Đọc hiểu: Chân quê - Nguyễn Bính, Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng mười hai 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Chân quê - Nguyễn Bính

    Ngữ văn 10 - Ngữ liệu ngoài SGK


    ĐỀ 1

    Đọc văn bản sau:

    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
    Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em,
    Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
    Như hôm em đi lễ chùa,
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
    Thầy u mình với chúng mình chân quê.
    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

    (Nguyễn Bính, Chân quê)

    [​IMG]

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

    A. Lục bát

    B. Song thất lục bát

    C. Tự do

    D. Lục bát biến thể

    Câu 2. "Em" trong bài thơ là:

    A. Chủ thể trữ tình

    B. Nhân vật trữ tình

    C. Tác giả

    D. Cô gái mà tác giả thầm yêu trộm nhớ

    Câu 3. Cô gái trong bài thơ sau khi đi tỉnh về xuất hiện với vẻ ngoài như thế nào?

    A. Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm;

    B. Yếm lụa sồi, dây lưng đũi;

    C. Áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen;

    D. Cả A, B, C

    Câu 4. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ sau:

    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    A. Câu hỏi tu từ, liệt kê

    B. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ

    C. Điệp ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ;

    D. Điệp ngữ, liệt kê, đối lập tương phản.

    Câu 5. Chàng trai mong mỏi ở cô gái điều gì?

    A. Mong cô gái hãy hiểu cho tình cảm của mình;

    B. Mong cô gái hãy đáp lại tình cảm của mình;

    C. Mong cô gái hãy thay đổi, đừng coi trọng vẻ bề ngoài;

    D. Mong cô gái đừng thay đổi, hãy giữ nét chân quê.

    Câu 6. Hình ảnh hoa chanh, vườn chanh trong câu thơ Hoa chanh nở giữa vườn chanh mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?

    A. Biểu tượng cho vẻ đẹp của thôn quê;

    B. Biểu tượng cho sự hòa hợp, tương xứng giữa con người và hoàn cảnh sống;

    C. Biểu tượng cho nếp nghĩ tôn trọng nét đẹp giản dị của ông cha;

    D. Biểu tượng cho tinh thần dân tộc, cho ý thức giữ mình giữa sự xô bồ của ngoại cảnh.

    Câu 7. Nhan đề "Chân quê" được hiểu như thế nào?

    A. "Chân quê" là tình yêu chân thành dành cho quê hương;

    B. "Chân quê" là tình yêu chân thành dành cho cô gái nơi quê nhà;

    C. "Chân quê" là quê hương nguồn cội, là nơi con người sinh ra và lớn lên;

    D. "Chân quê" là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương.

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 8. Nêu 02 đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

    Câu 9. Nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "anh" được thể hiện trong bài thơ trên.

    Câu 10. Bức thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Bính gửi gắm trong bài thơ trên là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Lục bát

    Câu 2. B. Nhân vật trữ tình

    Câu 3. A. Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm;

    Câu 4. C. Điệp ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ;

    Câu 5. D. Mong cô gái đừng thay đổi, hãy giữ nét chân quê.

    Câu 6. B. Biểu tượng cho sự hòa hợp, tương xứng giữa con người và hoàn cảnh sống;

    Câu 7. D. "Chân quê" là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương.

    Câu 8. 02 đặc điểm của thể thơ lục bát:

    - Mỗi cặp gồm: câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng

    - Gieo vần bằng, vần lưng: tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát; tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo.

    Câu 9. Cảm xúc, tâm sự của nhân vật "anh" được thể hiện trong bài thơ trên:

    - Cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối, xót xa trước sự thay đổi của nhân vật "em" - người con gái mình yêu.

    - Tâm sự: mong em hãy giữ lại nét đẹp chân chất, mộc mạc của người dân thôn quê

    - Nhận xét: Cảm xúc, tâm trạng của chàng trai thể hiện tình yêu chân thành dành cho cô gái, thể hiện lòng thiết thâ với những nét đẹp văn hóa thôn quê.

    Câu 10. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tư 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    Đọc văn bản sau:

    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
    Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em,
    Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
    Như hôm em đi lễ chùa,
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
    Thầy u mình với chúng mình chân quê.
    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

    (Nguyễn Bính, Chân quê)

    Chọn 1 đáp án đúng:

    Câu 1.
    Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

    A. Miêu tả

    B. Biểu cảm

    C. Tự sự

    D. Nghị luận

    Câu 2. Cô gái trong bài thơ Chân quê xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

    A. Mới đi tỉnh về

    B. Mới đi lễ chùa về

    C. Gặp chàng trai ở trên tỉnh

    D. Gặp chàng trai ở trong chùa

    Câu 3. Cụm từ "đợi mãi" trong câu thơ Đợi em ở mãi con đê đầu làng biểu lộ tâm trạng gì của chàng trai?

    A. Cụm từ "đợi mãi" cho thấy sự nhớ nhung đến da diết, cháy bỏng của chàng trai

    B. Cụm từ "đợi mãi" cho thấy sự thất vọng, hụt hẫng cảu chàng trai vì cô gái mãi không thấy về

    C. Cụm từ "đợi mãi" cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về.

    D. Cụm từ "đợi mãi" cho thấy sự hoang mang, lo lắng của chàng trai vì ngự an nguy của cô gái.

    Câu 4. Những câu thơ sau biểu lộ cảm xúc gì của chàng trai?

    "Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    A. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người;

    B. Ngạc nhiên, sững sờ vì dáng vẻ yêu kiều xinh đẹp của em;

    C. Say đắm, choáng ngợp vì sự thay đổi trở nên xinh đẹp của em;

    D. Thất vọng, giận dữ vì em đánh mất vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người thôn quê; mỉa mai cay đắng vì vẻ đẹp thành thị kia không hợp với em chút nào.

    Câu 5. Nhận xét về giọng điệu của bài thơ:

    A. Giọng điệu buồn thương, thống thiết;

    B. Giọng điệu hùng tráng, mạnh mẽ

    C. Giọng điệu mỉa mai, chua chát.

    D. Giọng điệu tâm tình, tha thiết;

    Câu 6. Câu thơ" Thày u mình với chúng mình chân quê "được ngắt nhịp như thế nào?

    A. 4/3

    B. 3/3/2

    C. 6/2

    D. 2/6

    Câu 7. Các từ ngữ:" Sợ mất lòng em "," van em "," cho vừa lòng anh ".. cho thấy thái độ của chàng trai đối với cô gái là như thế nào?

    A. Gay gắt phê phán sự thay đổi của cô gái

    B. Phê phán sự thây đổi của cô gái một cách kín đáo;

    C. Mềm mỏng, tha thiết cầu mong, van nài cô gái giữ lấy chân quê;

    D. Cả A, B, C

    Câu 8. Hãy tìm bố cục và khái quát nội dung chính của bài thơ.

    Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ:

    " Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Câu 10. Theo em, việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thông có đồng nghĩa với việc bài trừ cái mới hoặc văn hóa ngoại bang không?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. B. Biểu cảm

    Câu 2. A. Mới đi tỉnh về

    Câu 3. C. Cụm từ "đợi mãi" cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về.

    Câu 4. A. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người;

    Câu 5. D. Giọng điệu tâm tình, tha thiết;

    Câu 6. B. 3/3/2

    Câu 7. C. Mềm mỏng, tha thiết cầu mong, van nài cô gái giữ lấy chân quê;

    Câu 8.

    - Bố cục bài thơ:

    + 8 dòng đầu: Sự thay đổi của nhân vật "em" sau khi đi tỉnh về và tâm trạng hụt hẫng của "anh"

    + dòng cuối: Mong ước của "anh" về "em" : Hãy giữ lấy chân quê.

    - Khái quát nội dung chính của bài thơ: Bài thơ thể hiện tâm trạng xót xa, hụt hẫng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của người con gái mình yêu cùng ước nguyện tha thiết mong người con gái ấy hãy giữ lấy vẻ đẹp chân chất mộc mạc của thôn quê. Qua đó, bài thơ còn bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tha thiết với những giá trị truyền thống dân tộc của tác giả.

    Câu 9. Trong các câu thơ:

    "Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:

    + Dùng câu hỏi tu từ: Mỗi câu thơ là một câu hỏi tu từ

    + Liệt kê: Cái yếm, cái dây lưng, cái áo, cái khăn

    + Điệp ngữ: nào đâu, cái

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh tâm trạng xót xa, hụt hẫng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của người con gái mình yêu.

    + Tạo giọng điệu thiết tha, khắc khoải cho lời thơ;

    Câu 10. Theo em, việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thông không đồng nghĩa với việc bài trừ cái mới hoặc văn hóa ngoại bang. Bởi tiếp thu cái mới, tiếp thu những vẻ đẹp tích cực của văn hóa ngoại bang sẽ giúp đất nước đổi mới, phát triển. Tuy nhiên, tiếp thu phải có sự chọn lọc và Việt hóa, nếu không sẽ đánh mất giá trị truyền thống..

    Xem tiếp bên dưới: ĐỀ 3
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười hai 2022
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 3

    Đọc văn bản sau:

    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
    Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em,
    Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
    Như hôm em đi lễ chùa,
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
    Thầy u mình với chúng mình chân quê.
    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

    (Nguyễn Bính, Chân quê)

    Chọn 1 đáp án đúng:

    Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

    A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    C. Phong cách ngôn ngữ chính luận

    D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

    Câu 2. Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những hình ảnh miêu tả vẻ ngoài của ai?

    A. Em

    B. Tôi

    C. Em và tôi

    D. Không ai cả

    Câu 3. Cách ăn mặc của nhân vật được miêu tả trong hai câu: "Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng - Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!" là cách ăn mặc như thế nào?

    A. Giản dị, mộc mạc

    B. Sang trọng, quý phái

    C. Khác lạ, xa cách

    D. Lôi thôi, nhếch nhác

    Câu 4. cảm xúc của "anh" khi gặp em đi tỉnh về là:

    A. Hụt hẫng, đau khổ trước sự thay đổi của em

    B. Vui mừng, háo hức vì đợi mãi em đã trở về

    C. Giận dữ, bực bội vì em ăn mặc khác lạ

    D. Dửng dưng, lạnh lùng vì em thay lòng, đổi dạ.

    Câu 5. Lời lẽ của chàng trai đối với cô gái trong bài thơ:

    A. Gay gắt phê phán mỉa mai

    B. Nhẹ nhàng, van vỉ thiết tha

    C. Lạnh lùng, bình thản, không quan tâm

    D. Thân mật, trìu mến

    Câu 6. Ước nguyện của chàng trai trong bài thơ là:

    A. Mong muốn được em yêu thương

    B. Mong muốn em gìn giữ vẻ đẹp "chân quê"

    C. Mong muốn nên duyên chồng vợ

    D. Mong muốn em ăn mặc gọn gàng, chỉn chu hơn.

    Câu 7. em mới đi tỉnh về thôi mà dường như mọi thứ ở con người em đã thaу đổi, điều đó cho thấy:

    A. Em là người dễ thay lòng đổi dạ

    B. Em là người dễ sa đọa, bị lôi kéo

    C. Sức mạnh tha hóa của hoàn cảnh sống

    D. Môi trường хã hội có ѕự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8.
    Theo em, câu thơ "Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa" thể hiện những mong mỏi gì của nhân vật trữ tình? Những mong mỏi ấy nói lên "anh" là người như thế nào?

    Câu 9. Ghi lại những câu thơ có sử dụng hình thức câu hỏi tu từ. Từ đó phân tích giá trị biểu đạt của các câu hỏi tu từ được sử dụng.

    Câu 10. Anh chị có đồng tình với quan niệm của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nên "giữ nguyên quê mùa" không? Vì sao?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    Câu 2. A. Em

    câu 3. C. Khác lạ, xa cách

    câu 4. A. Hụt hẫng, đau khổ trước sự thay đổi của em

    câu 5. B. Nhẹ nhàng, van vỉ thiết tha

    câu 6. B. Mong muốn em gìn giữ vẻ đẹp "chân quê"

    câu 7. D. Môi trường хã hội có ѕự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người

    Câu 8. Theo em, câu thơ "Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa" thể hiện những mong mỏi của nhân vật trữ tình: Mong "em" hãy giữ gìn nét chan chất, mộc mạc, giản dị của quê hương; mong em đừng thay đổi học đòi theo lối sống thành thị nửa mùa, không phù hợp.

    Những mong mỏi ấy nói lên "anh" là người có tình yêu chân thành dành cho em; cùng là người thiết tha với cội nguồn văn hóa quê hương, với những giá trị truyền thống bền vững; đằng sau đó là lòng yêu đất nước.

    Câu 9. Những câu thơ có sử dụng hình thức câu hỏi tu từ:

    Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?


    Giá trị biểu đạt của các câu hỏi tu từ:

    - Thể hiện sự thay đổi nhanh chóng của "em" sau khi đi tỉnh về;

    - Thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, hụt hẫng, đau xót của nhân vật anh;

    - Tạo giọng điệu tha thiết, khắc khoải; tạo tính nhạc cho lời thơ.

    Câu 10.

    - (Nếu) đồng tình. Lí giải: Nên "giữ nguyên quê mùa" vì "quê mùa" trong văn cảnh bài thơ là những giá trị văn hóa bền vững, tốt đẹp của quê hương, vì vậy cần phải giữ gìn để bảo tồn văn hóa, để văn hóa truyền thống không bị mai một..

    - (Nếu) không đồng tình. Lí giải: Bên cạnh việc "giữ nguyên quê mùa" - giữ gìn những nét văn hóa truyền thống còn cần học hỏi những giá trị văn hóa hiện đại; bởi cái hiện đại là cái phát triển, giúp con người bắt kịp thời đại. Việc giữ gìn văn hóa dân tộc không loại trừ việc bài trừ hoàn toàn một nền văn hóa khác, tuy nhiên, học hỏi cần có chọn lọc.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...