Đề cương ôn sinh giữa kì 11

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi vllananhh, 30 Tháng mười 2023.

  1. vllananhh

    Bài viết:
    9
    Trắc nghiệm

    Câu 1 . Kết luận nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

    A. Điều hòa các quá trình trao đổi chất và năng lượng.

    B. Thải các chất vào môi trường

    C. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất

    D. Tăng số lượng tế bào của cơ thể

    Câu 2 . Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể thực vật?

    A. Thực vật lấy nước và CO2 cung cấp nguyên liệu cho quang hợp ở trong tế bào.

    B. Quang hợp trong tế bào tạo ra ATP, ATP này cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

    C. Nước được thực vật hấp thụ, và ở tế bào chúng tham gia cấu tạo tế bào.

    D. Quá trình dị hóa trong tế bào thực vật tạo ra CO2, CO2 đó được cơ thể thực vật thải ra môi trường.

    Câu 3 . Chất nào sau đây đóng vài trò là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây?

    A. H2O.

    B. Glucose.

    C. ATP.

    D. O2.

    Câu 4 . Vận chuyển nước và chất khoáng theo con đường gian bào khi đến vùng nội bì thì bị chặn bởi

    A. Đai Caspary.

    B. Quản bào.

    C. Mạch ống.

    D. Màng tế bào nội bì.

    Câu 5. Nhân tố cần cho quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây là

    A. Ánh sáng.

    B. Nhiệt độ

    C. Độ ẩm không khí.

    D. Chất khoáng.

    Câu 6 . Cân bằng nước ở thực vật xảy ra khi

    A. Lượng nước được cây lấy vào bằng hoặc lớn hơn lượng nước thoát ra.

    B. Lượng nước được cây lấy vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra.

    C. Lượng nước cây lấy vào để tổng hợp các chất hữu cơ chiếm 99%.

    D. Lượng nước thoát ra chiếm tỉ lệ 1% tổng lượng nước cây lấy được.

    Câu 7. Khi cắm hoa hồng màu trắng vào dung dịch pha màu thực phẩm màu tím và để qua đêm thì cánh hoa có màu tím. Thí nghiệm này chứng minh

    A. Nước được vận chuyển trong thân của cây.

    B. Cánh hoa có khả năng hút nước.

    C. Phẩm màu là chất dinh dưỡng cho hoa.

    D. Cánh hoa có khả năng thoát hơi nước.

    Câu 8: Quang hợp ở thực vật là quá trình.. (1) hấp thụ và sử dụng năng lượng.. (2) để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ C6H12O6 đồng thời giải phóng O2. Từ còn thiếu ở chỗ trống (1) và (2) lần lượt là

    A. (1) lục lạp, (2) ánh sáng.

    B. (1) diệp lục a, (2) mặt trời.

    C. (1) carotenoid, (2) hóa học.

    D. (1) diệp lục b, (2) ánh sáng.

    Câu 9 . Pha sáng của quang hợp tạo chất nào?

    A. CO2.

    B. NO2.

    C. CO.

    D. O2.

    Câu 10 . Điểm bù CO2 là điểm mà tại đó cường độ quang hợp

    A. Bằng cường độ hô hấp.

    B. Đạt cao nhất.

    C. Đạt thấp nhất.

    D. Nhỏ hơn cường độ hô hấp.

    Câu 11 . Các biện pháp kĩ thuật nông học nhằm nâng cao năng suất cây trồng đó là:

    1. Bón phân hợp lý.

    2. Cung cấp đủ nước cho cây

    3. Sử dụng đèn LED.

    4. Gieo trồng đúng thời vụ.

    A. 1, 2, 3

    B. 2, 3, 4

    C. 1, 3, 4

    D. 1, 2, 4.

    Câu 12 . Ở những thực vật, sắc tố trực tiếp biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH là

    A. Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

    B. Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.

    C. Xantophyll ở trung tâm phản ứng.

    D. Carotene ở trung tâm phản ứng

    Câu 13 . Chuyển hóa năng lượng ở thực vật xảy ra theo trình tự nào?

    1. Phân giải các chất hữu cơ phực tạp thành các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng trong ATP, NADH..

    2. Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng đều chuyển hóa thành nhiệt năng và tỏa ra môi trường

    3. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích lũy trong các liên kết hóa học.

    4. Năng lượng trong ATP được sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp các chất, vận động, sinh sản..

    A. 3 --> 1--> 4) --> 2

    B. 2 --> 4 --> 1 --> 3.

    C. 1 --> 2 --> 3--> 4.

    D. 1--> 4 --> 3 --> 2.

    Câu 14 . Kết luận nào giải thích được độ ẩm đất và không khí có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật?

    A. Độ ẩm đất phù hợp giúp cho quá trình hô hấp thuận lợi và làm tăng kích thước rễ.

    B. Độ ẩm đất càng cao khả năng hút nước và chất khoáng càng tăng.

    C. Độ ẩm không khí cao, làm tăng tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng.

    D. Độ ẩm không khí thấp, cường độ thoát hơi nước giảm, qua đó hạn chế quá trình hấp thụ nước và khoáng.

    Câu 15 . Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá có các bước sau:

    (1) Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá.

    (2) Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí nghiệm.

    (3) Đặt 2 mảnh giấy thấm tẩm cobalt chroride đã sấy khô lên mặt trên và dưới của lá theo hướng đối xứng nhau.

    Trình tự đúng của thí nghiệm là

    A. (1) → (2) → (3).

    B. (3) → (1) → (2).

    C. (2) → (1) → (3).

    D. (3) → (2) → (1).

    Câu 16 . Sự thích nghi của thực vật C4 và thực vật CAM trong điều kiện môi trường bất lợi là gì?

    A. Có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2.

    B. Tăng cường thoát hơi nước giảm nhiệt độ cơ thể.

    C. Tăng cường mở khí khổng để lấy CO2.

    D. Có chu trình C3 để cố định CO2.

    Câu 17 . Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp?

    A. Trong giới hạn nhất định, khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng.

    B. Cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với nồng độ CO2.

    C. Trong giới hạn về nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp tăng nhanh và đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu.

    D. Tia đỏ thúc đẩy quá trình tổng hợp carbohydrate.

    Câu 18 . Cho những bước sau để thực hiện thí nghiệm tách diệp lục trong lá cây.

    (1) Cân khoảng 2 g lá cây màu xanh cắt bỏ cuống lá và gân chính, cắt nhỏ lá, cho vào 2 bình tam giác đánh số 1, 2.

    (2) Quan sát màu sắc của 2 ống nghiệm tương ứng.

    (3) Đổ khoảng 20 ml dung dịch cồn 900 vào bình số 1, 20ml nước cất vào bình số 2 và để 15 phút.

    (4) Dùng phễu để lọc lấy dung dịch trong 2 bình vào 2 ống nghiệm đánh số tương ứng.

    A. (1) → (2) → (3) → (4).

    B. (1) → (3) → (2) → (4).

    C. (1) → (3) → (4) → (2).

    D. (1) → (3) → (4) → (2).

    Câu 19 . Khi lá cây bị vàng do thiếu dinh dưỡng, bón vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

    A. Mg2+ B. Fe3+ C. Ca2+ D. Na+

    Câu 20 . Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

    A. Phân bón là một trong những nguồn cung cấp chất khoáng quan trọng nhất cho cây trồng.

    B. Trong giới hạn nhất định, lượng phân bón cung cấp tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng.

    C. Năng suất cây trồng là cao nhất khi bón phân với lượng tối ưu.

    D. Liều lượng phân bón vượt qua lượng tối ưu sẽ làm tăng quang hợp do đó năng suất tăng cao.

    Câu 21 . Các chất được tiếp nhận từ môi trường được vận chuyển đến tế bào và tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa là dấu hiệu nào sau đây của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

    A. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.

    B. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

    C. Thải các chất vào môi trường.

    D. Điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

    Câu 22 . Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?

    A. Chất cần thiết mà cơ thể thực vật lấy vào là H2O, thức ăn, CO2.

    B. Chất cần thiết mà cơ thể thực vật lấy vào là H2O, chất khoáng, CO2.

    C. Chất cần thiết mà cơ thể động vật lấy vào là H2O, chất khoáng, O2.

    D. Chất cần thiết mà cơ thể động vật lấy vào là H2O, thức ăn, O2.

    Câu 23 . Nước có vai trò nào sau đây đối với thực vật?

    A. Cung cấp năng lượng.

    B. Điều hòa nhiệt độ.

    C. Điều hòa sinh lý.

    D. Xúc tác trao đổi chất.

    Câu 24 . Con đường mà nước và chất khoáng di chuyển qua thành tế bào và dọc theo không gian giữa các tế bào là con đường

    A. Gian bào.

    B. Tế bào chất.

    C. Xuất bào.

    D. Nhập bào.

    Câu 25 . Nhân tố thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá là

    A. Ánh sáng.

    B. Nhiệt độ

    C. Độ ẩm không khí.

    D. Gió.

    Câu 26 . Cây có thể héo, chết khi trạng thái cân bằng nước ở thực vật như thế nào?

    A. Lượng nước hấp thụ bằng hoặc lớn hơn lượng nước thoát ra.

    B. Lượng nước hấp thụ nhỏ hơn hoặc lớn hơn lượng nước thoát ra.

    C. Lượng nước hấp thụ nhỏ hơn lượng nước thoát ra.

    D. Lượng nước hấp thụ có thể nhỏ hoặc cân bằng với lượng nước thoát ra.

    Câu 27 . Khi cắm hoa cúc màu trắng vào dung dịch pha màu thực phẩm màu đỏ và để qua đêm thì cánh hoa có đốm màu đỏ, đầu cánh hoa có đường viền màu đỏ. Thí nghiệm này chứng minh

    A. Nước được vận chuyển trong thân của cây.

    B. Cánh hoa có khả năng hút nước.

    C. Phẩm màu là chất dinh dưỡng cho hoa.

    D. Cánh hoa có khả năng thoát hơi nước.

    Câu 28 . Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là

    A. 6CO2+ 12H2O à C5H10O5+ 6O2 + 6H2O

    B. 6CO2+ 12H2O à C6H12O6+ 6O2 + 6H2O

    C. 6CO2+ 24H2O à C12H22O11+ 6O2 + 6H2O

    D. 6CO2+ 6H2O à C6H12O6+ 6O2 + 3H2O

    Câu 29 . Sản phẩm của pha sáng gồm:

    A. ATP, NADPH và O2. B. ATP, NADPH và CO2.

    C. ATP, NADP+ và O2. D. ATP, NADPH.

    Câu 30 . Điểm bão hòa CO2 là điểm mà tại đó cường độ quang hợp

    A. Bằng cường độ hô hấp. B. Đạt cao nhất.

    C. Đạt thấp nhất. D. Nhỏ hơn cường độ hô hấp.

    Câu 31 . Biện pháp kĩ thuật nào sau đây là biện pháp công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất cây trồng?

    A. Bón phân hợp lý. B. Cung cấp đủ nước cho cây

    C. Sử dụng đèn LED. D. Gieo trồng đúng thời vụ.

    Câu 32 . Khi tách chiết sắc tố ở thực vật ta thấy có một lớp màu xanh, đây là loại sắc tố nào?

    A. Diệp lục. B. Carotene. C. Xanthophyll. D. Carotenoid.

    Câu 33 . Cho các giai đoạn trong chuyển hóa năng lượng trong sinh giới như sau:

    (1) Năng lượng ánh sáng được thực vật chuyển thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ.

    (2) Năng lượng tích lũy trong ATP được sử dụng cho các hoạt động sống.

    (3) Năng lược tích lũy trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành năng lượng tích lũy trong ATP.

    Trình tự đúng của các giai đoạn là

    A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2).

    C. (2) → (3) → (1). D. (3) → (1) → (4).

    Câu 34 . Phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

    A. Vì nhiệt độ cao làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá nên làm tăng tốc độ hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.

    B. Vì nhiệt độ cao làm giảm hoạt tính của các enzime nên làm tăng tốc độ hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.

    C. Khi nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng hô hấp của loài giúp loài tích lũy được nhiều năng lượng cho quá trình hút khoáng.

    D. Ở trong khoảng nhiệt độ giới hạn, tế bào lông hút có thể bị tổn thương hoặc chết làm giảm khả năng hút nước và khoáng.

    Câu 35 . Cho các kết luận sau

    (1) Cây hấp thụ nước trước, khoáng sau

    (2) Nước được hấp thụ vào lông hút theo cơ chế thụ động.

    (3) Chất vận chuyển qua con đường gian bào chậm hơn qua con đường tế bào chất

    (4) Vận chuyển qua con đường tế bào chất có tính chọn lọc

    Số kết luận đúng là:

    A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

    Câu 36 . Phát biểu nào sau đây đúng về pha tối ở các nhóm thực vật?

    A. Thực vật C3 là nhóm thực vật có sản phẩm cố định CO2 đầu tiên có 3 carbon.

    B. Pha tối của thực vật C3 diễn ra vào ban đêm khi cây không có ánh sáng.

    C. Pha tối ở thực vật C4 có chu trình là chu trình C4 diễn ra vào ban đêm.

    D. Pha tối ở thực vật CAM có chu trình là chu trình C3 đều diễn ra vào ban đêm.

    Câu 37 . Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp?

    1. Trong giới hạn nhất định, khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp cũng tăng.

    2. Cường độ quang hợp tỷ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.

    3. Trong giới hạn về nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp tăng nhanh và đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu.

    4. Tia sáng đỏ thúc đẩy quá trình tổng hợp carbohydrate.

    A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.

    Câu 38 . Khi thiếu nitrogen, cây có biểu hiện nào sau đây?

    A. Lá có màu lục đậm, rễ bị tiêu giảm.

    B. Cây sinh trưởng chậm, lá có màu vàng.

    C. Lá non có màu vàng, rễ bị tiêu giảm.

    D. Lá màu vàng nhạt, có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

    Câu 39 . Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

    A. Bón phân với liều lượng cao quá mức sẽ gây độc cho cây.

    B. Trong giới hạn nhất định, lượng phân bón cung cấp tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng.

    C. Năng suất cây trồng là cao nhất khi bón phân với lượng tối ưu.

    D. Liều lượng phân bón vượt qua lượng tối ưu sẽ làm năng suất tăng cao.

    Câu 40 . Tế bào mạch gỗ của cây gồm:

    A, Quản bào và tế bào nội bì. B. Quản bào và tế bào lông hút.

    C. Quản bào và mạch ống. D. Quản bào và tế bào biểu bì

    Câu 41. Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:

    A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.

    C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.

    Câu 42. Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi:

    A . Đưa cây vào trong tối B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng

    C. Tưới nước cho cây D. Tưới phân cho cây

    Câu 43. Cây hấp thụ Can xi ở dạng:

    A. CaSO4 B. Ca (OH) 2 C. Ca2+ D. CaCO3

    Câu 44. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

    A. N2+, NO-3 B. N2+, NH3+ C . NH+4, NO-3 D. NH4-, NO+3

    Câu 45. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

    A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.

    B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

    C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

    D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

    Câu 46. Khi tế bào khí khổng no nước thì

    A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

    B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

    C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

    D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

    Câu 47. Khi tế bào khí khổng mất nước thì

    A. Thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

    B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

    C. Thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

    D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

    Câu 48. Trong các biện pháp sau:

    (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

    (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. (4) Vun gốc và xới đất cho cây.

    Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Câu 49. Thực vật C4 được phân bố

    A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    B. Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

    C. Rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

    D. Ở vùng sa mạc.

    Câu 50: Những cây nào được kể tên thuộc nhóm thực vật C3?

    A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Lúa, khoai, sắn, đậu.

    C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.


    Tự luận

    Câu 1. Giải thích cơ chế đóng mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước ở thực vật.

    Câu 2. "Thoát hơi nước là một thảm họa tất yếu của thực vật". Em hãy giải thích tại sao?

    Câu 3. Thực vật C4 và CAM có con đường đồng hóa CO2 như thế nào để đảm bảo chúng có thể tổng hợp được chất hữu cơ trong điều kiện môi trường bất lợi?

    Câu 4. Dùng kiến thức đã học về quang hợp, em hãy đề xuất một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng một 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...