Đọc hiểu: Bích Câu kì ngộ - Những trích đoạn tiêu biểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mẩu Tũn, 26 Tháng mười 2023.

  1. Mẩu Tũn

    Bài viết:
    316
    Đọc hiểu Bích câu kì ngộ - Những đoạn trích tiêu biểu.

    -Đọc truyện thơ Bích Câu kì ngộ-

    Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu ) là truyện thơ hay về chủ đề tình yêu trong kho tàng truyện thơ Nôm của văn học Việt Nam. Truyện thơ này trước đây được coi là tác phẩm khuyết danh, nhưng theo (Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội 2004) thì tác giả Bích Câu kì ngộ là Vũ Quốc Trân, thuộc bộ phận truyện thơ Nôm bác học

    Chủ đề: Tình yêu, khát vọng hạnh phúc vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.

    Dung lượng: 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên lần đầu gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu đã đem lòng yêu nhớ.

    Nội dung và hình thức: Kế thừa và tiếp thu thành tựu từ kiệt tác Truyện Kiều.

    Bố cục: 4 phần

    Phần 1: Tú Uyên gặp Giáng Kiều, về ốm tương tư

    Phần 2: Tú Uyên kết duyên cùng Giáng Kiều

    Phần 3: Giáng Kiều giận Tú Uyên bỏ đi, sau lại trở về.

    Phần 4: Tú Uyên và Giáng Kiều cùng bay lên cõi tiên

    Tóm tắt truyện thơ Bích Câu kì ngộ.

    Truyện thơ Bích Câu kì ngộ kể lại mối tình giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một chàng thư sinh nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, nhưng chăm chỉ học hành nên trở thành văn nhân nổi tiếng đất Thăng Long. Nhân một lần đi du xuân ở chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một cô gái xinh đẹp, chưa kịp làm quen thì nàng đi mất. Về nhà chàng tương tư rồi sinh bệnh. Sau đó được thần nhân trong mộng chỉ cho cho chàng mua một bức tranh giống hệt cô gái kia về treo trong phòng, sớm khuya tình tự. Một hôm Tú Uyên về muộn, vào nhà thấy mâm cơm đã dọn sẵn, chàng lấy làm lạ, hôm sau chàng vờ đi làm rồi quay về thì mới biết được cô gái trong tranh đã bước ra giúp chàng. Đó cũng chính là Giáng Kiều cô gái mà Tú Uyên gặp hôm đi chơi hội. Kiều vốn ở cõi tiên, vì có tiền duyên với Tú Uyên nên xuống hạ giới để kết duyên với chàng. Giáng Kiều hóa phép ra lâu đài, kẻ hầu người hạ. Hôn lễ được tổ chức linh đình. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên sa ngã, ham mê rượu chè. Giáng Kiều khuyên không được, nàng giận và bỏ đi. Tú Uyên tỉnh ngộ, hối hận tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng, từ đó tình nghĩa vợ chồng mặn nồng hơn xưa. Họ sinh được một người con trai tên là Trần Nhi. Sau đó Tú Uyên học phép tu tiên cùng Giáng Kiều bay về cõi tiên.

    [​IMG]

    Đọc hiểu một số đoạn trích tiêu biểu Bích Câu Kì ngộ trắc nghiệm và tự luận.

    ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1:

    Đọc hiểu Bích câu kì ngộ- Thấy người trước cửa tam quan

    Đọc đoạn trích sau:

    Lược dẫn: Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp chàng bèn làm nhà ở đấy để học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú Uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện trước cửa tam quan. Cô gái ấy là Giáng Kiều, một nàng tiên giáng trần. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ ấy.

    Thấy người trước cửa tam quan

    Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ

    Lạ lùng con mắt người thơ

    Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương

    Rành rành xuyến ngọc thoa vàng

    Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà

    Mỉa chiều nét ngọc làn hoa

    Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời

    Gần xem vẻ mặt thêm tươi

    Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều

    Làn thu lóng lánh đưa theo

    Não người nhăn chút lông nheo cũng tình

    Vốn mang cái bệnh Trương sinh

    Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?

    Đưa tình một nét sóng đào

    Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người

    Nhân duyên ví chẳng tự trời

    Từ lang chưa dễ lạc vời non tiên.

    (Trích Bích Câu kì ngộ, Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Cổ văn Việt Nam, 1952)

    (1) Trương sinh : Trương Quân Thụy dan díu với nàng Thôi Oanh Oanh (Tây sương ký), ý nói kẻ si tình.

    (2) Từ lang: Từ Thức, người Tống Sơn, Thanh Hóa, đời nhà Trần làm tri huyện Tiên Du, đi xem hội mẫu đơn chùa Phật Tích (Bắc Ninh), gặp một nữ lang lỡ tay bẻ gẫy cành hoa, bị nhà chùa giữ lại bắt đền, Từ thương tình cởi áo ra chuộc cho về. Sau Từ thôi quan về quê, qua Nga Sơn gặp lại nữ lang, tức tiên nữ Giáng Hương. Nay ở Nga Sơn còn một cửa hang gọi là động Từ Thức, tương truyền là nơi Từ Thức gặp tiên.

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?

    Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích?

    Câu 3 . Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong văn bản?

    Câu 4 . Câu thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương có ý nghĩa gì?

    Câu 5. Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi miêu tả vẻ đẹp của nàng Giáng Kiều? Nêu tác dụng của bút pháp nghệ thuật đó?

    Câu 6: Việc sử dụng các điển tích trong đoạn trích Bích câu kỳ ngộ nhằm mục đích gì?

    Câu 7. Nhận xét về tình cảm của chàng Tú Uyên trong lần đâu gặp gỡ người đẹp?

    Câu 8. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy cho biết thế nào là "người đẹp trong tranh" hay "người đẹp như tranh"? Hãy chia sẻ tưởng tượng của mình về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh?

    Đáp án tham khảo:

    Câu 1:

    Thể thơ lục bát

    Câu 2:

    Phương thức: Miêu tả, biểu cảm, tự sự

    Câu 3:

    Từ láy: Nhởn nhơ, tha thướt, rành rành, thoảng, lóng lánh, rườm rà

    Câu 4:

    Chỉ người con gái trinh nguyên, xuân thì, e ấp, có vẻ đẹp thanh thoát.

    Câu 5: Biện pháp ước lệ tương trưng

    Tác dụng:

    - Tăng sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ, giúp câu thơ cô đọng, hàm xúc

    - Nhấn mạnh vào sự say mê, si tình của Tú Uyên trước vẻ đẹp như tiên, như mộng của Giáng Kiều.

    Câu 6:

    Việc sử dụng các điển tích trong đoạn trích khiến cho chúng ta dễ dàng liên tưởng, khái quát về một vấn đề được nhắc tới trong văn bản. Không chỉ vậy, việc sử dụng điển tích còn khiến cho đoạn ăn trở nên giàu cảm xúc hơn, dễ gây ấn tượng với người đọc.

    Câu 7:

    Chàng Tú Uyên vô cùng say mê, bị hút hồn bởi vẻ đẹp như tiên nữ của Giáng Kiều, chàng như ngây dại trước vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành của nàng từ ánh mắt, đến dáng điệu..

    Câu 8:

    Người đẹp như tranh hay người đẹp trong tranh là nhận định để so sánh về vẻ đẹp xuất chúng, nghiêng nước nghiêng thành, dung mạo xuất thần, đẹp tựa như những qui chuẩn của tranh vẽ.

    - Hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh theo tưởng tượng là vẻ đẹp tuyệt trần, hiếm có.

    ☆Xem tiếp bên dưới Bích câu kì ngộ trắc nghiệm..
     
    Ôn An Na, LieuDuong, chiqudoll6 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Mẩu Tũn

    Bài viết:
    316
    ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

    BÍCH CÂU KÌ NGỘ TRẮC NGHIỆM

    Đọc hiểu Bích Câu kì ngộ thấy người trước cửa tam quan.

    Đọc đoạn trích sau:

    Lược dẫn:
    Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp chàng bèn làm nhà ở đấy để học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú Uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện trước cửa tam quan. Cô gái ấy là Giáng Kiều, một nàng tiên giáng trần. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ ấy.

    Thấy người trước cửa tam quan

    Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ

    Lạ lùng con mắt người thơ

    Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương

    Rành rành xuyến ngọc thoa vàng

    Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà

    Mỉa chiều nét ngọc làn hoa

    Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời

    Gần xem vẻ mặt thêm tươi

    Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều

    Làn thu lóng lánh đưa theo

    Não người nhăn chút lông nheo cũng tình

    Vốn mang cái bệnh Trương sinh

    Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?

    Đưa tình một nét sóng đào

    Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người

    Nhân duyên ví chẳng tự trời

    Từ lang chưa dễ lạc vời non tiên.

    (Trích Bích Câu kì ngộ , Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Cổ văn Việt Nam, 1952)

    (1) Trương sinh: Trương Quân Thụy dan díu với nàng Thôi Oanh Oanh (Tây sương ký), ý nói kẻ si tình.

    (2) Từ lang: Từ Thức, người Tống Sơn, Thanh Hóa, đời nhà Trần làm tri huyện Tiên Du, đi xem hội mẫu đơn chùa Phật Tích (Bắc Ninh), gặp một nữ lang lỡ tay bẻ gẫy cành hoa, bị nhà chùa giữ lại bắt đền, Từ thương tình cởi áo ra chuộc cho về. Sau Từ thôi quan về quê, qua Nga Sơn gặp lại nữ lang, tức tiên nữ Giáng Hương. Nay ở Nga Sơn còn một cửa hang gọi là động Từ Thức, tương truyền là nơi Từ Thức gặp tiên.

    Trả lời các câu hỏi sau:

    Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích là:


    A: Miêu tả, biểu cảm, tự sự

    B. Nghị luận, miêu tả

    C. Tự sự, nghị luận

    D. Biểu cảm, nghị luận.

    Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là?

    A. Tự do

    B. Lục bát

    C. Song thất lục bát

    D. Thất ngôn bát cú Đường luật

    Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất

    B. Ngôi thứ hai

    C. Ngôi thứ ba

    D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

    Câu 4. Đề tài của đoạn trích trên là:

    A. Hôn nhân

    B. Gặp gỡ

    C. Đoàn tụ

    D. Chia li

    Câu 5. Câu chuyện trên được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

    A. Nhân vật chàng trai

    B. Nhân vật cô gái

    C. Nhân vật ẩn danh

    D. Cả A và C

    Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về cảm xúc của chàng trai khi nhìn thấy cô gái?

    A. Hồi hộp

    B. Ngạc nhiên

    C. Buồn bã

    D. Say đắm

    Câu 7. Tác giả sử dụng bút pháp nào sau đây khi miêu tả cô gái?

    A. Bút pháp ước lệ

    B. Bút pháp tả thực

    C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

    D. Bút pháp chấm phá

    Câu 8. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của đoạn trích?

    A. Nỗi buồn của chàng trai khi phải xa người mình yêu dấu

    B. Tình yêu say đắm của chàng trai và cô gái

    C. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa chàng trai và cô gái

    D. Sự say đắm của chàng trai trước vẻ đẹp của cô gái

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 9. Câu thơ "Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời" lấy ý từ câu thành ngữ nào?

    Câu 10. Bạn có nhận xét gì về nhân vật chàng trai trong đoạn trích trên?

    Câu 10. Bạn hãy lí giải vì sao tác giả gọi cuộc gặp gỡ nói trên của chàng trai và cô gái là một cuộc kì ngộ?

    Đáp án tham khảo

    Câu 1: A . Miêu tả, biểu cảm, tự sự

    Câu 2. B Lục bát

    Câu 3. C Ngôi thứ ba

    Câu 4. B Gặp gỡ

    Câu 5. C Nhân vật ẩn danh

    Câu 6. D Say đắm

    Câu 7. A Bút pháp ước lệ

    Câu 8. D Sự say đắm của chàng trai trước vẻ đẹp của cô gái.

    Câu 9

    Câu thơ "Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời" lấy ý từ câu thành ngữ "chim sa cá lặn".

    Câu 10

    Nhận xét về nhân vật chàng trai trong đoạn trích: Đó là một chàng trai si tình. Khi gặp cô gái, chàng đã ngay lập tức đắm đuối trước vẻ đẹp của cô gái, và cũng ngay lập tức đem lòng yêu cô gái.

    Câu 11:

    Cuộc gặp gỡ trên được gọi là một cuộc kì ngộ (cuộc gặp gỡ kì lạ) vì:

    – Cô gái ở đây là một nàng tiên giáng trần

    – Vừa gặp họ đã đem lòng yêu nhau, như đã có duyên tiền định.



    ☆Xem tiếp bên dưới Đọc hiểu Tú Uyên gặp Giáng Kiều..
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...