Đọc hiểu: Tổ Quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến- Đọc bài thơ sau: Các anh đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa. Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Anh đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm. Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương Anh đã lấy thân mình làm cột mốc Chặn quân thù trên biển đảo quê hương. Anh đã hóa cánh chim muôn dặm sóng Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa! (Trích Tổ quốc ở Trường Sa, Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên 27/5/2021) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong văn bản trên. Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: "Các anh đứng như tượng đài bất tử" Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ sau: "Để một lần Tổ quốc được sinh ra/ Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm? Câu 5. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong văn bản. Câu 6 . Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Đáp án tham khảo Câu 1: Phương thức: Biểu cảm Câu 2: Từ láy +Bồn chồn + Thao thức Câu 3: Biện pháp so sánh: Các anh đứng như tượng đài. Tác dụng: +Tăng giá trị biểu cảm, giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh. +Nhấn mạnh tinh thần kiên trung, bất khuất của những người lính đảo, sẵn sàng chắc tay súng để bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. +t Thể hiện tình cảm, thái độ yêu mến, trân trọng cảm phục những người lính đảo của tác giả. Câu 4. Tổ Quốc được sinh ra: Một Tổ quốc mới được tái sinh, không có chiến tranh, bạo lực, một tổ quốc bình yên, tự do và hạnh phúc, đó là một tổ quốc hòa bình nhưng được đánh đổi bằng máu, bằng xương, bằng thịt, bằng mạng sống của những người anh hùng, của thế hệ cha anh.. Câu 5 Tác giả Nguyễn Việt Chiến đã dùng ngòi bút tài hoa, để phác họa lại hình ảnh những người chiến sĩ với tinh thần và hành động cao cả. Tác giả coi họ là những tượng đài bất khuất, ngoài ra còn sử dụng những từ ngữ miêu tả tinh tế và cảm xúc đã góp phần làm cho chân dung của những người chiến sĩ luôn lưu đọng trong trái tim Nguyễn Việt Chiến nói riêng và vô vàn người đọc khác nói chung. Câu 6: Tinh thần" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh "của các chiến sĩ thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên trung của dân tộc ta từ ngàn đời xưa trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đó là ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ non sông, bờ cõi của ông cha ta để lại. Bác Hồ đã từng kêu gọi toàn quốc kháng chiến" năm 1946: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!" Câu nói "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những các chiến sĩ Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự quả cảm, anh dũng, hi sinh vì nền độc lập của đất nước Việt Nam.