Đọc hiểu: Lang Rận - Nam Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 16 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Lang Rận - Nam Cao bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài.

    Đọc hiểu: Lang Rận - Nam Cao

    Đọc đoạn trích sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể loại, đề tài của văn bản.

    Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

    Câu 3. Nhận xét về ngoại hình của Lang Rận và mụ Lợi được miêu tả trong đoạn trích.

    Câu 4. Thái độ của bà cựu và cô Đính như thế nào khi biết chuyện Lang Rận và mụ Lợi cảm mến nhau?

    Câu 5. Theo em, vì sao Lang Rận lại treo cổ chết? Cái chết của Lang Rận phản ánh bi kịch gì của nhân vật này?

    Câu 6. Qua câu chuyện trên, em hiểu được điều gì về số phận những con người thấp mọn trong xã hội cũ?

    Câu 7. Một trong những nét đặc sắc của truyện là sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm. Theo em, sự kết hợp đó có tác dụng như thế nào?

    Câu 8. Theo em, đâu là ý nghĩa phê phán của truyện?

    Câu 9. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn đối với nhân vật Lang Rận?

    Câu 10. Chủ đề chính, chủ đề phụ của câu chuyện trên là gì?

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.


    - Thể loại: Truyện ngắn;

    - Đề tài của văn bản: Đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

    Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình) ;

    Câu 3.

    - Ngoại hình của Lang Rận và mụ Lợi được miêu tả trong đoạn trích:

    + Lang Rận: Mặt gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè. Nhưng cũng chưa tệ bằng cái lúc anh cười. Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp thêm, hai mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn thêm lên, mà tiếng cười, toàn bằng hơi thở, thoát ra khìn khịt.

    + Mụ Lợi: Không một người đàn bà nào có thể xấu hơn. Mụ béo trục, béo tròn, mặt mũi như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm mà đen như thằng quỷ.

    - Nhận xét: Ngoại hình của cả hai nhân vật được miêu tả vô cùng xấu xí, lem luốc, nhếch nhác..

    Câu 4. Khi biết chuyện Lang Rận và mụ Lợi cảm mến nhau, thái độ của bà cựu và cô Đính: Mỉa mai, giễu cợt: Họ coi chuyện đó là chuyện "buồn cười", họ gọi hai người là "con mụ", "thằng", họ coi chuyện

    Hai người yêu nhau là "vô phúc", họ quyết "rình" bắt quả tang hai người..

    Câu 5.

    - Theo em, Lang Rận treo cổ chết vì buồn, vì giận, hận người, hận đời, vì nghĩ đến nỗi nhục sáng hôm sau mọi người sẽ biết chuyện vụng trộm của hắn với mụ Lợi; hàng loạt các câu văn: Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau.. nhấn mạnh tâm trạng đau khổ, dằn vặt, nhục nhã của nhân vật.

    - Cái chết của Lang Rận phản ánh bi kịch nhân vật: Bi kịch của một con người bình thường, muốn sống cuộc sống bình thường, có gia đình, có hạnh phúc, tình yêu nhưng chỉ vì những bất công của xã hội, vì sự miệt thị, dè bỉu, phân biệt giai cấp của những kẻ tầng lớp trên nên không có được hạnh phúc, cuối cùng phải chết trong nhục nhã.

    Câu 6. Qua câu chuyện trên, cho ta hiểu số phận những con người thấp mọn trong xã hội cũ:

    - Đời sống vật chất nghèo khổ, khốn cùng.

    - Đời sống tinh thần đày bi kịch: Khát khao hạnh phúc nhỏ bé, bình dị cũng không với tới. Có khi, ngoại hình của họ, đời sống tình cảm của họ còn trở thành trò cười, trò mua vui cho những kẻ nhà giàu.

    Câu 7. Một trong những nét đặc sắc của truyện là sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm. Sự kết hợp những yếu tố đó có tác dụng:

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 8. Ý nghĩa phê phán của truyện: Truyện phê phán xã hội bất công, những kẻ giàu có sống tàn ác, vô tâm, miệt thị những người nghèo; những người nghèo khổ thì đói rách, không có được hạnh phúc nhỏ nhoi, phải chết trong tủi nhục.

    Câu 9. Nhận xét tình cảm, thái độ của nhà văn đối với nhân vật Lang Rận:

    Viết về Lang Rận xấu xí, nhếch nhác, nhưng Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân. Giọng kể lạnh lùng của nhà văn ẩn chứa tầm lòng cảm thông sâu sắc dành cho nhân vật: Thương xót cho cảnh nghèo, phải lang thang, ăn nhờ, ở đậu; thương xót cho cảnh bị miệt thị, coi thường, thương xót cho chuyện tình yêu của Lang Rận bị gia đình ông Cựu can thiệp thô bạo ẫn đến cái kết đắng lòng.

    Câu 10.

    - Chủ đề chính: Truyện phản ánh tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước cách mạng, họ bị tước đi quyền sống, quyền hạnh phúc vì những bất công xã hội, mâu thuẫn giai cấp.

    - Chủ đề phụ: Ca ngợi khát vọng tình yêu..
     
    khanhlg, khanhtoan1234, Khoiii44 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...