Giáo án GDĐP môn mĩ thuật 8 tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 23 Tháng ba 2024.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    CHỦ ĐỀ 4: ÂM NHẠC THIẾU NHI VÀ MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Ở TỈNH BẾN TRE

    BÀI 2: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Ở TỈNH BẾN TRE

    Môn GDĐP lớp 8; Phân môn mĩ Thuật.

    Thời gian thực hiện :3 tiết​

    I. MỤC TIÊU

    - Biết được một số sản phẩm có ứng dụng mĩ thuật thông qua các làng nghề nổi tiếng của địa phương.

    - Vẽ thiết kế sáng tạo một sản phẩm mĩ thuật từ chất liệu dừa như: Đồ vật, thời trang..

    1. Năng lực

    A. Năng lực Mĩ thuật

    - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

    + Xác định được nội dung chủ đề

    + Quan sát nhận biết và phân tích được đường nét, màu sắc.

    - Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

    + Vận dụng trí tưởng tượng, tư duy, độc lập trong tạo hình sản phẩm từ chất liệu dừa

    + Vận dụng được một số yếu tố tạo hình vào thực hành tạo hình sản phẩm thủ công đơn giản từ dừa chất liệu dừa

    + Sử dụng được một số chất liệu trong thực hành tạo hình sản phẩm chất liệu dừa

    - Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

    + Nhận xét và chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm phẩm của nhóm mình và nhóm bạn

    + Phân tích những giá trị thẩm mỹ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

    B. Năng lực chung

    - Tự chủ và tự học: Lập kế hoạch và thực hiện tạo hình sản phẩm từ chất liệu dừa

    - Giao tiếp và hợp tác: Hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.

    - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo hình sản phẩm từ chất liệu dừa mang tính sáng tạo.

    2. Phẩm chất

    - Trách nhiệm: Tham gia chủ động và tích cực các hoạt động học tập của cá nhân và nhóm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu bài tập.

    - Trung thực: Đưa ra những đánh giá nhận xét chân thực với cảm nhận của mình.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên

    - Tranh/ảnh sưu tầm về các sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ dừa.

    - Một số video hướng dẫn tạo hình sản phẩm thủ chất liệu dừa.

    - Máy tính, thiết bị hỗ trợ dạy trực tuyến

    2. Học sinh

    - SGK tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bến Tre lớp 8

    - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

    - Giấy vẽ, bút chì, bút màu..

    - Thiết bị hỗ trợ học trực tuyến

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Khởi động (3 phút)

    a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

    b. Nội dung:

    Cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức

    Chia lớp thành 2 đội, liệt kê các sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ dừa trong thời gian 1 phút.

    Đội nào liệt kê được nhiều sản phẩm trong thời gian quy định sẽ chiến thắng.

    c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    d. Tổ chức thực hiện:

    - HS chơi trò chơi tiếp sức (Thời gian 1 phút 30')

    - Các làng nghề thủ công mĩ nghệ dân gian của tỉnh bến tre có nhiều sản phẩm thủ công mĩ nghệ độc đáo, tinh xảo và đẹp mắt được các nghệ nhận sáng tạo từ cây dừa, tạo nên nét đặc sắc riêng của tỉnh.

    Để hiểu rõ hơn về các vấn đề bêu trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG TỈNH BẾN TRE

    2. Khám Phá (42 phút)

    2.1. Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng ở các làng nghề địa phương. (22 phút)

    a. Mục tiêu: Biết được một số sản phẩm mĩ thuật ứng dụng ở các làng nghề địa phương của Bến Tre.

    b. Nội dung: HS quan sát hình nhận biết nội dung theo câu hỏi gợi ý sau:

    - Kể tên các sản phẩm mĩ nghệ từ dừa mà em biết?

    - Kể tên các làng nghề địa phương chế tác các sản phầm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre?

    - Giới thiệu đôi nét về quá trình làm ra sản phẩm của 1 trong 3 làng nghề sau:

    + Làng nghề thủ công chế tác các sản phẩm từ dừa ở Cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành

    + Làng nghề đan giỏ cọng dừa ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm.

    + Làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre

    c. Sản phẩm học tập: Kết quả trả lời của HS

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập, GV sẽ chọn ngẫu nhiên 2 đến 3 học sinh chụp gửi vào zalo lớp vào buổi tối trước ngày học

    * HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

    * HS báo cáo kết quả: HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu của GV

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: GV nhận xét sản phẩm của HS trên và hướng dẫn, phân tích cho HS các câu trả lời chưa đúng hoặc những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

    1. Làng nghề thủ công chế tác các sản phẩm từ dừa ở Cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành

    Người dân Cồn Phụng với đôi tay khéo léo và sự nhạy bén của mình đã tận dụng thời gian nông nhàn và nguổn nguyên liệu dừa sẵn có để tạo ra những vật dụng gia đình và các sản phẩm mĩ nghệ đẹp mắt, phục vụ cho nhu cẩu sinh hoạt hằng ngày như: Đũa, muỗng, tô, chén, gáo múc nước và các vật dụng trang trí khác.. Mẫu mã, màu sắc càng về sau càng được cải tiến, nâng cao giá trị thẩm mĩ, chứa đựng văn hóa địa phương và trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian trong đời sống, phục vụ cho nhu cẩu thưởng ngoạn và mua sắm của du khách mỗi khi đến thăm địa danh này.

    2. Làng nghề đan giỏ cọng dừa ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm.

    Làng nghể đan giỏ cọng dừa ở xã Hưng Phong được hình thành từ năm 1992. Để làm ra một sản phẩm giỏ cọng dừa, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến việc khéo léo cột khung, đan, nứt.. Sản phẩm giỏ cọng dừa đòi hỏi sự cần mẫn và năng khiếu thẩm mĩ của người thợ. Đây là sản phẩm mĩ nghệ thân thiện với môi trường, mang đậm sắc thái quê dừa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    3. Làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre

    Để có được một sản phẩm bán ra thị trường phải trải qua nhiều công đoạn từ phơi lác, dệt mới tạo được sản phẩm, thể hiện tài hoa của người thợ.

    Hiện số hộ tham gia làng nghề chỉ còn 8 hộ hoạt động, trong đó có 3 hộ dệt chiếu kết hợp với du lịch, 5 hộ dệt chiếu tại nhà.

    Một số hộ dân ở làng nghề này đã kết hợp làm điểm tham quan cho du khách, góp phần giới thiệu nghề truyền thống của địa phương đến du khách, giúp họ được tận mắt quan sát cách thức dệt chiếu truyền thống với sự tỉ mỉ và khéo tay của nghệ nhân, tạo ra nét độc đáo, khác lạ, thu hút du khách đến với xã Nhơn Thạnh, một miền quên trong lành bên cạnh thành phố Bến Tre.

    Ngoài ra còn có các làng nghề tạo ra các sản phẩm khác như: Làng nghề đan giỏ lục bình ở huyện Mỏ Cày Bắc; làm lu ở xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú; sản phẩm đan lát ở xã Phú Lễ và Phước Ngãi, huyện Ba Tri..

    Việc phát triển làng nghề thủ công truyền thống hiện nay không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn phát huy các giá trị văn hóa, du lịch quan trọng cho địa phương.

    [​IMG]

    2.2. Giá trị mĩ thuật ứng dụng từ vật liệu dừa (20 phút)

    a. Mục tiêu: Thấy được giá trị thẩm mỹ từ các sản phẩm mĩ thuật ứng dụng từ dừa.

    b. Nội dung: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu các sản phẩm mĩ nghệ từ dừa và trả lời câu hỏi sau:

    + Em có nhận gì về các sản phẩm mĩ thuật ứng dụng từ vật liệu dừa vừa xem?

    c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem hình minh họa và đặt câu hỏi gợi ý.

    * HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình và suy nghĩ tự trả lời các câu hỏi, GV hỗ trợ hướng dẫn gợi mở thêm

    * Báo cáo kết quả: GV chọn 2-3 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

    Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ dừa đã được chế tác bằng đôi bàn tay khéo léo của người dân Bến Tre. Từ những nguyên liệu thô sơ như thân cây dừa, quả dừa, gáo dừa, cọng lá dừa, xơ dừa, chà dừa.. các nghệ nhân với tài hoa, óc thẩm mĩ của mình đã biết tận dụng nét khác biệt của gỗ dừa với sớ gỗ, vân gỗ đặc trưng và sự khác lạ của các sản phẩm từ dừa khác để biến hóa những vật liệu đó trở thành những món đổ cần thiết cho nhà bếp, đồ vật trang trí mang đến những màu sắc mới lạ, độc đáo, có tính nghệ thuật cao phục vụ cho đời sống hiện nay.

    Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng từ dừa còn mang đậm triết lí sóng của người phương Đông: Sống hòa nhập, gắn bó với thiên nhiên. Do vậy, đây còn là sản phẩm gắn gũi, thân thiện với môi trường, góp phẩn mang đến cuộc sống xanh - sạch hiện nay.

    Một số sản phẩm làm từ gỗ dừa: Bộ vỏ ấm trà, chén, muỗng, đũa, nhạc cụ..

    3. Hoạt động 3: Luyện tập (45 phút)

    a. Mục tiêu: Biết được cách tạo hình đơn giản từ dừa. Thực hành tạo ra một sản phẩm làm từ vật liệu dừa (mặt nạ gáo dừa, vẽ dừa chưng tết, làm hoa khô từ dừa, làm bình hoa từ cọng dừa.)

    b. Nội dung: Cho HS xem hình gợi ý trang 57 sách giáo khoa kết hợp video được gửi trước qua zalo, hướng dẫn HS qan sát

    Em hãy tìm hiểu thông tin và giới thiệu với các bạn cùng lớp về một sản phẩm ứng dụng từ vật liệu dừa đã được học.

    Em hãy vận dụng ý tưởng sáng tạo, sử dụng vật liệu từ dừa, tạo hình một đồ vật hoặc một sản phẩm từ dừa như: Mặt nạ gáo dừa, vẽ dừa chưng tết, cắm hoa nghệ thuật từ dừa, làm bình hoa từ cọng dừa.. (có thể làm cá nhân/nhóm)

    c. Sản phẩm học tập: sản phẩm tạo hình từ vật liệu dừa

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cách thực hiện qua clip và trực tiếp trên lớp

    * HS thực hiện nhiệm vụ: HS tạo hình sản phẩm từ dừa

    GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ giải đáp thắc mắc nếu có.

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

    HS dùng các bộ phận khác nhau từ dừa để thiết kế các sản phẩm như: Mặt nạ, túi xách, bình hoa, lồng đèn hoặc đồ chơi trẻ em, tranh ghép, thời trang nghệ thuật..

    Có thể sử dụng các chất liệu khác có sẵn như: Tre, trúc, dây lục bình, dây lát..

    [​IMG]

    Cắm hoa nghệ thuật từ dừa

    [​IMG]

    [​IMG]

    Làm tranh từ chất liệu dừa​

    4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ ( 45 phút)

    a. Mục tiêu: Biết chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và đánh giá sản phẩm của bản thân/nhóm bằng hình thức thuyết trình giới thiệu sản phẩm.

    b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh trình bày, chia sẻ, nhận xét và đánh giá về sản phẩm tạo hình từ lá dừa

    Trình bày về ý tưởng và cách thực hiện sản phẩm

    Em thích nhất sản phẩm nào? Hãy nêu một vài cảm nhận của em về sản phẩm đó.

    Qua bài học, em hiểu thêm điều gì về nghề thủ công mĩ nghệ từ cây dừa ở Bến Tre?

    c. Sản phẩm học tập: lời nhận xét đánh giá của học sinh

    d. Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu một vài HS trình bày và giới thiệu về sản phẩm của mình theo các nội dung gợi ý

    Sau đó mời các HS khác nhận xét, đánh giá về sản phẩm của bạn

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: Thực hiện trình bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và nhận xét sản phẩm của các bạn.

    * GV nhận xét, đánh giá:

    GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.

    * Vận dụng: (3 phút)

    Khuyến khích HS dùng các bộ phận khác nhau từ dừa để thiết kế các sản phẩm có tính ứng dụng trong đời sống

    [​IMG]

    Vẽ dừa

    [​IMG]

    Vẽ tranh trên gáo dừa

    [​IMG]

    Mặt nạ gáo dừa​
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...