CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ Tiết 2 (Thời gian: 45p) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Khái niệm về Sử học - Chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học. - Một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể 2. Về năng lực - Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích.. sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống hoặc bài tập nhận thức mới. - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể. - Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử. 3. Về phẩm chất - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử. - Vận dụng được những hiểu biết của lịch sử để khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn.. - Nhận thức được tầm quan trọng của sử học đối với đời sống, xã hội. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Bảng và phấn trắng - Giáo án - Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do giáo viên sưu tầm. - Sách giáo khoa 10 Kết nối tri thức 2. Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khoảng 10 phút) a. Mục tiêu - Giúp học sinh ôn tập nhanh lại kiến thức về hiện thực lịch sử, giới thiệu nhanh về nội dung bài mới, tổ chức nhóm lớp để phân chia nhiệm vụ nhanh chóng trong đầu tiết để tiết kiệm thời gian. b. Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Hoạt động dạy-học GV cho học sinh chơi trò chơi đố vui về nội dung kiến thức đã từng đề cập tiết trước: 1. Các viên quan chép sử trong câu chuyện «Thôi trữ giết vua » sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử? 2. Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, có ý kiến cho rằng đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa. Hãy chỉ ra đâu là hiện thực lịch sử và đâu là nhận thức lịch sử trong tình huống trên. 3. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? 4. Bộ môn nghiên cứu về lịch sử là gì? Phạm vi nghiên cứu của môn khoa học này. GV nêu các dẫn chứng ví dụ cho các câu hỏi trên, diễn giải sơ về sản phẩm. GV chia lớp thành 4 nhóm ngồi theo 4 tổ. Thánh viên nhóm sẽ làm việc theo cặp đôi. Dự kiến sản phẩm 1. Khách quan, trung thực 2. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina là hiện thực lịch sử, còn ý kiến cho rằng đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa là nhận thức lịch sử 3. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử 4. Sử học là khoa học nghiên cứu về lịch sử loài người. Phạm vi của sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. #2: HS thực hiện nhiệm vụ: Xác định và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. GV quan sát, điều hành. Sản phẩm: - Học sinh tham gia trả lời câu hỏi như phần dự kiến sản phẩm. #3: GV tổ chức báo cáo: GV cho học sinh trình bày sự hiểu biết của bản thân và cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách giơ tay phát biểu #4: GV kết luận: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn rằng Sử học là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2 lớn trang 9. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) 2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm, đối tượng lịch sử là gì? a. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được khái niệm sử học; hiểu được đối tượng; chức năng và nhiệm vụ của Sử học. - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh. b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử d. Tổ chức thực hiện 2.2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sử học a. Mục tiêu: - HS giải thích được khái niệm Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập đơn cụ thể - HS phân biệt được các nguồn sử liệu, biết các sưu tầm, thu thập và xử lý thông tin sử liệu để học tập khám phá lịch sử. b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy- học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS theo nhóm và trả lời câu hỏi Nhóm 1: Khái nhiệm và đối tượng của Sử học Nhóm 2: Chức năng của Sử học Nhóm 3: Nhiệm vụ của Sử học Nhóm 4: Nguyên tắc của Sử học Bước 2 thực hiện nhiệm vụ HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diên từng nhóm trình bày trước lớp về nhiệm vụ đã được GV giao. Dự kiến sản phẩm: 2. Sử học A. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ - Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người - Đối tượng: Là con người, có thể của cá nhân, tổ chức, khu vực.. - Chức năng: Khoa học nhận thức - Nhiệm vụ: Nhận thức, giáo dục và dự báo B. Nguyên tắc cơ bản của Sử học - Trung thực - Khách quan - Nhân văn và tiến bộ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh - GV nhận xét và trình bày chốt ý 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: - Nhằm tổng kết lại những kiến thức đã học b. Tổ chức thực hiện: #1: GV cho HS trả lời như mục Nội dung Nội dung: Câu 1. Hiện thực lịch sử là gì? A. Là những gì diễn ra trong quá khứ B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì? A. Là những mô tả của con người về quá khứ B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau D. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử? A. Tiến bộ B. Vì người lao động C. Trung thực D. Khách quan Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phải đối tượng nghiên cứu của Sử học A. Quá khứ của toàn thể nhân loại B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực thế giới C. Qua khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ Câu 5: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử D. Nhận thực lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử #2 HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, GV quan sát, hỗ trợ và gợi ý. Sản phẩm: Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. D Câu 5. B #3: GV tổ chức thảo luận và kết thúc 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vào trong thực tiễn và để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử. b. Tổ chức thực hiện: #1: GV cho HS trả lời như mục Nội dung Nội dung: GV giao cho HS: Tìm kiếm thông tin tái hiện và khôi phục lại sự kiện cách mạng tháng 8 bằng đoạn văn ngắn 7-10 dòng #2 HS tiếp nhận bài tập. GV quan sát, hỗ trợ và gợi ý cho HS thực hiện nhiệm vụ.. Sản phẩm: Cách mạng tháng 8 là một cuộc cách mạng giành lấy độc lập của Việt Nam, diễn ra trên toàn quốc trong khoảng thời gian tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 diễn ra thành công là giúp Việt Nam lấy lại quyền độc lập, tự do từ tay Phát xít Nhật, mở ra một trang sử mới trong công cuộc giải phóng Việt Nam. Kết quả của cuộc cách mạng là ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời cũng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2.000 năm trong lịch sử Việt Nam. Sau đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử năm 1946 trên phạm vi cả nước. #3: GV tổ chức báo cáo và kết luận