Đọc hiểu: Ngòi đầu cầu nước trong như lọc - Chinh phụ ngâm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 31 Tháng ba 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Đề kiểm tra đọc hiểu đoạn thơ "Ngòi đầu cầu nước trong như lọc..." bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu: Chinh phụ ngâm
    Tác giả: Đặng Trần Côn
    Bản dịch: Đoàn Thị Điểm

    Đọc đoạn thơ sau:

    Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

    Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

    Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

    Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.


    Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,


    Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

    Nhủ rồi tay lại cầm tay,

    Bước đi một bước giây giây lại dừng.

    (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm)​

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1.
    Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2.
    Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

    Câu 3.
    Đoạn trích miêu tả sự việc gì?

    Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích, qua đó em cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đó như thế nào?

    Câu 5.
    Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? Theo anh/chị, từ "dặc dặc buồn" có giá trị biểu đạt như thế nào?

    Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ sau:

    Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

    Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

    Câu 7. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

    Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,

    Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

    Câu 8.
    Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

    Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ trên? Theo em, thể thơ có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt giọng điệu của bài thơ?

    Câu 10. Miêu tả cảnh chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải, Nguyễn Du viết: "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" và "Quyết lời dứt áo ra đi", còn trong đoạn thơ trên, tác giả viết: "Nhủ rồi tay lại cầm tay - Bước đi một bước giây giây lại dừng." Theo anh/chị, điểm khác biệt trong trạng thái cảm xúc của các nhân vật trong hai cảnh chia tay trên là gì? Thử lí giải vì sao lại có sự khác biệt ấy?

    [​IMG]

    Hướng dẫn đọc hiểu

    Câu 1.

    Thể thơ: song thất lục bát

    Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Người chinh phụ

    Câu 3. Đoạn trích miêu tả cuộc chia tay giữa chinh phu – chinh phụ.

    Câu 4. Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích: nước trong như lọc, cỏ mọc còn non, nước (có) chảy, cỏ (có) thơm. Qua đó, hiện lên bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng, đầy sức sống.

    Câu 5. Những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: buồn, phiền, dạ chẳng khuây.

    Cụm từ "dặc dặc buồn" biểu đạt nỗi buồn dai dẳng, không nguôi, cứ kéo dài, kéo dài mãi...

    Câu 6.

    Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

    Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

    - Biện pháp tu từ: so sánh

    - Tác dụng:

    + Tạo ấn tượng về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: xanh tươi, đầy sức sống;

    + Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu tính nghệ thuật.

    Câu 7.

    Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,

    Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

    Hai câu thơ trên có thể hiểu: Trong thời khắc chia ly, mặc dù những cảnh vật thiên nhiên xung quanh tươi đẹp, đầy sức sống nhưng không thể nào xua đi được nỗi phiền muộn trong lòng người.

    => Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; thể hiện lòng cảm thông của tác giả.

    Câu 8. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

    Trong buổi chia tay người chồng đi chinh chiến, trong lòng người chinh phụ ngổn ngang bao trạng thái cảm xúc:

    - Nỗi buồn sầu, phiền muộn vì phải chia xa người chồng đầu gối, tay ấp (dặc dặc buồn, phiền chẳng rửa, dạ chẳng khuây)

    - Bịn rịn, lưu luyến không nỡ chia lìa (Nhủ rồi tay lại cầm tay - Bước đi một bước giây giây lại dừng)

    Câu 9.

    - Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ trên: giọng điệu buồn, da diết.

    - Thể thơ song thất lục bát có âm điệu triền miên là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu buồn da diết của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung.

    Câu 10. Miêu tả cảnh chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải, Nguyễn Du viết: "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" và "Quyết lời dứt áo ra đi", còn trong đoạn thơ trên, tác giả viết: "Nhủ rồi tay lại cầm tay - Bước đi một bước giây giây lại dừng."

    Điểm khác biệt trong trạng thái cảm xúc của các nhân vật trong hai cảnh chia tay trên là: cảnh chia tay giữa chinh phu – chinh phụ thì dùng dằng, lưu luyến, buồn sầu, còn cảnh chia tay Thúy Kiều – Từ Hải thì dứt khoát, nhanh chóng, không hề có nỗi buồn sầu ly biệt.

    Có sự khác biệt đó phải chăng vì:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...