Đọc hiểu: Đất quê ta mênh mông - Bùi Minh Quốc: Mẹ đào hầm từ lúc thuở còn xanh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 25 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề kiểm tra đọc hiểu bài thơ "Đất quê ta mênh mông" - Bùi Minh Quốc bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu:

    Nhận biết: Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật; bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình; bối cảnh lịch sử - văn hóa; những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc; đề tài của bài thơ..

    Thông hiểu: Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ; ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp; phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

    Vận dụng: Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học; Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

    Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ; Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu; so sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; viết liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn.


    Đọc hiểu: "Đất quê ta mênh mông" - Bùi Minh Quốc

    Đọc đoạn trích sau:

    Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
    nay mẹ đã phơ phơ bạc đầu
    mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
    bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

    Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
    tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
    hầm mẹ giăng như luỹ như thành
    che chở mỗi bước chân con bước...


    Đất quê ta mênh mông
    quân thù không xăm hết được
    lòng mẹ rộng vô cùng
    mẹ giấu cả sư đoàn dưới đất
    nơi hầm tối là nơi sáng nhất
    nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam...


    Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên
    quân thù bạt vía
    xung quanh chúng đều là trận địa.

    Đất quê ta mênh mông

    lòng mẹ rộng vô cùng.(Trích "Đất quê ta mênh mông" - Bùi Minh Quốc, Thơ chống Mỹ, Nhà xuất bản Giáo dục, 1985)

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Xác định: Nhân vật trữ tình, hình tượng trung tâm của đoạn trích.

    Câu 3. Đoạn trích trên viết về đề tài gì?

    Câu 4. Dựa vào nội dung, hãy xác định bối cảnh thời gian được đề cập đến trong đoạn thơ.

    Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập trong hai câu thơ sau:

    Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

    Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam..

    Câu 6. Hình ảnh người mẹ đào hầm dưới tầm đại bác thể hiện vẻ đẹp gì của con người Việt Nam trong chiến tranh?

    Câu 7. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

    Câu 8. Theo em, để phát huy sức mạnh Việt Nam, thế hệ trẻ cần làm những gì?


    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.

    - Thể thơ: Tự do (số tiếng trong từng câu không giống nhau) ;

    - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức biểu cảm.

    Câu 2.

    - Nhân vật trữ tình: Là cái "tôi" tác giả;

    - Hình tượng trung tâm của đoạn trích: Hình tượng người mẹ anh hùng.

    Câu 3. Đoạn trích trên viết về đề tài: Người mẹ Việt Nam anh hùng.


    Câu 4. Dựa vào các thông tin: Mẹ đào hầm, mẹ giấu cả sư đoàn dưới đất, những đoàn quân từ lòng đất xông lên.. có thể thấy bối cảnh thời gian được đề cập đến trong đoạn thơ: Thời gian đất nước có chiến tranh, cả nước đang gồng mình đánh giặc.

    Câu 5. Trong hai câu thơ:

    Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

    Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam..

    - Biện pháp tương phản: Nơi hầm tối – nơi sáng nhất

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh ý nghĩa công việc đào hầm của người mẹ mang lại nhiều giá trị lớn lao;


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6. Hình ảnh người mẹ đào hầm dưới tầm đại bác thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh: Dũng cảm, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm cống hiến hi sinh cho sự nghiệp chung. Đó chính là biểu hiện của tình yêu đất nước sâu sắc, mãnh liệt. Chính sự cống hiến, hi sinh, kiên cường của những con người Việt Nam yêu nước đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc trong chiến tranh vệ quốc.

    Câu 7.

    - Trong đoạn trích, hành động đào hầm của mẹ dưới bom đạn được miêu tả nhiều lần, bên cạnh đó, tác giả còn khẳng định chính sự bất khuất, kiên cường của mẹ đã bảo vệ, tiếp bước cho những con người kháng chiến, khiến kẻ thù không thể tiêu diệt được dân tộc anh hùng..

    - Qua đó, có thể thấy tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích: Sự ngợi ca, kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với người mẹ; đối với những con người Việt Nam yêu nước; thể hiện niềm tự hào trước sức mạnh Việt Nam.

    Câu 8. Theo em, để phát huy sức mạnh Việt Nam, thế hệ trẻ cần:


    - Cần học tập, rèn luyện đạo đức, phát triển bản thân, tích lũy kiến thức và kỹ năng.

    - Có lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ đi trước từ đó ý thức được nghĩa vụ và bổn phận của mình đối với đất nước, từ đó giúp đất nước ngày càng vững mạnh.

    - Có hành động cụ thể để kế thừa và phát huy thành quả của các thế hệ đi trước, thực hiện sứ mệnh của thế hệ mình trong việc phát huy giá trị truyền thống của dân tộc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...