Đề cương ôn sử cuối kì 1

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi vllananhh, 27 Tháng mười hai 2023.

  1. vllananhh

    Bài viết:
    8
    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ



    Câu 1. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động

    A. Truyền giáo, buôn bán

    B. Thể thao, du lịch

    C. Đầu tư, hợp tác.

    D. Nhân đạo, từ thiện.

    Câu 2. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan tiến hành xâm lược quốc gia nào sau đây?

    A. Miến Điện.

    B. In-đô-nê-xi-a.

    C. Xin-ga-po.

    D. Cam-pu-chia.

    Câu 3. Thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động

    A. Chiến tranh xâm lược.

    B. Hoạt động thể thao.

    C. Quảng bá du lịch.

    D. Hổ trợ nhân đạo.

    Câu 4. Nội dung nào sau đây là đúng về bối cảnh các nước Đông Nam Á trước khi trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

    A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.

    B. Nhà nước phong kiến đã phát triển thịnh vượng.

    C. Các nước đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

    D. Nhân dân không hợp tác với triều đình phong kiến.

    Câu 5. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của

    A. Mỹ.

    B. Tây Ban Nha.

    C. Bồ Đào Nha.

    D. Pháp.

    Câu 6. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách

    A. "Chia để trị".

    B. "Ngu dân".

    C. "Đồng hóa".

    D. "Phản phong".

    Câu 7. Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á

    A. Bồ Đào Nha.

    B. Tây Ban Nha.

    C. Anh.

    D. Pháp.

    Câu 8. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

    A. In-đô-nê-xi-a.

    B. Xiêm.

    C. Ma-lai-xi-a.

    D. Bru-nây.

    Câu 9. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã

    A. Duy trì thế lực phong kiến ở địa phương.

    B. Sử dụng giai cấp tư sản làm tay sai.

    C. Sử dụng chế độ quân chủ lập hiến.

    D. Đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.

    Câu 10. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã

    A. Kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.

    B. Phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.

    C. Chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.

    D. Chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.

    Câu 11. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã

    A. Kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng nghèo đói.

    B. Phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.

    C. Chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.

    D. Chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.

    Câu 12. Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã

    A. Làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia.

    B. Phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.

    C. Chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.

    D. Chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.

    Câu 13. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của

    A. Thực dân phương Tây.

    B. Phong kiến Trung Quốc.

    C. Quân phiệt Nhật Bản.

    D. Đế quốc Mông Cổ.

    Câu 14. Đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây khi xâm lược Đông Nam Á là

    A. Đông Nam Á hải đảo.

    B. Đông Nam Á lục địa.

    C. Bán đảo Ban Căng.

    D. Bán đảo Cà Mau.

    Câu 15. Về văn hóa, các nước phương Tây thực hiện chính sách gì trong giáo dục?

    A. Phát triển văn hóa bản địa.

    B. Cử học sinh giỏi du học.

    C. Thực hiện chính sách ngu dân.

    D. Chú trọng giáo dục.

    Câu 16. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây?

    A. Là khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây.

    B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.

    C. Là khu vực có tình trạnh chính trị không ổn định do bị chia cắt.

    D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.

    Câu 17. Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân phương Tây khi thực hiện chính sách "chia để trị" ở Đông Nam Á?

    A. Làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước.

    B. Để các nước dể dàng trong việc buôn bán.

    C. Để phát huy sức mạnh của từng quốc gia.

    D. Để đầu tư cho từng nước không bị phân tán.

    Câu 18. Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến chính sách

    A. Thể thao.

    B. Văn hóa.

    C. Tôn giáo.

    D. Ngoại giao.

    Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm?

    A. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

    B. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

    C. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.

    D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối.

    Câu 20. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì lí do nào sau đây?

    A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.

    C. Tiến hành cải cách đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.

    Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?

    A. Lãnh thổ khá rộng, đông dân.

    B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

    C. Chế độ phong kiến khủng hoảng.

    D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo.

    Câu 22. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo?

    A. Buôn bán.

    B. Xâm nhập thị trường.

    C. Cải cách.

    D. Chiến tranh xâm lược.

    Câu 23. Đâu không phải là nguyên nhân Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

    A. Nguồn nhân công lớn.

    B. Giàu tài nguyên.

    C. Giàu hương liệu.

    D. Hàng hóa phong phú.

    Câu 24. Một trong các nguyên nhân khách quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là

    A. Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng.

    B. Chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân.

    C. Nhu cầu về nguyên liệu của các nước thực dân.

    D. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc.

    Câu 25. Trải qua hơn 60 năm (1824-1885), thực dân Anh chiếm được

    A. Việt Nam.

    B. Lào.

    C. Campuchia.

    D. Miến Điện.

    Câu 26. Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo

    A. Con đường tư bản chủ nghĩa.

    B. Con đường xã hội chủ nghĩa.

    C. Thể chế Tổng thống Liên bang.

    D. Liên kết với các nước trong khu vực.

    Câu 27. Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình của

    A. Nhật Bản.

    B. Trung Quốc.

    C. Phương Tây.

    D. Ấn Độ.

    Câu 28. Đầu thế kỉ XX hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành

    A. Trung tâm giao lưu văn hóa Đông - Tây.

    B. Thuộc địa của thực dân phương Tây.

    C. Khu vực buôn bán giao thương lớn trên thế giới.

    D. Khu vực phát triển kinh tế năng động.

    Câu 29. Điểm tương đồng của Xiêm và Nhật Bản trong đường lối phát triển đất nước giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

    A. Tiến hành cải cách và trở thành cường quốc ở châu Á.

    B. Đều lệ thuộc vào các nước phương thực dân phương Tây.

    C. Tiến hành cải cách và phát triển theo tư bản chủ nghĩa.

    D. Đều không đạt được mục đích trong công cuộc cải cách.

    Câu 30. Việt Nam rút ra được bài học gì từ những cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc?

    A. Thực hiện mở cửa buôn bán tự do.

    B. Du nhập tự do văn hóa phương Tây.

    C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    D. Cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

    Câu 31. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách cải cách của Xiêm mà Việt Nam có thể học tập trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước?

    A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp.

    B. Miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp cho nông dân.

    C. Không thỏa hiệp về lãnh thổ với nước ngoài.

    D. Công tác giáo dục đặc biệt được chú trọng.

    Câu 32. Nội dung nào sau đây là sự chuyển biến trong xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

    A. Sự tỏa sáng rực rỡ của nền văn minh phương Đông.

    B. Sự xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân.

    C. Sự tiếp thu khoa học, kĩ thuật từ các nước phương Tây.

    D. Chính sách mở rộng ngoại giao, buôn bán của các nước.

    Câu 33. Cuộc cải cách ở Xiêm (nửa sau thế kỉ XIX) có hạn chế nào sau đây?

    A. Phải vay vốn từ các nước Anh, Pháp để phát triển đất nước.

    B. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.

    C. Đưa đất nước phát triển theo mô hình của các nước phương Tây.

    D. Lợi dụng vị trí nước "vùng đệm" và phát huy thế mạnh kinh tế.

    Câu 34. Điểm tương đồng trong cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là gì?

    A. Tập trung phát triển giáo dục truyền thống.

    B. Tích cực học tập nền giáo dục Hán học.

    C. Chú trọng tiếp thu nền giáo dục phương Tây.

    D. Phải học tập nền giáo dục của Trung Hoa.

    Câu 35. Một trong những kết quả mà cuộc cải cách của vua Rama V mang lại là gì?

    A. Giúp Xiêm trở thành một siêu cường tài chính số 1 trên thế giới.

    B. Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.

    C. Giúp Xiêm trở thành một đất nước hùng cường duy nhất ở châu Á.

    D. Giúp Xiêm trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất trên thế giới.

    Câu 36. Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

    A. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.

    B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.

    C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.

    D. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

    Câu 37. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?

    A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

    B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.

    C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.

    D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

    Câu 38 Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?

    A. Lòng yêu nước tha thiết.

    B. Tinh thần đoàn kết keo sơn.

    C. Giải quyết tranh chấp bằng bạo lực.

    D. Trí thông minh sáng tạo.

    Câu 39. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?

    A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.

    B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.

    C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.

    D. Kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ.

    Câu 40. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?

    A. Đánh nhanh, thắng nhanh.

    B. Tiên phát chế nhân.

    C. Vây thành, diệt viện.

    D. Vườn không nhà trống.

    Câu 41. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã giành được thắng lợi nào sau đây?

    A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.

    B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

    C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

    D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.

    Câu 42. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258-1288), quân và dân nhà Trần đã giành được thắng lợi nào sau đây?

    A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.

    B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

    C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

    D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.

    Câu 43. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để

    A. Chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.

    B. Kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.

    C. Chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

    D. Kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.

    Câu 44. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?

    A. Nhà Tiền Lê.

    B. Nhà Lý.

    C. Nhà Trần.

    D. Nhà Hồ.

    Câu 45. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là

    A. Trận Bạch Đằng.

    B. Trận Như Nguyệt.

    C. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

    D. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

    Câu 46. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Bạch Đằng?

    A. Lý Thường Kiệt.

    B. Lê Hoàn.

    C. Ngô Quyền.

    D. Trần Quốc Tuấn.

    Câu 47. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Kháng chiến chống Thanh của nhà Tây Sơn (1789).

    B. Kháng chiến chống quân Tống thời thời Lý (1075-1077).

    C. Kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn (1858 - 1884).

    D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

    Câu 48. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

    A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.

    B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

    C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

    D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.

    Câu 49. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

    A. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

    B. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

    C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

    D. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

    Câu 50. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

    A. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.

    B. Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.

    C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

    D. Không có tướng lĩnh tài giỏi, thành lũy kiên cố.

    Câu 51. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?

    A. Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.

    B. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.

    C. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.

    D. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.

    Câu 52. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?

    A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

    B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.

    C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.

    D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

    Câu 53. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

    A. Sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

    B. Chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.

    C. Chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.

    D. Tình hình văn hóa - xã hội của quóc gia.

    Câu 54. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa

    A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

    B. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.

    C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.

    D. Hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc.

    Câu 55. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) ?

    A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

    B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

    C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.

    D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

    Câu 56. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỉ XV?

    A. Sử dụng thế đánh phòng ngự, xây thành cố thủ.

    B. Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.

    C. Triều đình chỉ chú trọng xây dựng quân chính quy.

    D. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh lạc hậu.

    Câu 57. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?

    A. Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước.

    B. Hạn chế về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh.

    C. Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí mạnh.

    D. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi.

    Câu 58. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại?

    A. Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

    B. Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam.

    C. Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo.

    D. Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

    Câu 59. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?

    A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều diễn ra dưới tính chất chính nghĩa.

    B. Sự đoàn kết một lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam qua các cuộc đấu tranh.

    C. Kế sách đúng đắn, nghệ thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo trong kháng chiến.

    D. Tương quan lực lượng chênh lệch theo hướng có lợi cho nhân dân Việt Nam.

    Câu 60. Trong cuộc kháng chiến chống Tông (1075-1077), kế sách "Tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?

    A. Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.

    B. Tiêu hao sinh lực địch, kéo dài thời gian chuẩn bị.

    C. Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Tống.

    D. Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.

    Câu 61. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?

    A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.

    B. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo.

    C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.

    D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.

    Câu 62. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?

    A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam.

    B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là phi nghĩa.

    C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược.

    D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự.

    Câu 63. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981) ?

    A. Tiên phát chế nhân.

    B. Đánh thành diệt viện.

    C. Vườn không nhà trống.

    D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

    Câu 64. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì

    A. Nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm.

    B. Đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.

    C. Quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.

    D. Nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.

    Câu 65. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng cách thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên dưới triều Trần?

    A. Tổ chức các hội nghị để thăm dò ý kiến nhân dân.

    B. Bắt giam sứ giả, chủ động tấn công tiêu diệt địch.

    C. Khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ bằng thơ văn.

    D. Trọng dụng nhân tài góp sức chống giặc ngoại xâm.

    Câu 66. Thực tiễn các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?

    A. Duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, láng giềng thân thiện.

    B. Chủ động hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.

    C. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.

    D. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.

    Câu 67. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào so với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

    A. Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc.

    B. Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị.

    C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập.

    D. Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

    Câu 68. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII của nhân dân Việt Nam, tiếng hô "Sát Thát" ở hội nghị Bình Than, quyết tâm "Đánh" tại Hội nghị Diên Hồng cùng lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá giặc mạnh, báo ân vua" đã thể hiện

    A. Tinh thần của "Hào khí Đông A" dưới triều Trần.

    B. Thái độ xem nhẹ hành động xâm lược của quân dân nhà Trần.

    C. Quyết tâm chủ động tấn công giặc của quân dân nhà Trần.

    D. Sự bàn bạc nhất trí đánh giặc của quân dân nhà Trần.

    Câu 69. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân làm nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam trước năm 1945?

    A. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến mang tính quyết định.

    B. Vai trò lãnh đạo sáng suốt, mưu trí của các vị tướng tài.

    C. Triều đình phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.

    D. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn.

    Câu 70. Từ sự thất bại của một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?

    A. Coi trọng việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.

    B. Chính sách hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.

    C. Phát huy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.

    D. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.

    Câu 71. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam?

    A. Các cuộc đấu tranh đều diễn ra dưới sự lãnh đạo của triều đình.

    B. Tât cả các cuộc đấu tranh diễn ra đều giành được thắng lợi vang dội.

    C. Các triều đại phong kiến đều phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân.

    D. Dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.

    Câu 72. Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là

    A. Triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.

    B. Đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.

    C. Không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.

    D. Dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.

    Câu 73. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo?

    A. Buôn bán. B. Xâm nhập thị trường.

    C. Cải cách. D. Chiến tranh xâm lược.

    Câu 74. Đâu không phải là nguyên nhân Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu

    Tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

    A. Nguồn nhân công lớn. B. Giàu tài nguyên.

    C. Giàu hương liệu. D. Hàng hóa phong phú.

    Câu 75. Một trong các nguyên nhân chủ quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là

    A. Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng.

    B. Chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân.

    C. Nhu cầu về nguyên liệu của các nước thực dân.

    D. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc.

    Câu 76. Đâu không phải là một trong các nguyên nhân chủ quan để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là

    A. Chế độ phong kiến bước vào khủng hoảng, suy yếu.

    B. Các cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến.

    C. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có biểu hiện suy thoái.

    D. Chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân.

    Câu 77. Yếu tố khách quan giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX là

    A. Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    B. Xiêm cắt vùng đệm cho các nước đế quốc.

    C. Xiêm trở thành "vùng đệm" của Hà Lan và Pháp.

    D. Xiêm trở thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

    Câu 78. Thực dân phương Tây thực hiện chính sách cai trị về kinh tế nhằm kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng nào?

    A. Lạc hậu, nghèo đói. C. Chỉ trồng được cây nông nghiệp.

    B. Người dân chỉ có thể làm thuê. D. Nạn đói kéo dài liên miên.

    Câu 79. Mục đích của chính sách cai trị về văn hóa- xã hội của các nước phương Tây ở các nước Đông Nam Á là gì?

    A. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào kinh tế chính quốc.

    B. Làm nhụt ý chí chiến đấu của các dân tộc bản địa.

    C. Xây dựng thuộc địa thành một phần kinh tế phát triển của kinh tế chính quốc.

    D. Làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

    Câu 80. Những sản vật đặc trưng nào của các nước Đông Nam Á đã được các nước thực dân phương Tây khai thác từ sớm?

    A. Thóc, khoai, sắn. C. Khoáng sản, dầu mỏ.

    B. Cao su, chè, cà phê, lúa gạo. D. Gỗ, thóc, động hvật quý iếm.

    Câu 81. Chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của các nước phương Tây nhằm mục đích nào dưới đây?

    A. Phát triển kinh tế thuộc địa không đồng đều, trở thành một phần của kinh tế chính quốc.

    B. Biến Đông Nam Á thành thị trường tiềm năng, cạnh tranh với các đối thủ khác.

    C. Biến Đông Nam Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

    D. Xây dựng Đông Nam Á thành thành trì kinh tế vững chắc ở châu Á.

    Câu 82. Nội dung nào dưới đây thể hiện chính sách thống nhất trong chính sách

    Khai thác kinh tế của các nước phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

    A. Khai thác, vơ vét. C. Phát triển các đô thị.

    B. Hình thành các trung tâm công nghiệp. D. Duy trì thể chế chính trị cũ.

    Câu 83. Những cải cách của Rama V ở Xiêm được tiến hành theo mô hình của

    A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Phương Tây. D. Ấn Độ.

    Câu 84. Công cuộc cải cách ở Xiêm năm 1868 đã có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm?

    A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

    B. Giúp Xiêm trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

    C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

    D. Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

    Câu 85. Công cuộc cải cách đã có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm?

    A. Giữ vững được nền độc lập và chủ quyền đất nước.

    B. Giúp Xiêm trở thành nước đồng minh tin cậy của Mĩ.

    C. Đưa Xiêm thành nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á.

    D. Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

    Câu 86. Đâu không phải là ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX?

    A. Thúc đẩy sản xuất phát triển.

    B. Giữ vững nền độc lập và chủ quyền.

    C. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

    D. Giúp Xiêm trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

    Câu 87. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây?

    A. Vì Xiêm không bị các nước phương Tây nhòm ngó.

    B. Vì Xiêm đã là một nước đế quốc hùng mạnh.

    C. Vì Xiêm tiến hành công cuộc cải cách đất nước thành công.

    D. Vì Xiêm đã tổ chức kháng chiến chống Anh, Pháp thành công.

    Câu 88. Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

    A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.

    B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

    C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.

    D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội, đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

    Câu 89. Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước phương Tây ở các nước Đông Nam Á là gì?

    A. Tiến hành khai thác tối đa nguồn lực kinh tế, phát triển kinh tế chính quốc.

    B. Bóc lột triệt để nông nghiệp, cướp bóc ruộng đất của nông dân.

    C. Các thế lực phong kiến vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.

    D. Thực hiện chuyên chính quân sự, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân bản địa.

    Câu 90. Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?

    A. Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa cải cách giáo dục để tạo nguồn lực cho đất nước.

    B. Vừa lợi dụng vị trí "nước đệm", vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc.

    C. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm", vừa kí kết hiệp ước với các đế quốc Anh, Pháp.

    D. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.

    Câu 91. Một trong nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là gì?

    A. Mở đường cho chế độ phong kiến phát triển ở Xiêm.

    B. Đưa Xiêm trở thành đế quốc duy nhất ở châu Á.

    C. Cho thấy cải cách là con đường duy nhất để phát triển.

    D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

    Câu 92. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì lí do nào sau đây?

    A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.

    C. Tiến hành cải cách đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

    D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.

    Câu 93. Một trong những kết quả mà cuộc cải cách của vua Rama V mang lại là gì?

    A. Giúp Xiêm trở thành một siêu cường tài chính số 1 trên thế giới.

    B. Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.

    C. Giúp Xiêm trở thành một đất nước hùng cường duy nhất ở châu Á.

    D. Giúp Xiêm trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất trên thế giới.

    Câu 94. Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là gì?

    A. Các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.

    B. Các đề xướng cải cách chưa hệ thống, chưa toàn diện.

    C. Đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây.

    D. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

    Câu 95. Vì sao cải cách của vua Ra-ma V được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

    A. Do giai cấp phong kiến tiến hành không có thực quyền.

    B. Xiêm vẫn lệ thuộc kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp.

    C. Không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết quyền lợi cho nông dân.

    D. Diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách.

    Câu 96. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm) là gì?

    A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

    B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản.

    C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

    D. Đều là các cuộc vận động cải cách do giai cấp tư sản tiến hành.

    Câu 97. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?

    A. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

    B. Dải đất hình chữ S, có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển.

    C. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ.

    D. Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

    Câu 98. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?

    A. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Âu và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

    B. Cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, dân cư đông đúc.

    C. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ.

    D. Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

    Câu 99. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng

    A. Trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.

    B. Trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.

    C. Đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

    D. Khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

    Câu 100. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào?

    A. Có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

    B. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

    C. Có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

    D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

    Câu 101. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Kháng chiến chống quân Nam Hán, kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, kháng chiến chống Mông -Nguyên thời Trần, kháng chiến chống quân Triệu thời An Dương Vương.

    B. Kháng chiến chống quân Nam Hán, kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.

    C. Kháng chiến chống quân Nam Hán, kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần, kháng chiến chống quân Minh thời Hồ.

    D. Kháng chiến chống quân Nam Hán, kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần, kháng chiến chống quân Pháp thời Nguyễn.

    Câu 102. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 là trận

    A. Bạch Đằng. B. Như Nguyệt.

    C. Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

    Câu 103. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là

    A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Như Nguyệt.

    C. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

    Câu 104. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 là

    A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Như Nguyệt.

    C. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

    Câu 105. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 là

    A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo.

    C. Lê Lợi. D. Quang Trung - Nguyễn Huệ.

    Câu 106. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là

    A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo.

    C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ - Quang Trung.

    Câu 107. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XIX) thắng lợi là do

    A. Kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ.

    B. Ta có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo.

    C. Tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta.

    D. Địch thiếu những viên tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm.

    Câu 108. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam thắng lợi là do

    A. Kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ.

    B. Tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta.

    C. Địch thiếu những tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm.

    D. Nhân dân Việt Nam yêu nước, đoàn kết kháng chiến.

    Câu 109. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Kháng chiến chống Thanh của nhà Tây Sơn (1789).

    B. Kháng chiến chống quân Tống thời thời Lý (1075-1077).

    C. Kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn (1858 - 1884).

    D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

    Câu 110. Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?

    A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

    C. HIệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Hác - măng.

    Câu 111. Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta không thành công là do nguyên nhân nào sau đây?

    A. Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

    B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa, trong

    Quá trình xâm lược, quân giặc không gặp khó khăn về đường hành quân xa, thiếu lương thực..

    C. Nhân dân Việt Nam không có lòng yêu nước, tất cả các tầng lớp nhân dân, các

    Dân tộc đều không tham gia kháng chiến, không tạo thành khối đoàn kết toàn dân

    Vững chắc.

    D. Việt Nam không có vua hiền, tướng giỏi, không có vị trí hiểm yếu để bày binh bố trận mai phục quân xâm lược nhằm tiêu diệt chúng.

    Câu 112. Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta không thành công là do nguyên nhân nào sau đây?

    A. Nhân dân Việt Nam không có lòng yêu nước, tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều không tham gia kháng chiến, không tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc.

    B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa, trong quá trình xâm lược, quân giặc không gặp khó khăn về đường hành quân xa, thiếu lương thực..

    C. Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm; tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

    D. Việt Nam không có vua hiền, tướng giỏi, không có vị trí hiểm yếu để bày binh bố trận mai phục quân xâm lược nhằm tiêu diệt chúng.

    Câu 113. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Bạch Đằng?

    A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn.

    C. Ngô Quyền. D. Trần Quốc Tuấn.

    Câu 114. Năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống ở phòng tuyến trên dòng sông nào?

    A. Bạch Đằng. B. Rạch Gầm.

    C. Thu Bồn. D. Như Nguyệt.

    Câu 115. Trận đánh tiêu biểu của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược (năm 1258) là

    A. Đông Bộ Đầu. B. Sông Bạch Đằng.

    C. Chi Lăng - Xương Giang. D. Đống Đa.

    Câu 116. Những trận đánh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285) là

    A. Tây Kết, Hàm Tử, Bạch Đằng.

    B. Tây Kết, Hàm Tử, Như Nguyệt.

    C. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

    D. Chương Dương, Hàm Tử, Đống Đa.

    Câu 117. Vị tướng nào đã chỉ huy trận Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Nguyên?

    A. Trần Thái Tông. B. Trần Nhân Tông.

    C. Trần Thủ Độ. D. Trần Quốc Tuấn.

    Câu 118. Trận đánh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược (năm 1785) là

    A. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Trận Bạch Đằng.

    C. Trận Như Nguyệt. D. Trận Ngọc hồi – Đống Đa.

    Câu 119. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa là trận đánh tiêu biểu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược

    A. Minh. B. Thanh. C. Nguyên. D. Xiêm.

    Câu 120. Kế sách "Tiên phát chế nhân" đã được triều đại nào sử dụng để chống lại quân xâm lược nào

    A. Tiền Lê - quân Tống. B. Nhà Lý - quân Tống.

    C. Nhà Trần - quân Nguyên. D. Hậu Lê - quân Minh.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...