Nhà thơ Huy Cận (1919 - 2005) - Tên khai sinh: Cù Huy Cận. - Quê quán: Hương Sơn, Hà Tĩnh. - Xuất thân: Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. - Lúc nhỏ: Ông học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. - Năm 1942, ông tham gia vào Mặt trận Việt Minh, tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông luôn giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ và trong Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật. - Năm 2005: Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. - Trước CMT8: Thơ Huy Cận mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận. - Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam. Bài thơ Tràng giang - Bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng ngắm cảnh. Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước. - Bài thơ là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, tình yêu quê hương đất nước thầm kín mà da diết. Đọc hiểu: Tràng giang - Huy Cận Đọc bài thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xe vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Tràng giang - Huy Cận) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với tập "Lửa thiêng" của Huy Cận? A. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn B. Bao trùm "Lửa thiêng" là một nỗi buồn mênh mông, da diết. C. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ trong "Lửa thiêng" vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. D. Tràn ngập tập "Lửa thiêng" là bài ca ca ngợi tình yêu đôi lứa. Câu 2: Nhà thơ Huy Cận đã nói rằng "Tràng giang" được bắt nguồn, gợi hứng từ sông Hồng. Vậy tại sao nhà thơ lại không đặt tên cho bài thơ là "Sông Hồng"? Câu 3: Câu thơ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu" tác giả Huy Cận đã học tập từ một câu thơ dịch "Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò" thuộc tác phẩm nào? A. Thu hứng B. Tì bà hành C. Chinh phụ ngâm D. Cung oán ngâm khúc Câu 4: So sánh sự giống và khác nhau giữa hai hình ảnh "củi một cành khô" ở khổ thơ đầu và "bèo.. hàng nối hàng" ở khổ thơ thứ 3. Câu 5: Cho hai câu thơ: "Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà." (Tràng Giang- Huy Cận) Ở câu thơ trên của mình, Huy Cận đã kế thừa và sáng tạo ý thơ của một thi nhân thời Đường dưới đây để thể hiện nỗi lòng mình: "Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu." (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) (Tản Đà dịch) Cho biết câu thơ được trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu nhận xét về sự kế thừa và sáng tạo này của Huy Cận. Gợi ý đọc hiểu: Câu 1: D Câu 2: Bởi sông Hồng là một dòng sông cụ thể. Còn Tràng giang lại gợi cho người đọc về 1 dòng sông cổ kính, xa xăm. Nhà thơ muốn độc giả cảm nhận được rằng dòng sông hiện về trong bài thơ không phải là con sông của đời thực mà là con sông của lịch sử, của văn hóa, con sông đã từng chảy qua biết bao áng cổ thi. Câu 3: C Câu 4: - Giống nhau: + "Củi một cành khô" : Đó là nỗi buồn về sự tan thương, biến đổi. + "Bèo" : Nỗi buồn về sự hợp tan của cuộc đời, nó ẩn chứa một sự gắn bó hờ hững, mong manh, hợp đó rồi tan đó. - Khác nhau: + "Củi một cành khô" : Nỗi buồn chỉ dừng lại ở cái tôi cá nhân. + "Bèo.. hàng" : Nỗi buồn lan tỏa thấm sâu vào tâm hồn của cả một thế hệ. Đó là tâm trạng chung của lớp thế hệ trẻ thanh niên những năm 30 – mất nước, bế tắc, mang tâm trạng hoang mang, choáng ngợp khi thấy mình đang phiêu bạt giữa cuộc đời như những cánh bèo đang trôi vô định trên sông. Nhưng không phải vì thế mà họ quên hết chất thơ, cái đẹp của đời. Trái lại, họ vẫn thiết tha yêu thương cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người. Câu 5: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Bài thơ "Tràng Giang" đã vẽ trước mắt ta một bức tranh hùng vĩ, với cách nhìn độc đáo vừa gần vừa xa, vừa cao vừa sâu, nhưng bao trùm không gian ấy là một nỗi buồn. Đó không chỉ là nỗi buồn cô đơn lẻ loi của chính tác giả mà còn là nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Bức tranh mà Huy Cận tạo nên với những hình ảnh gần gũi như sông nước bến thuyền vừa mang một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Điều đó đã tô đậm thêm sự độc đáo trong thơ của Huy Cận. _Hết_