Đề Giữa Kỳ 2 Quốc Phòng lớp 11 Có đáp án

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 25 Tháng ba 2022.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    Câu 1. Khi bắn súng tiểu liên AK, với góc bắn nào dưới đây đường đạn sẽ đi xa nhất?

    A. Góc bắn = 350. B. Góc bắn > 350. C. Góc bắn = 450. D. Góc bắn < 450.

    Câu 2. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK có tác dụng định hướng bay ban đầu cho đầu đạn khi bắn?

    A. Nòng súng B. Thân đạn C. Đầu đạn D. Thân súng

    Câu 3. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK khi bắn có tác dụng đóng, mở khóa nòng, làm cho đạn nổ, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn?

    A. Bệ khóa nòng và thoi đẩy B. Nòng súng

    C. Khóa nòng D. Hộp khóa nòng

    Câu 4. Thành phần nào của đạn tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định?

    A. Hình dáng đầu đạn B. Chất liệu làm vỏ đạn

    C. Số lượng thuốc phóng D. Hình dáng thân đạn

    Câu 5. Thực chất của lấy đường ngắm cơ bản là:

    A. Là tạo cho súng một góc bắn về tầm và hướng.

    B. Là tạo cho súng thăng bằng để bắn trúng mục tiêu.

    C. Là đưa đường ngắm đúng đến điểm định bắn trên mục tiêu.

    D. Là hướng thẳng trục nòng súng vào mục tiêu, bóp cò.

    Câu 6. Tìm câu trả lời sai? Theo công dụng người ta phân loại lựu đạn thành:

    A. Lựu đạn chống bộ binh B. Lựu đạn chống cháy

    C. Lựu đạn khói D. Lựu đan chống tăng

    Câu 7. Nếu trong kho có nhiều vũ khí, vật chất khác thì lựu đạn được cất giữ như thế nào?

    A. Có thể để cùng với thuốc nổ, nhưng không gần vật dễ cháy

    B. Khi để lẫn với thuốc nổ phải kê đệm chắc chắn

    C. Khi để lẫn với vật dễ cháy phải chuẩn tốt dụng cụ cứu hỏa

    D. Không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, vật dễ cháy

    Câu 8. Theo công dụng người ta phân loại thuốc nổ thành những loại nào?

    A. Tất cả đều đúng B. Thuốc phóng C. Thuốc mồi D. Thuốc phá

    Câu 9. Điểm bắn đúng là gì?

    A. Là điểm xác định trước trên mục tiêu mà đường ngắm cơ bản chiếu vào.

    B. Là điểm chạm của súng, đạn trên mục tiêu.

    C. Là điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu mà đạn đi qua.

    D. Là điểm đã được xác định trên mục tiêu mà đạn đi qua.

    Câu 10. Với mục tiêu cao, lớn ta chọn thước ngắm, điểm ngắm thế nào?

    A. Thước ngắm nhỏ hơn cự ly bắn, chọn điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

    B. Thước ngắm lớn hơn cự ly bắn, chọn điểm ngắm chính giữa mục tiêu.

    C. Thước ngắm tương ứng với cự ly bắn, chọn điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

    D. Thước ngắm tương ứng với cự ly bắn, chọn điểm ngắm chính giữa mục tiêu.

    Câu 11. Khi mặt súng bị nghiêng thì điểm chạm của đạn trên mục tiêu:

    A. Nghiêng bên nào lệch bên đó và thấp hơn điểm định bắn.

    B. Nghiêng bên nào lệch bên đó nhưng không cao, không thấp.

    C. Nghiêng bên nào lệch bên đó và cao hơn điểm định bắn.

    D. Không sai lệch.

    Câu 12. Bộ phận nào của đạn súng tiểu liên AK có tác dụng sinh ra áp lực cao để đẩy đầu đạn chuyển động khi bắn?

    A. Buồng đạn B. Nòng súng C. Thuốc phóng D. Hạt lửa

    Câu 13. Như thế nào là lấy sai đường ngắm cơ bản:

    A. Đỉnh đầu ngắm ở chính giữa và không ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm.

    B. Là sai góc bắn, điểm ngắm, đồng thời mặt súng bị nghiêng.

    C. Đỉnh đầu ngắm không ở chính giữa và ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm.

    D. Lấy thước ngắm không đúng, đỉnh đầu ngắm ở chính giữa và ngang bằng với hai mép trên của thành khe ngắm.

    Câu 14. Thực chất của lấy đường ngắm đúng là gì?

    A. Là tạo cho súng thăng bằng để bắn trúng mục tiêu.

    B. Là đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định ngắm trên mục tiêu.

    C. Là tạo cho súng một góc bắn về tầm và hướng.

    D. Là đưa đường ngắm đúng đến điểm định bắn trên mục tiêu.

    Câu 15. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng dẫn thoi đẩy chuyển động, giữ súng, bảo vệ tay không bị nóng khi bắn?

    A. Báng súng và tay cầm B. Hộp tiếp đạn

    C. Bệ khóa nòng và thoi đẩy D. Ống dẫn thoi và ốp lót tay

    Câu 16. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

    A. Hộp khóa nòng B. Bộ phận giảm nẩy

    C. Lò xo đẩy về D. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

    Câu 17. Trong quá trình vận chuyển, giữ gìn lựu đạn cần lưu ý gì?

    A. Không để rơi, không va chạm mạnh

    B. Động tác nhẹ nhàng khi tung, ném trong vận chuyển

    C. Phải kiểm tra chốt an toàn lựu đạn xong mới được vận chuyển

    D. Phải kiểm tra cẩn thận khi vận chuyển cùng thuốc nổ

    Câu 18. Súng trường CKC dùng chung đạn với mấy loại súng?

    A. Với 2 loại súng B. Với 4 loại súng C. Với 3 loại súng D. Với 5 loại súng

    Câu 19. Tìm câu trả lời sai? Theo công dụng người ta phân loại thuốc nổ thành:

    A. Thuốc phóng B. Thuốc phá C. Thuốc mồi D. Thuốc pháo

    Câu 20. Mặt súng nghiêng là gì?

    A. Điểm ngắm đúng không song song với mặt phẳng ngang.

    B. Mép trên thành khe ngắm song song với mặt phẳng ngang.

    C. Đường ngắm đúng không song song với mặt phẳng ngang.

    D. Mép trên thành khe ngắm không song song với mặt phẳng ngang .

    Câu 21. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng, lựu đạn được cất giữ ở đâu?

    A. Không quy định cụ thể, nhưng phải bí mật

    B. Không quy định, nhưng thường để nơi có độ ẩm phù hợp

    C. Nơi quy định, kín đáo, ngầm sâu dưới đất

    D. Nơi quy định, khô ráo, thoáng gió

    Câu 22. Đầu đạn súng tiểu liên AK (K56) không sơn là?

    A. Đạn vạch đường B. Đạn xuyên cháy C. Đạn thường D. Đạn cháy

    Câu 23. Sai điểm ngắm là gì?

    A. Khi bắn, nếu ngắm sai điểm ngắm, thì cự ly bắn càng xa, độ sai lệch càng lớn.

    B. Khi bắn, ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu, thì điểm chạm trên mục tiêu sai lệch bấy nhiêu.

    C. Khi bắn, nếu ngắm sai điểm ngắm nhưng đường ngắm cơ bản chính xác, thì điểm chạm trên mục tiêu không sai lệch.

    D. Khi bắn, ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu, thì điểm chạm trên mục tiêu thấp và lệch sang trái so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.

    Câu 24. Điểm ngắm đúng là điểm gì?

    A. Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn, thì quỹ đạo của đường đạn sẽ đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

    B. Là điểm chiếu thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.

    C. Điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn, thì quỹ đạo của đường đạn sẽ đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

    D. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm định bắn trên mục tiêu, với điều kiện mặt súng không bị nghiêng.

    Câu 25. Sai đường ngắm cơ bản là thế nào?

    A. Sai về góc bắn và hướng bắn.

    B. Sai lệch về hướng bắn, góc bắn, cự ly bắn và động tác bắn.

    C. Sai về hướng bắn, động tác bắn.

    D. Sai về góc bắn, cự ly bắn.

    Câu 26. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, khóa an toàn, định cách bắn?

    A. Bộ phận đẩy về B. Bộ phận cò

    C. Tay kéo bệ khóa nòng D. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

    Câu 27. Bắn mục tiêu bia số 4, cự ly 100m bằng súng tiểu liên AK, ta thường chọn thước ngắm, điểm ngắm:

    A. Thước ngắm 3, điểm ngắm chính giữa mục tiêu.

    B. Thước ngắm 3, điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

    C. Thước ngắm tương ứng với cự ly bắn, điểm ngắm chính giữa mục tiêu.

    D. Thước ngắm 1, điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

    Câu 28. Súng tiểu liên AK khi bắn, bộ phận nào trên có tác dụng làm cho đầu đạn tự xoay trong quá trình vận động?

    A. Nòng súng B. Đầu đạn C. Vỏ đạn D. Thân đạn

    Câu 29. Đạn B41 có thể xuyên thép dầy bao nhiêu mm?

    A. 210 mm B. 200 mm C. 204 mm D. 202 mm

    Câu 30. Khi bắn súng tiểu liên AK, nếu có gió ngang theo hướng bắn thì ảnh hưởng của gió đến đầu đạn:

    A. Làm cho đầu đạn bay lệch hướng theo chiều ngược hướng gió.

    B. Làm cho đầu đạn bay lệch hướng theo chiều xuôi hướng gió.

    C. Làm cho đầu đạn bay thấp và gần hơn.

    D. Làm cho đầu đạn bay cao và gần hơn.

    Câu 31. Khi bắn súng tiểu liên AK, chọn thước ngắm như thế nào thì điểm ngắm và điểm bắn trùng nhau:

    A. Chọn thước ngắm lớn hơn với cự ly bắn.

    B. Chọn thước ngắm nhỏ hơn với cự ly bắn.

    C. Chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn.

    D. Chọn thước ngắm lớn hơn với cự ly bắn, điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

    Câu 32. Đạn B41 có thể xuyên thủng bê tông dầy bao nhiêu mm?

    A. 900 mm B. 800 mm C. 600 mm D. 700 mm

    Câu 33. Khi lên đạn, thả tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về trước hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

    A. Trước đường tiến của khóa nòng B. Trong hộp tiếp đạn

    C. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn D. Trong buồng đạn

    Câu 34. Muốn bắn được trúng chụm, khi giương súng phải đạt được các yếu tố nào sau đây?

    A. Giữ súng chắc, ghì súng chặt, tì vào vai, không cho súng giật.

    B. Giữ súng chắc, ghì súng chặt, tì vào vai, không cho súng nẩy.

    C. Bằng, chắc, đều, bền.

    D. Giữ súng chắc, ghì súng chặt, tì vào vai.

    Câu 35. Theo công dụng người ta phân loại lựu đạn thành:

    A. Lựu đạn chống cháy B. Tất cả đều đúng C. Lựu đạn khói D. Lựu đan chống tăng

    Câu 36. Lựu đạn cầu Việt Nam sát thương tiêu diệt địch thế nào? Bán kính sát thương?

    A. Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương 6m

    B. Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương là 10m

    C. Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương là 10m

    D. Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương là 6m

    Câu 37. Khi bắn súng tiểu liên AK, nếu có gió dọc xuôi theo hướng bắn thì:

    A. Làm cho đầu đạn bay cao và gần hơn. B. Làm cho đầu đạn bay thấp và gần hơn.

    C. Làm cho đầu đạn bay cao và xa hơn. D. Làm cho đầu đạn bay thấp và xa hơn.

    Câu 38. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động về phía trước?

    A. Hộp khóa nòng B. Bộ phận giảm nẩy C. Bệ khóa nòng D. Bộ phận đẩy về

    Câu 39. Thuốc nổ tôlít (TNT) có đặc tính sau:

    A. Có hút ẩm, \tan trong nước B. Tác dụng với bazơ tạo thành chất nhạy nổ

    C. Tan trong dung môi hữu cơ D. Là một hợp chất, màu vàng nhạt

    Câu 40. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng hất vỏ đạn ra ngoài khi bắn?

    A. Mấu hất vỏ đạn B. Ngoàm giữ đạn

    C. Tay kéo bệ khóa nòng D. Cần định cách bắn

    Câu 41. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

    A. Bệ khóa nòng B. Hộp khóa nòng C. Bộ phận đẩy về D. Bộ phận giảm nẩy

    Câu 42. Khi lên đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về sau hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

    A. Trong buồng đạn B. Trước đường tiến của kim hỏa

    C. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn D. Trong hộp tiếp đạn

    Câu 43. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng?

    A. Nòng súng B. Báng súng và tay cầm

    C. Bộ phận đẩy về D. Bộ phận cò

    Câu 44. Đồ dùng để đựng thuốc nổ TNT, Mê lít là các dụng cụ:

    A. Làm bằng sắt B. Làm bằng nhôm C. Làm bằng thiếc D. Làm bằng đồng

    Câu 45. Tại sao lựu đạn vỏ làm bằng gang?

    A. Gang có giá thành rẻ hơn sắt, thép

    B. Gang có độ bền và không bị han rỉ như sắt, thép

    C. Gang giòn, khi lựu đạn nổ phá vụn thành nhiều mảnh sắc

    D. Gang nhẹ hơn sắt nên khi ném được xa hơn

    Câu 46. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng lựu đạn, cần lưu ý gì với chốt an toàn?

    A. Nếu rút chốt an toàn phải hủy lựu đạn ngay

    B. Nếu rút chốt an toàn phải thay chốt an toàn khác

    C. Phải cẩn thận khi rút chốt an toàn để kiểm tra

    D. Khi chưa dùng không được rút chốt an toàn

    Câu 47. Đầu đạn súng tiểu liên AK (K56) sơn màu xanh lá cây là?

    A. Đạn xuyên cháy B. Đạn cháy C. Đạn vạch đường D. Đạn thường

    Câu 48. Khi bắn súng tiểu liên AK, nếu có gió dọc ngược với hướng bắn thì:

    A. Làm cho đầu đạn bay thấp xuống và xa hơn. B. Làm cho đầu đạn bay thấp xuống và gần hơn.

    C. Làm cho đầu đạn bay cao lên và xa hơn. D. Làm cho đầu đạn bay cao lên và gần hơn.

    Câu 49. Mìn K69 gây nổ bằng gì? Bán kính sát thương là bao nhiêu?

    A. Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, bán kính sát thương là 15-20m

    B. Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ, bán kính sát thương là 10-15m

    C. Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ, bán kính sát thương là 5-10m

    D. Mìn K6 gây nổ bằng lực vướng nổ, bán kính sát thương là 10-15m

    Câu 50. Tại sao đầu đạn của súng tiểu liên AK khi bắn lại tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động?

    A. Do bị lực hút của Trái Đất B. Vì đầu đạn có rãnh xoắn

    C. Do nòng súng có rãnh xoắn D. Do cấu tạo của vỏ đạn
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...