Đề kiểm tra giữa kỳ 1 ngữ văn 11 có kèm đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thanhminhthuy, 12 Tháng hai 2022.

  1. thanhminhthuy Văn học là nhân học

    Bài viết:
    18
    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021

    Môn: Ngữ văn, Lớp: 11

    Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

    I. ĐỌC HIỂU (3, 0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:

    Hôm qua em đi tỉnh về

    Đợi em ở mãi con đê đầu làng

    Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

    Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em

    Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

    Như hôm em đi lễ chùa

    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

    Hoa chanh nở giữa vườn chanh

    Thầy u mình với chúng mình chân quê

    Hôm qua em đi tỉnh về

    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

    (Chân quê – Nguyễn Bính)

    Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1, 0 điểm)

    Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0, 5 điểm)

    Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0, 5 điểm)

    Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1, 0 điểm)

    Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    II. PHẦN LÀM VĂN

    Câu I (2 điểm)

    Từ bài thơ "Chân quê" Nguyễn Bính, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Câu 2 (5, 0 điểm)

    Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.



    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

    Môn: Ngữ văn, lớp 11

    (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm.. trang)

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    3, 0

    1

    - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

    - Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: Đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh nêu được đúng thể thơ và tác dung: 1, 0 điểm.

    - Học sinh nêu được thể thơ: 0, 5 điểm.

    - Học sinh nêu được tác dụng nhưng chưa đầy đủ: 0, 25 điểm.

    0, 5

    0, 5

    2

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    0, 5

    3

    - Nhân vật trữ tình: Nhân vật anh – chàng trai.

    0, 5

    4

    - Biện pháp tu từ:

    + Liệt kê (trang phục của cô gái) ;

    + Câu hỏi tu từ (4 câu) : "Nào đâu cái yếm.. nái đen?";

    + Điệp ngữ: nào đâu .

    - Học sinh nêu được 3 biện pháp tu từ trở lên: 1, 0 điểm.

    - Học sinh nêu được 2 chi tiết: 0, 75 điểm.

    - Học sinh nêu được 1 chi tiết: 0, 5 điểm.

    1, 0

    II

    1

    Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    2, 0

    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

    Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành

    0, 25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    0, 25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận

    Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

    Từ bài thơ "Chân quê" Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

    - Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được.

    - Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm.

    - Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    - Bàn luận, mở rộng vấn đề:

    + Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng).

    + Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

    0, 75

    Hướng dẫn chấm:

    + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0, 75 điểm).

    + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0, 5 điểm).

    + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: Lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0, 25 điểm).

    Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0, 25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

    - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0, 5 điểm.

    - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0, 25 điểm.

    0, 5

    2

    Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    0, 25

    * Phân tích

    Bức tranh Phố huyện vào thời điểm chiều tàn được vẽ nên bằng sự hòa phối giữa con người và cảnh vật, đó là khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn cùng những kiếp người nhỏ bé và đặc biệt nữa là tâm trạng của Liên trước thời khắc của ngày tàn:

    1. Khung cảnh ngày tàn

    - Âm thanh:

    + Tiếng trống thu không: Tiếng trống khép lại một buổi chiều quê lặng lẽ

    + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.

    + Tiếng muỗi vo ve.

    ⇒ Âm thanh xuất hiện dường như lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn

    - Hình ảnh, màu sắc:

    + "Phương tây đỏ rực như lửa cháy",

    + "Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn".

    ⇒ Màu sắc đẹp nhưng gợi lên một buổi chiều tàn lặng lẽ ảm đạm

    - Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

    ⇒ Bức họa đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.

    - Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu

    ⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

    2. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

    - Cảnh chợ tàn cộng hưởng với khung cảnh thiên nhiên ngày tàn

    + Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất

    + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

    ⇒ Khung cảnh buồn, tàn tạ, trống vắng, quạnh hiu

    - Con người:

    + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ: Dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng

    + Mẹ con chị Tí: Với cái hàng nước đơn sơ, vắng khác Bà cụ Thi: Hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

    + Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

    + Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

    ⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: Sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.

    3. Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn

    - Cảm nhận rất rõ: "Mùi riêng của đất, của quê hương này" từ tâm hồn nhạy cảm

    - Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: Gợi cho Liên nỗi buồn thậm thía

    - Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng c Xót thương mẹ con chị Tí: Ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.

    ⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

    * Nghệ thuật:

    - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình

    - Ngôn ngữ miêu tả đầy chất thơ

    - Bút pháp trữ tình đan xen chất hiện thực

    - Giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng mà thấm đẫm nỗi buồn.

    Hướng dẫn chấm:

    - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2, 0 điểm - 2, 5 điểm

    -Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1, 0 điểm - 1, 75 điểm.

    -Phân tích chung chung, sơ sài: 0, 25 điểm - 0, 75 điểm.

    2, 5

    * Đánh giá:

    Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được Thạch Lam xây dựng trong tác phẩm mang vẻ trầm buồn hiu hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt; đồng thời gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở

    Hướng dẫn chấm:

    - Trình bày được 2 ý: 0, 5 điểm.

    - Trình bày được 1 ý: 0, 25 điểm.

    0, 5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

    Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0, 25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

    - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0, 5 điểm.

    - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0, 25 điểm.

    0, 5

    Tổng điểm

    10, 0

    * * *Hết..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...