Đề cương bài 21: Việt Nam từ năm 1919 -1930 (phần 1) *Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp: - Nông Nghiệp: + Pháp tăng cường đầu tư vốn chủ yếu vào đồn điền cao su. - Công nghiệp: + Chú trọng khai thác mỏ, mở thêm nhiều công ty mới và các cơ sở nông nghiệp chế biến. - Thương nghiệp: +Tư bản Pháp độc quyền đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta. - Giao thông, vận tải: + Đầu tư phát triển về các tuyến đường sắt. - Ngân hàng Động Dương: + Nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. Tư bản Pháp thu thuế bằng mọi thủ đoạn. *Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục: -Về chính trị: + Thực hiện chính sách chia để trị. + Thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ. -Về văn hóa, giáo dục: + Thực hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân. + Khuyến khích các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học. + Tuyên truyền chính sách khai hóa. * Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. -Địa chủ phong kiến: + Đại địa chủ giàu có, cấu kết với Pháp. Làm tay sai cho Pháp, bóc lột nhân dân ta + Địa chủ vừa và nhỏ có thế lực kinh tế vừa và nhỏ, có tinh thần yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện. -Tư sản: + Tư sản là những người giàu có, có quyền lời kinh tế gắn với Pháp, làm tay sai cho Pháp. + Tư sản dân tộc là những người có khuynh hướng kinh doanh độc lập, thế lực nhỏ yếu. Có tinh thần chống Đế Quốc và Phong Kiến, thái độ kiên định khi thỏa hiệp. - Tiểu tư sản: + Là thành phần tri thức, học sinh, sinh viên, dân nghèo bị chèn ép, khinh rẻ, thất nghiệp. Có tinh thần hăng hái với cách mạng, chống Pháp đặc biệt là thành phần tri thức, học sinh, sinh viên là lực lượng quan trọng của cách mạng. - Nông dân: + Nông dân lực điền nghèo khổ, bần cùng hóa, là lực lượng đông đảo của cách mạng. - Công nhân: + Phần lớn xuất thân từ nông dân, bị bắt đi làm thuê, bị bóc lột nặng nề. Có tinh thần cách mạng, nhanh chóng vươn lên làm động lực cho cách mạng nước ta. * Những tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng Việt Nam: - Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) - Sự thành lập Quốc tế Công Sơn (3/1919) - Sự ra đời của hàng loạt đảng cộng sản. => Tác động rất lớn đến Cách mạng Việt Nam. * Phong trào tư sản và công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925: -Tư sản dân tộc: + Chủ trương chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) + Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư bản Pháp (1923) + Thành lập Đảng Lập Hiến. Hạn chế: Dễ thỏa hiệp khi được hưởng một số quyền lợi. - Tiểu tư sản tri thức: + Thành lập một số tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, hồi phục Việt Nam Đảng Thanh Niên +Xuất bản báo (Chuông rè, Người nhà quê, An Nam trẻ) + Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ + Hoạt động tiêu biểu: Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926) Hạn chế: Mang tính tự phát, xốc nổi. - Công nhân: + Còn lẻ tẻ, tự phát, đấu tranh ngày càng nhiều. + Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội trong bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu. + Công nhân xưởng đống tầu Ba Sơn (Sài Gòn) bãi công vào ngày 8/1925 => Chuyển tự đấu tranh tự phát sang tự giác.