thiền. Anh 3 cũng mừng cho Khổ Qua về vấn đề đã được hóa giải: - Ngày mai chủ nhật, em tới núi Niết bàn để Sư chỉ em hành thiền và bát thánh đạo nữa, từng bát thánh đạo là gì, làm gì để tinh tấn, trưởng thành. Em vui quá anh 3. - Ừm, thế tối nay phải ráng mà ngủ sớm. Chứ mai dậy trễ sao mà đi. Khổ Qua háo hức muốn đi ngay bây giờ, khi trời sập tối khi dùng bữa tối xong thì Khổ Qua lại chạy ra sau núi luyện tập với ông Cao. Hôm nay luyện tiếp về Niêm Lực cùng với rèn linh thức. Khổ Qua bây giờ đã tự tin đi được 10 bước, đạp lên bậc đá chìm dưới hồ. Cậu càng lúc càng phấn khởi về cách mình sẽ sớm thành thục pháp hành, và pháp thuật mà. Ông Cao thấy Khổ Qua dùng Niêm kỹ đánh vào thân cây thì nó chẳng có chút sát thương, ngược lại cậu ngã lăn ra đất. Ông Cao đưa tay ngừng lại: - Khoan, trụ của con chưa vững, thân con chưa chắc thì vẫn chưa nên thực hành Niêm kỹ. - Dạ, làm sao để trụ vững thân chắc hả ông Cao? Ngài ấy vuốt râu một hồi thì bảo: - Con học võ đã biết cách đứng tấn chưa? - Dạ, con biết chứ ạ. - Ừm, thế thì hàng ngày con đứng tấn cho ta 1 tiếng. Đứng không nổi 1 tiếng thì cũng ráng mà đứng. Đó là rèn cho chân trụ con vững, khựng lại với quá trình bị dư lực phản lại khi hành Niêm. Còn thân chắc thì phải học khí công. Nó cực kỳ tốt cho con, và phải học thêm 1 thứ nữa là.. - Là gì vậy ông? - Kháng thể. - Hả? Khổ Qua mới nghe lần đầu, nên chưa biết được mức độ nghiêm trọng. Ông Cao dạy rằng: - Khí Công luyện ra nội, ngoại lực của cơ thể. Còn kháng thể chính là sức đề kháng của con đối với độc, bệnh, lão hóa.. Khí Công thì ta không cần dạy qua con, thầy dạy võ con hiện giờ là thằng Tư Tài. Nó sẽ dạy được cho con. Ta chỉ dạy về Kháng thể - Dạ, thế ông dạy cho con đi ạ. Ông Cao bước 1 vòng quanh Khổ Qua, vẫn lắc đầu chưa hài lòng lắm: - Bởi con tiên thiên sinh ra đã yếu kém, khiếm khuyết về thể, trí. Hơn 1 năm rèn luyện mà vẫn chỉ miễn cưỡng gọi là tạm chấp nhận được. Bù lại ý chí con lại kiên định, kiên trung, quyết tâm hơn lớp ấu đệ bây giờ. Theo ta. Khổ Qua lẽo đẽo chạy theo ông Cao đi đâu đó. Ông Ngạc nổi lên từ đáy hồ, ông Cao bảo cậu ngồi lên lưng ông Ngạc, còn mình nhẹ nhàng đứng lên đó như 1 người đạp lên 1 mặt nước, 1 chiếc lá. Ông Ngạc quẫy đuôi, di chuyển trên mặt nước. Bóng trắng phủ xuống in trời sao lên nước, ông Cao đưa tay vớt lấy 1 chiếc lá trôi ngược dòng đặt lên miệng thổi, tóc ông bay phất phơ theo gió, đom đóm từ trong các bụi cỏ quanh bờ bay ngược ra lấp lánh làm Khổ Qua há miệng xuýt xoa vì đẹp quá. Cảnh này chỉ có ở tiên cảnh, trần gian quả thực hiếm gặp. Ông Ngạc bơi ngược dòng nước hướng về 1 nơi mà Khổ Qua đã từng tới "Phế Cung" Nơi mà ông Ngạc dừng lại là ở phía sau cùng Phế Cung, ở đây chẳng có canh gác, chỉ có những con thú rừng, thú hoang dã vào trong cung điện hoang phế làm nơi trú ngụ, mà nhiều nhất là đám khỉ. Chúng đánh hơi được mùi nguy hiểm, và khi rõ là 1 con cá sấu cực lớn đang bò lên bờ thì chúng hoảng hốt bỏ chạy bằng sạch. Khổ Qua vẫn chưa biết đây là Phế Cung, cậu đi theo ông Cao đi vào bên trong. Khổ Qua chợt dẫm trúng 1 thứ gì đó, cùng với tiếng rít. Một đôi mắt xanh, cùng con ngươi dè chừng về cậu. Đó là 1 con rắn lục xanh đuôi đỏ, nó quay đầu muốn cắn lấy cậu. Tức thì ông Cao bóp lấy con rắn ném ra ngoài, Khổ Qua bắt đầu hơi sợ hơi nơi này rồi: - Ông ơi, lỡ con bị rắn chết. - Haha, yên tâm nào. Có ta ở đây thì con làm sao chết được. Ông Cao nắm lấy tay áo Khổ Qua kéo đi tới 1 cái hồ nước ở trong phế cung, ở dưới đó là từng thân dài đang bơi lội trú ngụ bên dưới. Khổ Qua thấy xong thì xanh hết cả mặt: - Ông ơi, đừng, đừng có ném con xuống. Ông Cao bật cười: - Không xuống dưới thì làm sao luyện kháng thể được. Nào nhóc con, bơi đi. Nói xong thì ông Cao ném thẳng Khổ Qua rơi xuống hồ nước, cảm giác bơi trong hồ nước toàn là rắn, chúng bâu lấy Khổ Qua. Cảm giác đau như kim châm dồn dập càng kích thích thần kinh tột độ hơn nữa, Khổ Qua hét thảm: - A a a a a Tay chân cậu luống cuống, cóng hết cả các cơ. Người dần chìm xuống, chân cậu tê cứng, đau nhức, đưa tay hướng về phía ông Cao cầu cứu. Ông ấy chỉ đứng trên bờ: - Ta sẽ không cứu 1 kẻ hèn nhát. Cuộc đời của con thì chỉ có con cứu được mình. Bơi đi, bơi đi. Đừng từ bỏ, dù là 1 tia hy vọng, rắn cắn chưa chết nhưng con đã chết trong sợ hãi, chết vì đuối nước. Nghe những lời đó, Khổ Qua vừa định mở miệng thì 1 con rắn lọt vào trong miệng, càng làm cậu hoảng sợ, trong vô ý đưa tay cầm lấy nó ném ra ngoài. Khi đó, nỗi sợ tăng tới cực độ càng khiến cậu khát khao hy vọng sống tiếp. Khổ Qua vùng vẫy ngoi lên mặt nước, rồi cố hết sức mà bơi về phía bờ. Cậu bơi trong đám rắn, cả người căng ra như dây đàn, từng nhịp bơi khỏe khoắn, dứt khoát. Như lúc này, trong mắt Khổ Qua chỉ còn đích tới là bờ trên kia, xung quanh dù có gì cũng mặc kệ không vướng bận nữa. Cho tới khi Khổ Qua bò lên được bờ hồ, cậu mới thở phào, hơi thở gấp gáp. Ông Cao bảo Khổ Qua rằng: - Hiện tại bây giờ, hơi thở của con thế nào? Khổ Qua sờ vào ngực mình, rồi đưa tay lên mũi, mệt nhọc khó khăn nói: - Con, con, con thở nhanh, hít nhiều, mà thở ra không vậy. Ngực căng. - Ừm, con cảm nhận rất tốt thân mình. Nào điều chỉnh hơi thở lại cho ông. Khổ Qua cố gắng đứng lấy lại nhịp thở vốn có, mãi 1 lúc sau mới hồi được thì ông Cao hỏi tiếp: - Giờ con có thấy đau ở đâu chưa? Rõ ràng cảm giác muôn vàng kim đâm vào da thịt, chúng lúc đầu đâm vào máu thịt, rồi lúc đó cả thân thể, linh hồn trần trụi tới mức, cơn đau đó đâm được vào cả tâm trí. Mà bây giờ lại không đau đớn chút nào. Ông Cao đưa tay xoay người cậu lại, ở trong lưng vẫn còn 1 con rắn, ông ấy bắt nó ra vuốt ve đưa trước mặt Khổ Qua: - Đây chỉ là loài rắn nước, độc tính của chúng không cao. Bị cắn lần đầu chỉ đau nhức 1 thời gian rồi tự khỏi. Con cần luyện thêm cho tới khi lượng kháng thể trong người con đã chịu đựng được nọc độc của rắn nước. Thì ta mới cho con tiếp độc loài kế? - Dạ, hic, sao ông Cao không hiểu? Con hiểu dụng ý ông rồi. - Hahaha, nói trước thì sao dạy cho con được nữa. Đúng chưa? Về nhà thì tuyệt đối không được dùng thuốc, hay thuốc giảm đau. Độc tính của nhiều con rắn vậy, sẽ không giết được con. Nhưng nó sẽ giết ý chí của con, khi không đủ kiên định mà buông bỏ, tìm tới thuốc. Cầm lấy. Ông Cao đưa cho Khổ Qua một lọ thuốc chứa bên trong nhiều thuốc viên nhỏ bằng hạt bắp. Ánh mắt của Khổ Qua nhìn chằm chằm lọ thuốc ấy, cậu quyết dù đau tới mức nào sẽ không dùng tới nó. Ông Cao đang định nói gì thì đột nhiên cảm nhận được thứ gì đó, đột ngột 1 tiếng gầm khủng khiếp vang lên: "À, Uồm, À Uồm, G Rừ G Ràoooo". Bóng dáng của 1 con hổ to lững thững bước ra từ bóng tối, đôi mắt đỏ như lòng đỏ trứng, mùi hoang dã cùng với dáng đi oai vệ, từng vết sẹo trên cơ thể nó đã chứng minh nó đã trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt. Khổ Qua vừa nhìn về phía đó thì quay lại chẳng thấy ông Cao đâu cả, mà bên tai của cậu chỉ văng vẳng tiếng nói của ông ấy: - Chạy đi, đó là ông Hổ. Chỉ có con mới cứu được mình, ta không cứu con được đâu. Chạy, chạy không được thì phản kháng, dù chết cũng phải chết trong vinh dự. Khổ Qua bị uy khí của ông Hổ đè nén, cậu nhũn cả người vội vàng ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài, mặt đã mếu sệch đi rất nhiều, cùng với đó là tiếng chân hổ đạp lên gạch lát ở dưới vang lên giòn dã. Ông Hổ nhún người nhảy 1 nhịp đã rút ngắn khoảng cách với Khổ Qua chừng 10m. Càng làm cậu bức phá, chạy về trước nhanh hơn. Mà điều Khổ Qua không hề hay biết là ông Cao đang đứng ở 1 nơi khác nhìn về mình, miệng mỉm cười, tay đưa lá lên môi khẽ thổi. Ông ấy đi tới tháp giếng, nơi giam giữ ông Kẹ. Hai người dù 1 người đứng trên, 1 người bị giam cầm ở dưới giếng. Cả hai không hẹn mà cùng nói - Tới rồi đấy à. Bạn hiền. Ông Kẹ phá lên cười: - Người anh em sinh đôi của ta hiện đang bị giam ở đâu. Có thể nói cho ta biết được không? Ông Cao lại không trả lời, mà ngược lại nói 1 chủ đề không liên quan: - Chắc bạn hiền cũng biết lý do tại vì sao mà ta đưa đứa bé đó tới đây. Nói đi, tại vì sao lại dạy cho nó Pháp Phạm Thiên. Có biết điều đó là gì không? Mức độ cực kỳ rủi ro cao. Nếu bị phát hiện thì đừng nói cơ hội trở mình, cả ông và ta đều vạn kiếp bất phục. Ông Kẹ lại nhếch mép, ánh mắt đầy mong chờ: - Ta biết chứ. Nhưng đã đánh bạc thì làm gì có chắc thắng, phải dựa vào vận mệnh rồi. À quên mất, cái lọ thuốc mà ông đưa cho thằng nhỏ lúc này, cũng thú vị lắm đó. Ông Cao bật cười ha hả, ông ấy vuốt râu ngồi xuống thành giếng: - Ông cũng biết được bên trong đó là thuốc độc rồi nhỉ. Nếu nó là đồ yếu đuối, tinh thần không vững mà dùng tới. Thì lập tức trúng độc, chết ngay tức khắc. Còn ngược lại thì nó mới sống sót. Chỉ có vậy mới chắc chắn nó mới là người được chọn, để chúng ta tin tưởng. Ta thà chờ đợi thêm 20 năm nữa đợi 1 đợt ấu đệ mới, chứ quyết không dùng 1 thứ vô dụng, tốn thời gian. Bấm để xem Chương 4 Khổ Qua bấy giờ đang bỏ chạy, tìm đường thoát khỏi phế cung. Xung quanh chỉ có màn đêm tối tĩnh mịch tới đáng sợ, chẳng có lấy 1 bóng người càng tăng thêm mức độ kinh dị. Khổ Qua thở hổn hển nhảy vào 1 căn phòng hoang tàn, mái nhà đã bị đổ sụp xuống, chỉ còn được 1 góc nguyên vẹn. Cậu bịt chặt miệng và mũi, hai chân run lên cầm cập, tim đập càng lúc càng nhanh. Chưa kịp nghỉ ngơi thì ông Hổ đã xuất hiện ngay sau lưng cậu. Chỉ với 1 cái tát bằng chân phải trước đã xô ngã 1 mảng tường. Khổ Qua hét lên: - A a a a a Ông Hổ vẫn chưa xông vào ngay mà vờn ở ngay trước mặt cậu, 4 chân thụp xuống, đầu nhắm vào cổ Khổ Qua mà hướng tới. Cậu bé hoảng hồn, chỉ kịp chui vào 1 mảng tường đổ sụp, lộ ra 1 khe hở vừa thân hình nhỏ. Móng vuốt chỉ sượt qua cái mông làm cậu đau điếng thúc vào trong, đầu đập vào đau điếng. Khổ Qua lùi lại, thấy phía sau vẫn còn khoảng trống thì vội vã bò vào trong đó. Khổ Qua lọt vào bên trong, ở đây là 1 điện đã bỏ hoang phế, rộng hơn 45m vuông, trên án có đặt 1 bức tượng 4 mặt cùng dòng chữ: "Đại Phạm Thiên". Khổ Qua nhớ tới pháp mà mình được học, vội vàng dập đầu bái lạy trước bức tượng Phạm Thiên: - Con sắp bị hổ ăn thịt, huhu, con không tu được pháp của ngài nữa, huhu, ngài có hiển linh cứu con với. Ở bên ngoài tiếng gầm gừ, tiếng bước chân của ông hổ càng lúc càng gần, hơi thở của thần chết đã kề cận Khổ Qua. Cậu rất sợ, điểm tựa duy nhất là bức tượng phạm thiên sẽ hiển linh. Nhưng điều cậu nhận lại chỉ là sự im lặng tĩnh mịch, chợt có tiếng vang lên, rồi tay của tượng đột nhiên cử động bắt hình ấn. Làm Khổ Qua nghĩ rằng thần linh đã hiển linh thực sự. Khổ Qua nhìn qua đã biết đây là thuật linh thức: - Ta có thể cứu được chúng sinh thiên hạ, nhưng không cứu được bản thân ta. Khổ Qua vội chùi đi nước mắt nước mũi, rồi ngồi xếp bằng. Hai tay bắt ấn pháp, ngón cái và ngón trỏ chạm vào, 3 ngón còn lại duỗi thẳng. Khổ Qua đang dùng linh cảm thức giác, toàn bộ 5 luân xa cùng các huyệt đạo giãn rộng ra để cảm nhận tiếng bước chân. Người cậu phát ra sóng hạ âm lan tỏa ra xung quanh, mọi thứ dội về tái hiện trong bộ não. Tuy chỉ mơ hồ nhưng đủ để Khổ Qua biết được vị trí của ông Hổ đang ở đâu. Đây chính là lúc thực hành, thực chiến chính thức của cậu. Khổ Qua biết được vị trí của ông Hổ, liền bỏ chạy trước về hướng khác. Ông Hổ vào được trong điện, không thấy con mồi mình đang đi săn đâu thì ngược lại lắc đầu, hướng mắt lên bức tượng Phạm Thiên rồi từ miệng nó phát ra tiếng của người: - Hiện lại nguyên hình đi. Bức tượng Phạm thiên đó một tiếng nổ, cùng khói bụi bay ra xung quanh cùng với đó là 1 con hồ ly. Nó vái chân trước ngắn ngủn: - Vương thần, ngài dặn tôi chờ ở đây. Tôi làm đúng y như ngài chỉ bảo. Ông Hổ có tên là vương thần, bởi trên đầu hổ có 1 chữ Vương, và thần ở đây là con hổ đã được phong thần vị. Ông Hổ lại nhảy theo Khổ Qua, đi theo đường vòng để đón bắt được. Khổ Qua cũng chạy thục mạng, nhưng vì nhịp tim tăng cao, cùng với vận động mạnh làm các dấu răng rắn nước trên người bị động, nọc độc càng đi nhanh hơn. Bấy giờ, cậu mới cảm nhận được sự đáng sợ của nọc độc. Tuy nói không chết người thật, nhưng bấy nhiêu đó là quá đủ cho sự hoành hành đau đớn tột độ. Người bị chúng cắn lần đầu sẽ đau nhức, thậm chí là sưng phù. Giờ Khổ Qua đã cảm thấu được nỗi đau thống khổ, toàn thân đau tới nỗi chỉ muốn ngã quỵ xuống mà thôi. Cậu đưa lọ thuốc ở trong túi quần lên rồi do dự, dùng nó thì cậu giảm đau, nhưng tâm trí của Khổ Qua lại không muốn. Thân xác và lý trí đang đấu tranh dữ dội, tiếng gầm của ông Hổ cắt ngang sự đấu tranh. Khổ Qua vừa nhấc chân lên thì bị 1 thứ gì đó ngán đường vấp té. Đầu gối và khuỷu tay bị trầy sát, máu túa ra rất nhiều. Nỗi đau đã vượt lên sợ hãi, cậu lại thoáng chốc tủi thân vì mình đang gặp nguy hiểm mà chẳng có ba mẹ, hay ai bảo vệ cả. Khổ Qua nhổ nước bọt bôi vào vết thương để không chảy máu nhiều. Cậu lại vắt chân lên mà chạy, ông hổ đã phục sẵn ở 1 bên nhưng chờ đợi mãi không thấy Khổ Qua chạy qua thì ngừng lại: - Nó dùng được linh thức rồi. Rất khá, vờn nãy giờ cũng đủ nó mệt. Tới giờ chính thức săn mồi. Ông Hổ đột ngột nhảy vút lên cao hơn 4m, ông ấy ở trên cao nhìn hết toàn bộ, thong thả bước trên mái. Khổ Qua qua chạy tới được 1 cái hồ nước khác, cậu đưa tay xuống dưới định rửa thì mới thấy nước đen ngòm, đặc quánh và có rất nhiều lăng quăng bơi trong đó, dùng nước này mà rửa thì sớm muộn cũng bị nhiễm trùng, nặng hơn cho mà xem. Khổ Qua đang định bỏ chạy thì "ÙM", 1 thân hình to lớn nhảy xuống, nước bắn tung tóe. Ông Hổ thở ra hơi, làn khói đỏ trắng tỏa ra xung quanh, tiếng gầm dõng dạc đập nát tinh thần của Khổ Qua. Cậu lùi lại về phía sau, bò dưới đất: - Ông Hổ tha cho con, huhu, con không muốn chết. Ông Hổ mở to vòm miệng, từng chiếc răng nanh to dài, nhìn thôi đã tê tái chân tay của cậu. Khổ Qua rõ ràng lúc này còn cảm nhận được ông hổ ở rất xa, không thể nào trong khoảng thời gian ngắn đã tới được đây: - Chuyện này rốt cục là sao? Khổ Qua vẫn chưa kịp suy nghĩ thêm, thật ra đối với ông Hổ thì Khổ Qua còn yếu ớt, và chỉ dựa vào linh thức để xác định vị trí, rồi tìm hướng chạy. Ông Hổ đã qua mặt, và vờn quanh cậu bé, chiếc đuôi của nó uốn quanh, đung đưa sang nhiều hướng. Lưỡi ông Hổ liếm lấy cánh tay, trên lưỡi hổ có từng chiếc gai móc nhọn làm xước 1 vết mảng lớn. Máu tanh càng làm ông Hổ thích thú, ông ấy đưa chân đè lên người cậu bé không có sức phản kháng. Ông Hổ nhắm vào mặt Khổ Qua gầm nhẹ, tiếng gầm đó làm hai tai cậu đau nhức, cốt yếu của việc này là đập tan đi ý chỉ của Khổ Qua. Nhưng ngược lại, cậu bé rất gan lì hét thẳng vào mặt ông Hổ: - A a a a a a, tui sợ ông hổ là thiệt, nhưng tui hông có hèn đâuuuuu. Ông Hổ khựng lại, há to miệng muốn cắn xuống thì Khổ Qua vẫn dùng hai tay dồn lực lại. Cậu trước khi chết vẫn phải cố mà đánh trả, miệng thì mế u, nước mắt nước mũi chảy ra đầm đìa, giọng run run, mếu máo khóc và hô to lên: - Niêm Lực. Phạm Thiên Mục Ấnnnn. A a a a a Cơn giận dữ của số phận và nỗi đau cùng cực khiến Khổ Qua bộc phát ra sức lực rất lớn, hai cánh tay bắt ấn và đánh thẳng vào mũi, vào miệng, vào đầu ông Hổ. Tiếng đánh vào bịch bịch cùng tiếng hét vang vọng trong đêm khuya: - Mục ấn, mục ấn, mục ấn, mục ấn, mục ấn Mỗi lần niêm lực rồi đánh ra mục ấn làm Khổ Qua quên đi sợ hãi, cậu chỉ muốn phản kháng tới cùng. Khi sức cùng lực kiệt, hai tay mềm nhũn vì thi triển qua nhiều, kèm theo nọc độc phát tác khiến cơ thể đã tới giới hạn. Ông Hổ vẫn đứng yên, 1 chân đè lên ngực nhìn Khổ Qua thật kỹ. Khổ Qua đột nhiên đưa cánh tay đập nhẹ vào ông hổ, miệng thều thào: - M.. ục.. mục.. ấn.. ấn Chỉ là 1 cái chạm nhẹ không có mấy động tĩnh, nhưng đó là điều cuối cùng Khổ Qua làm được. Cậu lăn ra bất tỉnh, trước khi ngất miệng vẫn thều thào: - Mẹ, mẹ, mẹ ơi, mẹ ơi. Ông Hổ lùi lại, ngồi xuống 2 chân cắn lấy cổ áo Khổ Qua quay đầu đặt cậu nằm vắt sau lưng mình. Ông H ổ đưa Khổ Qua quay lại gặp ông Cao đang đợi sẵn. Ông Cao thấy bóng dáng Khổ Qua đã quay lại thì gật đầu, chắp tay cảm tạ ông Hổ: - Thành thật đã phiền tới Vương Thần. Ông hổ đặt Khổ Qua trước mặt ông Cao rồi quay đầu bỏ đi, trước khi đi thì ngoái đầu lại nói: - Khổ Qua, cái tên rất hay. Có thời gian hãy đưa nó tới đây, ta dạy thêm về Mục Ấn Nghe tới đây thì ông Cao hết sức vui mừng, vì mục ấn là ấn pháp cơ bản trong pháp phạm thiên. Khổ Qua trong lúc nguy cấp, kề cận cái chết đã bộc phát ra được thì đây là điều đáng mừng. Ông Cao bế Khổ Qua đứng nhìn ông Hổ lùi dần trong phế cung, mặt trời đã dần ló dạng báo hiệu trời sắp sáng. Đã tới lúc cậu bé phải quay về. Khổ Qua thức dậy, mặt mũi lấm lem rồi giật mình vì không biết mình đang ở đâu, cậu bé nhìn quanh thấy mình vẫn còn sống, chỉ có vài vết thương trên đầu gối, khuỷu tay là còn: - Mình còn sống, ơ, còn sống thật này, ơ, ơ, hahaha, huhu Cậu nửa cười nửa khóc, ông Cao từ đằng sau lưng bước tới vỗ về, Khổ Qua cảm thấy hơi ấm áp từ người ông Cao. Cậu khóc nấc lên thật to, khóc từng quãng dài, ông Cao vỗ vỗ lưng không nói gì hết. Cho tới khi cậu ngừng, chỉ còn thút thít thì ông Cao đặt cậu xuống: - Gần 5h sáng rồi. Con về đi, kẻo chú bác trong nhà lo lắng - Dạ, con biết rồi. - Khoan đã, cầm lấy thứ này mà về dùng, giảm đau tốt lắm. - Hic, dạ ông ơi, con làm rơi lọ thuốc ông đưa lúc nãy. - Không sao, con đừng nghĩ về nó nữa, mất thì thôi. - Dạ, dạ. Khổ Qua cầm lấy lọ thuốc mới, lần này mở ra là cao, chứ không phải thuốc uống. Khổ Qua lê thân xác đã quá mệt mỏi, đau nhức trở về nhà chung. Ông Ngạc từ dưới nước ngoi lên: - Ông cũng gan lắm, lấy cao hổ đưa cho nó dùng. Vương thần mà biết thì liệu hồn, hắn ta cũng là nạn nhân của việc săn bắn. Ông Cao nhớ lại chuyện của ông Hổ, rồi thở dài: - Con người vốn là vậy, ích kỷ trước sinh mạng chúng sinh. Ngay cả ta cũng vậy thôi. Bấm để xem Chương 5 Khổ Qua trở về nhà chung, cậu vào trong phòng tắm lấy nước rửa mặt, vết thương. Cậu mở hộp y tế lấy chai oxy già, tự đổ lên vết thương rồi đặt bông băng lau đi từng vết da rách, vì khi nãy không để ý mà giờ đây mới phát hiện bên trong có rất nhiều hạt sạn nhỏ găm sâu vào trong. Khổ Qua vớ lấy cái tăm rồi đẩy từng hạt ra bên ngoài. Miệng cậu cắn chặt miếng vải, cố không phát ra tiếng động. Cho tới khi đã xong thì mới sát thêm thuốc đỏ, rồi đặt miếng bông lên quấn lại tránh động. Cậu đang lầm lũi trong bóng tối thì ngay từ lúc nào 1 hình bóng ngồi bên cạnh quan sát tất cả. Là anh 3 Phát, anh ấy trong lúc ngủ rất tinh, dù là 1 tiếng động nhỏ cũng làm anh ấy thức giấc. Anh 3 cầm kéo miếng băng ra, lắc đầu: - Anh nói út nghe, lần sau có bị thương thì phải biết cách sơ cứu, tự chữa cho bản thân. Em xem, em mới rửa với sát khuẩn, còn chưa băng bó. Anh 3 phát cầm lấy cuộn băng gạc rồi quấn nhiều lần, đắp thuốc ở trên miếng băng cho thấm dần vào mà không trực tiếp đắp lên vết thương hở: - Đấy phải làm như anh, út ngủ chút đi. Lát nữa anh xin Chú Tư cho em nghỉ buổi sáng khỏi ra sân võ với lên điện đọc kinh. Khổ Qua lắc đầu lia lịa: - Dạ, không được đâu anh. Em phải tự giác chứ không dám chểnh mảng, việc em tự tập luyện thêm buổi tối thì đó là chuyện riêng. Còn ra sân với lên điện là quy định chung rồi. Sáng hôm đó, khi các sư huynh đệ đọc kinh xong thì xuống dưới nhà bếp dùng bữa sáng. Anh 3 bẻ đôi quả trứng gà đặt vào bát nước mắm đẩy sang cho Khổ Qua, anh ấy lại gắp thêm phân nửa thịt trong khay đưa sang: - Đây, ráng mà ăn cho lớn. Út ốm quá. - Em ăn không hết, anh 3 ơi. Anh 3 Phát gằn giọng quát: - Ăn, anh 3 nói mà út không nghe hửm? - Dạ, dạ em xinn. Lúc ăn cơm thì ở bên ngoài có tiếng huyên náo, nhiều người chạy ra xem rồi xì xầm: - Lại có đệ tử bỏ mạng, vừa được đưa về. - Hửm, làm sao mà vị huynh đệ đó chết? - Không biết, hiện các thầy với cao lão đang họp trên điện. Mấy sư huynh đệ nghe thì hai tai vểnh lên, mắt láo liên. 6 Quốc mập khích vai mấy anh: - Chuyện hay nè, em biết cái lỗ chó ở sau điện á. Mấy anh em mình đi ha. Anh 2 Thiên phản đối ngay, vì anh ấy biết chuyện nghe lén cao tầng họp là cấm kỵ, nặng thì bị đuổi cổ ra khỏi tông tộc, còn nhẹ thì bị giáng xuống làm đệ tử ngoại môn. Đường nào cũng thiệt, nhưng Quốc mập lại thích hóng hớt, tò mò lắm, hắn hỏi mấy người kia xem có ai đi không thì chẳng ai dám đi cùng: - Hừ, không thích đi thì thôi. Lát em hóng xong thì mấy anh chớ mà moi chuyện. Một tiếng sau, quốc mập chui vào cái lỗ chó ở ngoài điện. Lỗ này gần với bệ thờ, mà trên bệ thờ có phủ 1 tấm vải lớn, nên chỉ việc chui vào đó hóng hớt. 6 Quốc vừa vén tấm vải lên thì suýt á khẩu, vì bên trong là 5 người huynh đệ đã nằm phục sẵn chờ đợi, 4 Dương đưa tay bịt miệng 6 quốc lại: - Kêu cái gì, tụi anh lo là mày mập chui không qua nổi, mới tới đây trước. 6 quốc bĩu môi, khinh bỉ: - Hừ, thế mà đạo mạo bảo không thèm chui lỗ chó. Có khác gì em đâu. Ở bên ngoài có tiếng bước chân vào, cửa mở ra cùng với 4 người đi vào. Đó là bác 2, Chú Tư, ông Thượng và ông Thạch Thiên. Lời của ông Thượng cất lên đầu tiên: - 2 ngoại đệ tử núi Thạch Thiên đã xả thân trong lúc thực thi nhiệm vụ đánh chuyên án. Sự hy sinh của 2 đệ tử là mất mát lớn. Việc đưa cả hai về quê nhà an táng, và lo liệu hậu sự sẽ được làm sớm. Và chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc, lo liệu cho cha mẹ, vợ con của hai đệ tử. Ông Thạch Thiên đi tới trước hai thi thể lạnh ngắt, vén tấm vải trắng lên thì ập vào mắt ông ấy là 2 khuôn mặt tím tái, môi nứt nẻ, mắt trừng không thể nhắm được. Chú Tư buồn rầu nói: - Hai đệ ấy chết oan khuất, không thể nhắm được. Khi con tới nhận xác, đưa về thì trên đường về không thấy hồn phách của hai đệ. Có lẽ đã bị bắt mất. Ông Thạch Thiên nắm chặt tay, đưa tay vuốt mắt cho hai đệ tử, mắt ngấn lệ: - Hai đứa này, năm ngoái còn sang chỗ tao học y thuật. Sao giờ đã thân lạnh, vô tri rồi hả hai đứa? Ông Thượng tới vỗ vai ông thạch thiên, dùng lời lẽ an ủi, sợ ông ấy nóng giận mà đi trả thù thì hỏng hết: - Hai đệ tử này thuộc dòng Tả Thiên, nhưng vẫn là đệ tử của tông tộc chúng ta. Không phải người ngoài, ta cũng rất buồn. Việc điều tra sẽ được tiến hành ngay. Tư tài, lấy hồ sơ điểm vụ ra. Chú Tư mở ra một cuốn sổ, đây là tài liệu tuyệt mật được lấy từ tầng ngầm dưới thư viện. Trong cuốn sổ ghi lại thời gian ra ngoài hành pháp, địa điểm và chi tiết lần hành động của các đệ tử. Tư tài mở ra và đọc không sót 1 chữ: - Giờ Dần, ngày rằm tháng 5. Hai đệ tử tới thắp hương tiên tổ, báo cáo về việc nghi ngờ âm tà đã chiếm dụng 1 ngự điện, và có dấu hiệu tà pháp hoành hành, có kẻ tu đạo nghe theo, dẫn dắt nhiều người vô tội bị âm tà hại. Ông Thạch thiên đưa tay ra hiệu dừng lại: - Đừng đọc nữa, hai đứa này trước ngày đi có qua chỗ tao xin tao gieo quẻ. Nhưng khi tao gieo, quẻ quá xấu, tao, tao.. tao, ta nói nhưng tụi nó vẫn muốn đi. Tụi nó bảo tương lai vẫn thay đổi được.. Trong quẻ mà ông Thạch Thiên gieo đã báo rằng, âm tà ở điện đó rất mạnh, lại có kẻ giúp sức, một mình 2 đứa đó không địch lại, cố hành pháp cũng chuốc lấy diệt vong. Ông Thượng xoa xoa bờ vai của ông Thạch Thiên: - Không thể trách được ông đâu, chính nghĩa trong chúng rất lớn. Dù mất đi, thì khi sang cõi âm vẫn sẽ được đầu thai vào kiếp tốt hơn. Ông Thạch Thiên biết chứ, nhưng vẫn rất đau đớn. Bác 2 đi tới kéo lại tấm vải trắng phủ lại cho hai sư đệ ngoại môn, thêm dầu vào trong đèn đặt trên giường, rồi thở dài: - Nạn âm tà mãi không thể diệt trừ được. Hết nơi này lại tới nơi khác. U cũng tại cái ngu dốt của con người. Không thể phân được đâu là tà, đâu là chánh. Chỉ nghe, nhìn và cảm được cái vô minh. Bị bọn ma quỷ hóa ra đủ hình dạng thần tiên, phật thánh lừa gạt. Chúng ban cho năng lực xem bói, chữa bệnh âm, cầu vong hồn. Thì tin đó là chánh đạo, là người được chọn để tốt cho đời. Nào biết là đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác.. rốt cục cũng chỉ là nạn nhân, hầy Đám trẻ nấp trong bệ thờ nghe thì Khổ Qua không hiểu về hai chữ m tà là gì, Khổ Qua thắc mắc hỏi anh 2 Thiên vì anh ấy biết rất rộng, sinh ra có ba là đạo nhân nổi tiếng, là đệ tử của núi Tiên, còn mẹ là âm dương sư kỳ tài, và là đệ tử của Thần giáo ở Nhật Bản. Cho nên ảnh trước khi nhập môn đã được tiếp xúc với thế giới tâm linh rồi. Anh 2 Thiên nhẹ nhàng giải thích cho Khổ Qua hiểu. M Tà là chỉ những thực thể phi nhân, yêu tinh, thậm chí là các loài ma quỷ, tà thần những thực thể thuộc về cõi âm. Cũng có trường hợp chúng có thể là những thầy pháp, thầy cúng tu hành nhưng khi chết đi vẫn chưa chịu đầu thai mà tiếp tục ở lại dương gian, thông qua việc hút lấy dương khí người sống mà tồn tại và tu hành. M tà thường lảng vảng ở các nơi tưởng chừng là linh thiêng như đền miếu, điện thần, chùa chiền.. Chúng thường tụ tập, đi chung với nhau để tấn công chiếm nơi đó, đuổi đi, hoặc thậm chí là giết luôn vị thần thực thụ. Chúng giả dạng, hóa ra đủ hình dạng nào là thần thánh, tiên phật.. để lừa gạt con người. Chúng sẽ chọn những người có thể chất, và căn cơ tốt để làm việc cho mình. Khi chọn được người thì chúng thường sẽ hành hạ, cho âm binh quấy phá, tới khi người đó không chịu nỗi mà phải ra trình bọn chúng. Lúc này thì nạn nhân đã hết chịu nổi, chính thức rơi vào ác đạo. Chúng rất tinh ranh, chúng ban phát cho nạn nhân những khả năng tâm linh như xem bói, chữa bệnh âm, gọi hồn.. Nhưng những thứ đó đối với chúng rất đơn giản. Và những nạn nhân đó càng ngày lôi kéo nhiều con nhang đệ tử tới, hàng ngày dâng hương, thờ cúng bọn âm tà, họ cũng nhận được thứ gọi là lộc thần, lộc thánh.. Mà không hề hay biết mình càng lúc càng rơi vào địa ngục, thậm chí sau này chết đi còn bị bắt lại trở thành âm binh trong hàng ngũ tay dưới. Khi đang mải nói thì ở bên ngoài lại có tiếng của Chú Tư: - Hiện con đã điều tra ra được nơi âm tà giết hại hai đệ ấy. Nhất định phải trấn áp, dùng sức mạnh tuyệt đối đập tan đi bọn chúng. Ông Thạch Thiên đập tay xuống bàn đầy tức giận: - Đúng. Lũ khốn kiếp đó, nghĩ mình là cái chó gì mà dám động vào đệ tử chúng ta. Mình lo hậu sự cho hai đứa nó xong thì hậu sự của bọn âm tà đó cũng sẽ lo nốt. 6 Quốc nấp ở trong gầm bệ thờ, nãy giờ cũng buồn và cảm động sự hy sinh vì chính nghĩa, khi nghe được những lời quyết chiến thì tinh thần nhất thời kích động cũng đưa tay lên hô to: - Giết, giết, giết, trả thù cho sư huynh. 5 người còn lại mở to mắt nhìn chằm chằm nó, Quốc mập ngơ ngác biết mình lỡ miệng, cả bọn muốn chạy nhưng không kịp nữa rồi. Chú 4 vút tới vén tấm vải lên, quát: - Ai cho tụi mày vào đây, bước ra.