Hỏi đáp Đáp án Câu hỏi ôn tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi MoLaMoLa22, 27 Tháng chín 2020.

  1. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân lao động vào việc xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

    * Quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân lao động:

    - Nhà nước của dân..

    - Nhà nước do dân..

    - Nhà nước vì dân..

    *Thực trạng việc xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân lao động:

    - Mặt tích cực:

    + Đảng thường xuyên tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

    + Nhà nước đã ban hành các pháp chế quy định quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng rõ ràng, khoa học nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước.

    + Nhân dân đã tham gia tích cực vào hoạt động của Nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực trong bộ máy Nhà nước các cấp, chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước.

    + Bước đầu nhân dân đã tham gia đóng góp cùng Quốc hội bàn về các vấn đề "quốc kế, dân sinh", tích cực tham gia phản biện xã hội các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

    - Hạn chế:

    + Đội ngũ cán bộ viên chức ở nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương còn chưa thật sự gần dân, lắng nghe, học hỏi nhân dân.

    + Nhiều nơi, nhiều địa phương nhân dân chưa thật sự phát huy quyền làm chủ của mình trong việc đấu tranh chống lại tiêu cực, sai trái.

    + Việc ban hành hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân còn chậm.

    + Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền nhiều khi còn mờ nhạt.

    *Một số giải pháp vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân lao động vào việc xây dựng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay:

    - Phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực.

    + Quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế háo rõ hơn trong Hiến pháp và pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

    + Xử lý nghiêm những hành vi cản trở nhân dân thực thi quyền dân chủ của mình trong thực tiễn. Đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

    + Kiên quyết lên án, đấu tranh chống lại tiêu cực trong bộ máy Nhà nước.

    + Thực hiện chuẩn hóa, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, có chế độ đào tạo, sử dụng, đãi ngộ hợp lý với cán bộ công chức có năng lực, trách nhiệm, đạo đức.

    - Phát huy vai trò dân là chủ và làm chủ trong việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước hiện nay.

    +Nâng cao nhận thức cho nhân dân thấy được vị thế và trách nhiệm của dân trong việc xây dựng Nhà nước.

    +Mọi chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích, nhu cầu chính đáng của nhân dân.

    - Phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

    +Đảng lãnh đạo Nhà nước, song, phải phát huy vai trò tự lực, sáng tạo của Nhà nước.

    +Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bằng đường lối, tổ chức, nêu gương và công tác kiểm tra.

    * * *còn-----
     
  2. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về tình thương yêu con người?

    - Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp.

    - Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.

    - Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em.

    - Hồ Chí Minh yêu thương con người, quí trọng con người, kính trọng nhân dân, chăm lo cho dân.

    * * *còn-----
     
  3. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới?

    - Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường

    - Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

    - Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

    - Xây dựng chính trị: Dân quyền.

    - Xây dựng kinh tế.

    * * *còn-----
     
  4. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về phẩm chất "Cần, Kiệm, Liêm, Chính"?

    - Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.

    - Kiệm, là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải.) của nước, của dân.

    - Liêm là "luôn tôn trọng của công và của dân". Phải "trong sạch, không tham lam" tiền của, địa vị, danh tiếng.

    - Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Người đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình; Đối với người; Đối với việc.

    * * *còn----
     
  5. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống mới trong văn hóa đời sống?

    - Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

    - Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi "cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại".

    - Phong cách sống: Khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh.. độ lượng, khoan dung.

    - Phong cách làm việc: Có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học.

    * * *còn----
     
  6. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về nếp sống mới trong văn hóa đời sống?

    - Là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

    - Xây dựng văn hóa đời sống mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài và phải có phương pháp tốt.

    * * *còn-----
     
  7. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục?

    * Hồ Chí Minh đã phê phán hai nền giáo dục trong lịch sử: Nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân.

    * Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm cho nền giáo dục mới:

    - Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả 3 chứa năng của văn hóa thong qua việc dạy và học.

    - Nội dung của giáo dục phải phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Giáo dục phải toàn diện, bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động.

    - Phương châm, phương pháp giáo dục:

    + Phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế; học tập phải kết hợp với lao động, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và dào tạo lại.

    + Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục

    - Đội ngũ giáo viên: Bồi dướng đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp.

    * * *còn-----
     
  8. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ?

    * Một là, văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng:

    - Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như quân sự, chính trị, kinh tế.

    - Coi văn hóa như một "cuộc chiến khổng lồ" giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng.

    * Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân:

    - Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho các văn nghệ sĩ sáng tác.

    - Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải hòa mình vào quần chúng để hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.

    * Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.

    - Tác phẩm đạt tới sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.

    - Tác phẩm hay là tác phẩm phải diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được.

    * * *còn-----
     
  9. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức cách mạng "trung với nước, hiếu với dân"

    - Trung và hiếu là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông. Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm "trung, hiếu" trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: "Trung với nước, hiếu với dân" tạo nên một cuộc cách mạng trong đạo đức.

    - Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Nội dung của phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân có nội hàm mới:

    + Trung với nước: Là trung thành với sự nghiệp dựng nước, với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.

    + "Hiếu" với dân là phải gần dân, thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc.

    * * *còn----
     
  10. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức "trung với nước, hiếu với dân" vào giáo dục lý tưởng sống tốt đẹp cho sinh viên hiện nay?

    *Quan điểm của Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân:

    - Trung với nước: Trung thành với sự nghiệp dựng nước, với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.

    - "Hiếu" với dân là phải gần dân, thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc.

    *Thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về "trung với nước, hiếu với dân" của sinh viên trong thời gian qua:

    - Mặt tích cực:

    + Đa số sinh viên đã xác định cho mình lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp vì bản thân, gia đình và xã hội.

    + Nêu cao tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào tương lai đất nước; có khát vọng lạc quan, có hoài bão và ước mơ lành mạnh, có tinh thần, nghị lực, cầu thị vươn lên trong cuộc sống.

    + Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị với mục tiêu vì cộng đồng. Luôn năng động, sáng tạo, luôn hướng tới cái mới, luôn thể hiện mục tiêu của mình qua hành động.

    - Hạn chế:

    +Một bộ phận không nhỏ sinh viên sống thờ ơ, hờ hững với những gì diễn ra xung quanh. Sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.

    +Một bộ phận sinh viên có lối sống vị kỷ, thờ ơ với vận mệnh dân tộc; rơi vào trạng thái "phai Đảng, nhạt Đoàn", không quan tâm đến chính trị xã hội, sống bàng quan.

    *Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về "trung với nước, hiếu với dân" vào việc giáo dục lý tưởng sống tốt đẹp cho sinh viên hiện nay:

    Một là, giáo dục một cách thường xuyên, sâu rộng để mỗi sinh viên nhận thức sâu sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc.

    Hai là, giáo dục cho sinh viên lý tưởng sống, mục đích sống cao đẹp, mọi hành động và suy nghĩ của bản thân luôn gắn với hành động yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.

    Ba là, triển khai sâu rộng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Nhân rộng và khen thưởng kịp thời những tấm gương tích cực, điển hình trong việc học tập, làm theo đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.

    * * *còn----
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...