Thông điệp của bài thơ chân quê Chân Quê là bài thơ được nhiều nhà phê bình đánh giá là bài thơ tiêu biểu về hồn quê của Nguyễn Bính. Bài thơ chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm của tác giả về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương. Bài thơ là một câu chuyện tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê mới đi tỉnh về. Ngày xưa, nói đến lên tỉnh là đến một nơi rất xa. Bởi khi đó, cuộc sống thường chỉ phía sau lũy tre làng, xoay quanh bến nước, gốc đa sân đình. Vì thế, sự kiện ai đó đi tỉnh được coi là cực kỳ trọng đại và mới lạ. Nếu như các chàng trai cô gái yêu nhau, khi người con gái đi xa như vậy, các chàng sẽ vô cùng lo lắng. Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, sẽ làm thay đổi con người, tâm hồn cô gái. Chàng trai không đợi ở nhà mà anh ra tận đầu làng đứng đợi cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về sẽ như thế nào. Xong rồi bao nhiêu nhớ nhung mong ngóng, bỗng trở thành nỗi xót xa, đau đơn khi thấy cô gái xuất hiện trước mắt với hình ảnh không thể bất ngờ hơn. "Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!" Những trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, suốt ngày rong chơi đàn đúm. Ấy thế mà giờ, nó lại vận vào người em. Nhìn em rộn rang trong trang phục đó mà khiến lòng "tôi" thêm khổ thêm sầu. Mời các bạn đọc bài thơ: Chân Quê Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều 1936 Nguyễn Bính Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội. Nguồn: 1. Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957 2. Nguyễn Bính, Tâm hồn tôi, Nhà in Lê Cường, 1940 3. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003 4. Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017