Giáo án Lịch sử lớp 10 Bài 1 tiết 1 Chương trình mới 2020

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nguyễn Ngọc Minh, 3 Tháng mười 2023.

  1. Nguyễn Ngọc Minh

    Bài viết:
    10
    Giáo án môn Lịch Sử lớp 10

    Chủ đề 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

    Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử (tiết 1)

    I. MỤC TIÊU

    1. Yêu cầu cần đạt:

    - Trình bày được khái niệm lịch sử.

    - Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

    - Giải thích được khái niệm sử học.

    - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học.

    - Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học.

    2. Về kiến thức:

    - Khái niệm lịch sử.

    - Lịch sử hiện thực và lịch sử được con người nhận thức.

    - Khái niệm sử học.

    - Đối tượng nghiên cứu của sử học.

    1. Về năng lực:

    - Trình bày được khái niệm lịch sử.

    - Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

    - Giải thích được khái niệm sử học.

    - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ.

    2. Về phẩm chất:

    - Có ý thức học tập và tìm hiểu lịch sử.

    - Có sự say mê, ham thích tìm hiểu lịch sử.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

    - Bảng đen và phấn trắng, máy chiếu, phần mềm Powerpoint, máy tính, SGK, vở.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

    1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

    a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học.

    b. Tổ chức :(5 phút)

    #1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh

    Nội dung: Vì là tiết đầu nên giáo viên giới thiệu đôi chút về bản thân của mình, một số nguyên tắc trong giờ học. Đưa ra một số câu hỏi khởi động.

    #2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ

    Sản phẩm: Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên nói và thực hiện đúng quy tắc mà giáo viên đặt ra. Trả lời một số câu hỏi khởi động để ôn lại kiến thức cũ và những cụm từ liên quan đến bài mới.

    #3 GV tổ chức báo cáo: Cho học sinh biết đôi chút về bản thân và một số quy tắc trong giờ học. Đưa ra một số câu hỏi.

    #4 GV kết luận: Qua phần giới thiệu của giáo viên về bản thân và đặt ra một số quy tắc trong giờ học, học sinh đã biết một được một số điều về giáo viên của mình và nắm rõ được các quy tắc mà giáo viên đó đặt ra để thực hiện cho tốt. Trả lời được các câu hỏi.

    2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 35 phút)

    a. Mục tiêu:

    - Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    - Khái niệm sử học

    - Đối tượng nghiên cứu của sử học

    b. Tổ chức thực hiện

    Hoạt động 2.1: Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh như mục nội dung

    Nội dung:

    1. Lịch Sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    - Hoạt động 1: Cho biết lịch sử là gì?

    * Câu hỏi vận dụng: Thông qua khái niệm Lịch sử, hãy cho một ví dụ về Lịch sử.

    - Hoạt động 2: Hãy cho biết hai yếu tố cơ bản của lịch sử?

    - Hoạt động 3: Hãy cho biết hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì?

    - Hoạt động 4: Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu trong khoảng 5 phút.

    + Nhóm 1: Thông qua hình ảnh 1.1 trang 4 hãy cho biết hiện thực lịch sử ở đâu nào và nhận thực lịch sử ở đâu.

    + Nhóm 2: Thông qua hình ảnh 1.2 trang 5 hãy cho biết hiện thực lịch sử ở đâu nào và nhận thực lịch sử ở đâu.

    #2: HS thực hiện nhiệm vụ

    Sản phẩm:

    1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    - Hoạt động 1: Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo 3 nghĩa chính:

    Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

    Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác tác phẩm ghi chép về quá khứ.

    Thứ ba, lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

    *câu hỏi vận dụng: Ví dụ:

    Pháp từng xâm lược Việt Nam là một sự kiện có thật đã từng diễn ra trong quá khứ.

    - Hoạt động 2: Hai yếu tố cơ bản gắn liền với lịch sử đó là hiện thực lịch sử và nhận thực lịch sử.

    - Hoạt động 3:

    Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

    Nhận thức lịch sử là toàn bộ những trị thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự kiện, hiện tượng đã diễn ra).

    Hoạt động 4:

    Nhóm 1 (Hình 1.1 trang 4)

    Hiện thực lịch sử: Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và na-ga-sa-ki của Nhật Bản.

    Nhận thức lịch sử: 2 ý kiến trái chiều về sự kiện lịch sử này

    Ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

    Ý kiến thứ hai: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.

    Nhóm 2 (Hình 1.2 trang 5)

    Hiện thực lịch sử: Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945.

    Nhận thức lịch sử: Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá.

    #3: GV tổ chức báo cáo

    Giáo viên đưa ra những câu hỏi:

    - Hoạt động 1: Cho biết lịch sử là gì?

    - Hoạt động 2: Hãy cho biết hai yếu tố cơ bản của lịch sử?

    - Hoạt động 3: Hãy cho biết hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì?

    - Hoạt động 4: Thông qua hình ảnh biết được đâu là hiện thực lịch sử, đâu là nhận thức lịch sử.

    #4: GV kết luận.

    V Lịch sử có 3 nghĩa chính:

    Ø Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

    Ø Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác tác phẩm ghi chép về quá khứ.

    Ø Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

    - Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

    - Là toàn bộ những trị thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự kiện, hiện tượng đã diễn ra).

    Hoạt động 2.2: Đối tượng nghiên cứu của sử học

    1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh như mục nội dung

    2. Đối tượng nghiên cứu của sử học

    - Hoạt động 1: Cho biết sử học là gì?

    - Hoạt động 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. 4 nhóm tìm hiểu và chỉ ra được đối tượng nghiên cứu của sử học là gì? Nêu ra một ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học. Các nhóm hoạt động trong khoảng 5 phút.

    #2: HS thực hiện nhiệm vụ

    Sản phẩm:

    2. Đối tượng nghiên cứu của sử học

    - Hoạt động 1: Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

    - Hoạt động 2:

    Đối tượng nghiên cứu của sử học mang tính toàn diện và rất đa dạng, đó là những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, quốc gia, khu vực) trong quá khứ, và diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của sử học: "Bộ" Sử Ký "của Tư Mã Thiên đã để lại cho đời sau nhiều tài liệu phong phú". Đối tượng nghiên cứu là bộ sử ký của Tư Mã Thiên. Đối tượng nghiên cứu diễn ra trên lĩnh vực văn hóa.

    #3: GV tổ chức báo cáo

    Giáo viên đưa ra những câu hỏi:

    - Hoạt động 1: Cho biết sử học là gì?

    - Hoạt động 2: Đối tượng nghiên cứu của sử học là gì? Nêu ra một ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học.

    #4: GV kết luận.

    - Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

    - Đối tượng nghiên cứu của sử học mang tính toàn diện và rất đa dạng.

    - Là những hoạt động của con người trong quá khứ diễn ra trên mọi lĩnh vực.



    Hoạt động 3: Vận dụng (Khoảng 5 phút)

    a. Mục tiêu

    - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

    - Giúp học sinh nhớ được nội dung kiến thức đã học.

    B. Tổ chức thực hiện

    #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung.

    Nội dung: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi? Giáo viên đưa ra 3 câu hỏi và chỉ định một học sinh bất kỳ trả lời.

    Câu 1: Em hãy phân biệt giữa lịch sử và sử học?

    Câu 2: Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, có ý kiến cho rằng đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa. Em hãy chỉ ra đâu là hiện thực lịch sử và đâu là nhận thức lịch sử trong tình huống trên.

    Câu 3: Các em hãy đưa ra một ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học và chỉ ra nó diễn ra trên lĩnh vực nào.

    #2: HS tiếp nhận bài tập. GV quan sát, hỗ trợ và gợi ý đối các thực hiện với nhiệm vụ.

    Sản phẩm:

    Trả lời câu 1:

    Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ liên quan đến con người.

    Sử học là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ liên quan đến con người.

    Trả lười câu 2:

    - Hiện thực lịch sử: Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina

    - Nhận thức lịch sử: Có ý kiến cho rằng đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa.

    Trả lời câu 3: VD: Năm 938 Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

    - Đối tượng nghiên cứu: Trận đánh giữa Ngô Quyền và quân Nam Hán

    - Diễn ra trên lĩnh vực: Quân sự

    VD:

    #3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:

    Các câu hỏi giúp học sinh nhớ được những kiến thức đã học và kết luận những ý chính trong bài học.

    Sau khi cho học sinh trả lời xong. Thì GV rút ra kết luận những ý chính trong bài học..
     
    Minh Hikari thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...