Hỏi đáp Đáp án Câu hỏi ôn tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi MoLaMoLa22, 27 Tháng chín 2020.

  1. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của của Hồ Chí Minh về tình thương yêu con người vào việc giáo dục lòng nhân ái cho sinh viên hiện nay?

    *Quan điểm của Hồ Chí Minh về tình thương yêu con người:

    - Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

    - Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh đó là một tình cảm rộng lớn.

    - Tình thương yêu con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân.

    - Hồ Chí Minh yêu thương con người, quý trọng con người, kính trọng nhân dân, chăm lo cho dân.

    *Thực trạng lòng nhân ái của sinh viên hiện nay:

    - Mặt tích cực:

    +Đa số sinh viên đều mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc, biết yêu thương gia đình, bạn bè, thầy cô, nhân loại.

    + Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc.

    + Nhiều sinh viên biết đấu ttranh, lên án những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng người khác.

    - Hạn chế:

    +Một số sinh viên có lối sống bàng quan, thơ ơ trước những hành động bạo ngược của một số tiêu cực trong xã hội.

    + Một bộ phận sinh viên coi nhẹ giá trị tinh thần cao đẹp, trong đó có tình yêu thương con người.

    + Một số sinh viên có biểu hiện suy thoái trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè.

    *Giải pháp vận dụng tư tưởng tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh vào giáo dục lòng nhân ái cho sinh viên:

    - Giáo dục cho sinh viên mục đích, lý tưởng sống nhân văn cao đẹp. Tích cực tham gia các phong trào vì cộng đồng, có khát vọng cống hiến.

    - Sinh viên cần có thái độ lên án, đấu tranh với hành vi xâm phạm đến thể xác và tâm hồn con người. Đấu tranh và góp phần đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh "vô cảm" trong sinh viên.

    - Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình- xã hội trong việc giáo dục và hình thành nhân cách, lòng nhân ái cho sinh viên.

    - Các tổ chức, đoàn thể xã hội, nhất là Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần quan tâm, triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa, giàu tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc cho sinh viên.

    * * *còn-----
     
  2. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp trong văn hóa giáo dục vào việc tự học của sinh viên hiện nay?

    +Phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.

    +Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với người học.

    *Thực trạng việc tự học của sinh viên trong thời gian qua:

    - Thành tựu:

    Một là: Phần lớn sinh viên có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Trong các môn học, bên cạnh nghiên cứu giáo trình bắt buộc, sinh viên đã có ý thức tham khảo các nguồn tài liệu khác liên quan đến môn học.

    Hai là: Phần lớn sinh viên có ý thức tìm tòi và sáng tạo phương pháp học tập nhằm đạt kết quả cao trong các môn học.

    Ba là: Cùng với việc học tập và nghiên cứu trên lớp, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đã có ý thức với việc tự học của mình bằng nhiều hình thức (tự học, tự nghiên cứu; học nhóm; thảo luận nhóm.)

    - Hạn chế:

    Một là, sinh viên còn lười đọc sách, chuẩn bị bài ở nhà và chỉ học những gì giảng viên nêu ở trên lớp.

    Hai là, sinh viên chưa nắm được phương pháp tự học và cách học ở bậc đại học, nhất là bước chuẩn bị nội dung ở nhà cho lần lên lớp kế tiếp.

    Ba là, tự học thông qua hình làm việc nhóm sinh viên đôi khi còn đùn đẩy cho nhau, chưa phát huy hết tính tự giác trong học tập.

    *Một số giải pháp khắc phục:

    - Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học ở bậc đại học.

    - Phải bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu hay cách thức thu thập thông tin, để phân tích và xử lý thông tin để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

    - Cần bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học, chủ động sáng tạo và tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Đồng thời, bồi dưỡng cho sinh viên các phương pháp nắm tri thức phù hợp với mục đích và đặc điểm của môn học.

    - Bản thân sinh viên cần phát huy tinh thần độc lập trong tư duy và phát huy tính sáng tạo của mình trong học tập.

    * * *còn----
     
  3. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên hiện nay?

    * Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống:

    Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới:

    * Thực trạng đạo đức mới của sinh viên hiện nay:

    Thành tựu:

    + Phần lớn sinh viên có lý tưởng sống rõ rang, thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, yêu lao động, sống khiêm tốn, biết tôn trọng kỷ cương, pháp luật.

    + Có tinh thần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của cá nhân, gia định và xã hội.

    + Luôn đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân trong môi trường học đường và xã hội; thẳng thắn, trung thực, không chạy theo thành tích.

    - Hạn chế:

    + Một bộ phận sinh viên phai nhạt lý tưởng sống, không có định hướng rõ ràng trong học tập, chủ nghĩa cá nhân, sống đua đòi, lãng phí, chạy theo lối sống tiêu dung.

    + Có một bôn phận sinh viên lười nhác trong học tập và rèn luyện, gian lận trong thi cử.. chỉ lo chạy điểm.

    * Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào việc

    Một là, tang cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường và xã hội. Giáo dục lý tưởng sống, mục đích sống cho sinh viên, chống lại biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

    Hai là, giáo dục cho sinh viên tính siêng năng, chăm chỉ, tích cực học tập, lao động, rèn luyện về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ.

    Ba là, biểu dương khen thưởng những sinh viên có thành tích cao trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

    Bốn là, mỗi sinh viên phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để trở thành một người "vừa hồng lại vừa chuyên"

    * * *còn----
     
  4. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của của Hồ Chí Minh về "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" vào việc xây dựng lối sống tốt đẹp cho sinh viên hiện nay?

    * Quan điểm của Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính

    - Cần: Là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.

    - Kiệm: Là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải.) của nước, của dân.

    Liêm là "luôn tôn trọng của công và của dân". Phải "trong sạch, không tham lam" tiền của, địa vị, danh tiếng.

    - Chính là thẳng thắn, đứng đắn.

    * Thực trạng "cần, kiệm, liêm, chính" của sinh viên hiện nay:

    - Mặt tích cực:

    + Đa số sinh viên chăm chỉ, sang tạo, cần cù, chịu khó trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong rèn luyện đạo đức. Luôn có kế hoạch phù hợp cho bản thân, biết kết hợp hài hòa giữa học tạp và vui chơi, có mục đích sống rõ ràng và lành mạnh.

    + Có tinh thần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của cá nhân, gia định và xã hội.

    + Đa số sinh viên không có hàng vi gian lận trong thi cử, dám đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục và chủ nghĩa cá nhân.

    - Hạn chế:

    + Một bộ phận không nhỏ sinh viên lười nhác trong học tập và rèn luyện, chỉ lo chạy điểm.

    + Một bộ phận không nhỏ sinh viên sống lãng phí, thích hưởng thụ, lười lao động, luôn dựa dẫm vào người khác. Xuất hiện chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi.

    + Xuất hiện hiện tượng sống gấp, sống vội, sống hưởng thụ.

    * Giải pháp vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về "Cần, kiệm, liêm, chính" vào việc xây dựng lối sống tốt đẹp cho sinh viên hiện nay:

    Thứ nhất, giáo dục cho sinh viên tính siêng năng, chăm chỉ, tích cực học tập, lao động, rèn luyenj về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ.

    Thứ hai, giáo dục lý tưởng, mục đích sống cho sinh viên, chống lại biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Thứ ba, đảy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường Cao đẳng, Đại học, trung học chuyên nghiệp.

    Thứ tư, cần nhân rộng và khen thương kịp thời những tấm gương sinh viên tích cực, điển hình trong học tập và rèn luyện.

    * * *còn-----
     
  5. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ vào việc phát triển nền văn hóa văn nghệ ở Việt Nam hiện nay?

    * Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ

    - Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

    - Văn nghệ phải gắn liện với thực tiễn đời sống của nhân dân

    - Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, dân tộc.

    * Thực trạng văn hóa, văn nghệ trong những năm qua:

    - Thành tựu:

    + Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đén nền văn hóa, văn nghệ. Nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ được xây dựng, bảo tồn và hát huy.

    + Đội ngũ cán bộ tỏng lĩnh vực văn hóa văn nghệ ngày càng đông đảo về số lượng. Rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật ra đời đã đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của đông đảo quần chúng nhân dân với nhiều tần lớp khác nhau.

    + Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch muốn lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng.

    + Hội nhập, giao lưu văn hóa văn nghệ với khu vực và thế giới ngày càng phong phú, đa dạng.

    - Hạn chế:

    + Nhiều cá nhân, tập thể vẫn chưa thực hiện tốt chủ trương, chính sách quy định của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ.

    + Ít có những tác phẩm thực sự có giá trị xứng đáng với hai cuộc kháng chiến vĩ đại và công cuộc đổi mới đất nước.. xuất hiện thể loại văn hóa nghệ thuật đi sâu khai thác thị hiếu thấp hèn.

    + Đời sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ văn nghệ sĩ gặp nhiều khó khan.

    + Quá trình hội nhập văn hóa, văn nghệ với khu vực và thế giới chưa thực sự đi vào chiều sâu.

    * Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ vào việc phát triển nền văn hóa văn nghệ ở Việt Nam hiện nay:

    - Tăng cường vai trò, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật.

    - Giữ gìn, bảo tồn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc, đồng thời đáu tranh chống mọi âm mưu của các thế lực thù địch.

    - Phải có cơ chế, chính sách hợp lý trong việc đảm bảo đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

    - Phải có chiến lược lâu dài nhằm xay dựng những tác phẩm văn hóa nghệ thuật thực sự vĩ đại, xứng tầm với nhân loại.

    - Đẩy mạnh giao lưu theo chiều sâu về văn hóa văn nghệ trong khu vực và thế giới.

    * * *hết----
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...