Đọc hiểu: Tràng Giang - Huy Cận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 22 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,947
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 29)

    Câu 1 . Nêu đại ý của đoạn trích.

    Câu 2 . Hai chữ đìu hiu trong đoạn trích được Huy Cận học tập từ câu thơ nào trong Chinh phụ ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) ? Cặp từ láy lơ thơ, đìu hiu gợi lên cảm nhận gì trong bức tranh "tràng giang"?

    Câu 3 . Nêu cảm nhận về âm thanh được gợi lên trong bức tranh sông nước mênh mang

    Câu 4 . Chỉ ra hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ cuối đoạn trích. Cách diễn đạt sâu chót vót có gì đặc biệt?

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đại ý của đoạn trích: Miêu tả khung cảnh vắng lặng, đìu hiu, hoang sơ, tiêu điều trong buổi vãng chợ chiều. Nỗi lòng, tâm trang cô đơn, lẻ loi của tác giả khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên bao lao, rộng lớn.

    Câu 2:

    Hai chữ đìu hiu trong đoạn trích được Huy Cận học tập từ câu thơ trong Chinh phụ ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)

    Non Kì quạnh quẽ trăng treo

    Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.

    Cặp từ láy lơ thơ, đìu hiu gợi lên cảm nhận trong bức tranh "tràng giang"

    Lơ thơ: Gợi cảm lên sự thưa thớt, vắng lặng, rời rạc của cảnh vật bên dòng sông Tràng Giang. Từ láy lo thơ mang lại cho người đọc cảm giác không gian vắng vẻ, êm đềm.

    Đìu hiu: Gợi cảm giác buồn, trống vắng, hiu hắt từ cảnh vật chạm đến tâm hồn tác giả.

    Câu 3:

    Cảm nhận về âm thanh được gợi lên trong bức tranh sông nước mênh mang: Đó là âm thanh ở nơi xa nào đó, tác giả không nghe rõ rệt:

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

    Câu thơ mang nỗi niềm khao khát, muốn tìm kiếm chút âm thanh sống động của cuộc sống để xua tan đi sự đìu hiu, vắng lặng nơi đây. Sự im lặng, nỗi buồn cứ chất chồng ngày càng nhiều trong tâm tưởng nhà thơ. Từ cảnh vật, ta thấy được tâm trạng, nỗi lòng, mong mỏi của nhà thơ muốn tìm kiếm thanh âm, sức sống, niềm tin, ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

    Câu 4:

    Hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ cuối đoạn trích:

    Tác giả sự dung phép đối: Giữa nắng xuống trời lên đối vớisông dài trời rộng; sâu chót vót đối vớibến cô liêu.

    Phép đối giúp làm tương phản, nổi bật sự đối nghịch của khung cảnh thiên nhiên, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, linh hoạt. Đọc 2 câu thơ, ta cảm nhận được tác giả có cái nhìn hết sức tinh tế, sâu sắc khi miêu tả đa diện, nhiều chiều: Dài - rộng - sâu.

    Cách diễn đạt sâu chót vót thật đặc biệt: Tác giả không chỉ nói về chiều cao, rộng lớn của bầu trời mà còn thể hiện được chiều sâu khi bầu trời in bóng xuống dòng nước Tràng Giang. Tác giả ngắm bầu trời thông qua dòng sông Tràng Giang nên cái nhìn của tác giả thật mới mẻ và độc đáo. "Chót vót" là từ láy thể hiện độ cao nhưng trong thơ Huy Cận lại được dùng để diễn tả độ sâu thăm thẳm. Đứng trước không gian càng rộng lớn, bao la tác giả càng thấy sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của mình.

    Từ đó ta ta thấy vũ trụ bao la, rộng lớn, thiên nhiên vô cùng vô tận nhưng đời người thì quá ngắn ngủi. Ngẫm nghĩ về nỗi buồn nhân thế, số phận, kiếp sống con người hữu hạn tác giả thấy cảnh vật trở nên điu hiu, vắng lặng. Chính nỗi buồn chất chứa sâu thẳm trong tâm hồn bao trùm lên toàn cảnh vật. Tâm hồn đa sầu đa cảm, phải có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, giàu tình cảm lắm tác giả mới sáng tác lên những câu thơ lay động lòng người đến thế.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...