TỔNG HỢP CẤU HỎI VỀ THỰC VẬT Câu 1. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng I. Nước được rễ cây hút vào thông quá các tế bào lông hút. II. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo. III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong ó nước được thoát chủ yếu qua bề mặt lá (qua cutin). IV. Dựa vào nhu cầu về nước, thực vật trên cạn được chia thành các nhóm: Ưa ẩm, trung sinh, hạn sinh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I và IV đúng → Đáp án B. II sai. Vì khi hút vào nhiều hơn thoát ra thì cây no nước. III sai. Vì thoát hơi nước qua khí khổng là con đường chủ yếu. Câu 2. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây chỉ hấp thụ khoáng thông qua tế bào lông hút. II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước. III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0, 01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô). IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc ộ sinh trưởng của cây càng nhanh. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Trả lời: II và III đúng → Đáp án A. I sai. Vì có thể bón phân qua lá và khí khổng sẽ hấp thụ ion khoáng để cung cấp cho cây. II đúng. Vì ion hòa tan trong dung dịch đất thì rễ cây mới hấp thụ được. III đúng. IV sai. Vì nếu hàm lượng khoáng quá cao thì sẽ gây độc cho cây, làm chậm sinh trưởng của cây. Câu 3. Khi nói về trao đổi nitơ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình biến đổi Nh4+ thành NO3- được gọi là nitrat hóa. II. Quá trình biến đổi nitơ trong xác sinh vật thành NH4+ được gọi là amôn hóa. III. Quá trình biến đổi NO3- thành NH4+ được gọi là khử nitrat. IV. Quá trình biến đổi NO3- thành N2 được gọi là phản nitrat hóa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D. Câu 4 . Khi nói về trao đổi nitơ của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ dưới 2 dạng ion là NH4+ và NO3- II. Quá trình hấp thụ nitơ luôn cần tiêu tốn năng lượng ATP. III. Quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 được gọi là cố định đạm. IV. Nitơ được cây hút vào chỉ để tổng hợp axit amin và protein. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I, III đúng → Đáp án B. II sai. Vì hút khoáng gồm có hút chủ động và hút thụ động. Hút thụ động thì không tiêu tốn năng lượng. IV sai. Vì cây hút nitơ vào để làm nguyên liệu tổng hợp protein và tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác (ví dụ như tổng hợp diệp lục, ATP) Câu 5. Pha sáng của quá trình quang hợp tạo ra bao nhiêu chất sau đây? I. ATP; II. O2; III. NADPH; IV. C6H12O6. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Trả lời: Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp gồm I, II, III → Đáp án A. Glucôzơ (C6H12O6) là sản phẩm của pha tối. Câu 6. Khi nói về các pha quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quang hợp diễn ra theo 2 pha là pha sáng và pha tối. II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp. III. Pha tối diễn ra ở màng thilacoit. IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ oxi của H2O A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I và IV đúng → Đáp án B. II và III sai. Vì pha sáng diễn ra ở màng thilacoit và pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp. Câu 7 . Khi nói về quang hợp của thực vật C3, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây chỉ quang hợp khi có ánh sáng và các điều kiện phù hợp. II. Sắc tố diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, Mg. III. Quá trình quang hợp luôn có 2 pha, trong ó pha sáng cung cấp sản phẩm cho pha tối và pha tối cung cấp sản phẩm cho pha sáng. IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ H2O hoặc từ CO2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C. IV sai. Vì O2 có nguồn gốc từ nước chứ không phải từ CO2 Câu 8 . Khi nói về quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thực vật CAM thích nghi với điều kiện sa mạc, thực vật C4 thích nghi với điều kiện nhiệt đới, thực vật C3 thích nghi với điều kiện ôn đới. II. Pha tối của quang hợp luôn diễn ra vào ban đêm. III. Tất cả các nhóm thực vật đều có chu trình Canvin. IV. Ở tất cả các quá trình quang hợp, pha sáng có sử dụng sản phẩm của pha tối. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I, III và IV đúng → Đáp án C. II sai. Pha tối diễn ra cần sử dụng các sản phẩm của pha sáng cho nên ở thực vật C3 và C4 thì pha tối chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Thực vật CAM thì có 1 giai đoạn của pha tối diễn ra vào ban đêm. III đúng. Vì chu trình Canvin là chu trình trung tâm của pha tối quang hợp. IV đúng. Vì pha sáng sử dụng NADP+ và ADP của pha tối.
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ THỰC VẬT Câu 9 . Khi nói về hai pha của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu pha tối không được cung cấp CO2 thì pha sáng không giải phóng O2. II. Nếu pha sáng không xảy ra quang phân li nước thì pha tối không sử dụng CO2. III. Nếu không có ánh sáng thì pha tối sẽ bị ức chế. IV. Nếu có 1 chất độc làm bất hoạt chu trình Canvin thì quang hợp bị ức chế. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. Câu 10. Trong quá trình quang hợp, giả sử cây tổng hợp được 360g glucôzơ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây đã sử dụng 12 mol CO2. II. Cây đã quang phân li 432g nước. III. Cây đã giải phóng 384g 02. IV. Glucôzơ được tạo ra ở chất nền lục lạp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. Phương trình quang hợp: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O. Cây tổng hợp được 360g glucôzơ thì có nghĩa là cây tổng hợp được 2 mol glucôzơ. Theo phương trình quang hợp, thì tạo ra 2 mol glucôzơ phải sử dụng 12 mol CO2 → I đúng Sử dụng 24 mol nước = 432g → II đúng Giải phóng 12 mol O2= 384g → III đúng Trong quá trình quang hợp, pha sáng diễn ra ở màng tilacoit; pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp (Glucôzơ được tạo ra ở pha tối nên glucôzơ được tổng hợp ở chất nền lục lạp) →IV đúng. Câu 11 . Khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 dến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ quang hợp càng tăng. II. Cùng một nồng độ CO2 như nhau thì tất cả các loài cây đều có cường độ quang hợp như nhau. III. Khi nồng độ CO2 vượt trên 0, 3% thì cường độ quang hợp của cây thường bị ức chế. IV. Các loài thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn so với các loài thực vật C3. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Trả lời: III và IV đúng → Đáp án D. I sai. Vì khi nồng độ CO2 vượt quá 0, 03% thì tăng nồng độ CO2 sẽ làm giảm cường độ quang hợp. II sai. Vì các loài cây khác nhau thì có cường độ quang hợp khác nhau. III đúng. Vì nồng độ CO2 trên 0, 3% thì gây bất hoạt chu trình Canvin. IV đúng. Vì C4 có chu trình dự trữ CO2 tạm thời nên có điểm bù CO2 thấp hơn C3. Câu 12 . Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí. II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng. III. Phân tử O2 tham gia vào giai oạn cuối cùng của quá trình hô hấp. IV. Quá trình hô hấp hiếu khí chỉ diễn ra ở bào quan ti thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. IV đúng. Vì hô hấp hiếu khí gồm có giai đoạn chu trình Crep (diễn ra ở ti thể) và giai đoạn chuỗi truyền electron (diễn ra ở ti thể). Còn nếu phân giải hiếu khí thì có thêm giai đoạn đường phân (đường phân diễn ra ở tế bào chất) Câu 13 . Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O2 thì thực vật không phân giải chất hữu cơ. II. Hô hấp sáng không giải phóng năng lượng ATP. III. Quá trình hô hấp chỉ diễn ra vào ban đêm mà không diễn ra vào ban ngày. IV. Nếu cây không sinh trưởng thì không xảy ra quá trình hô hấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: II đúng → Đáp án A. I sai. Vì không có O2 thì sẽ diễn ra hô hấp kị khí (phân giải kị khí). II đúng. Vì hô hấp sáng là quá trình phân giải các sản phẩm trung gian của quang hợp, không tạo ra ATP. III và IV đều sai. Vì thực vật hô hấp mọi lúc, mọi nơi. Nếu ngừng hô hấp thì thực vật sẽ chết. Câu 14 . Khi nói về thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Để phát hiện hô hấp thải CO2 thì người ta sử dụng nước vôi trong hoặc nước bari. II. Để phát hiện hô hấp hút O2 thì người ta sử dụng ngọn nến đang cháy. III. Mẫu vật được sử dụng thường là hạt đang nhú mầm, mẫu vật đối chứng thường là hạt khô hoặc hạt đã luộc chín. IV. Nếu lượng mẫu vật được tăng lên thì kết quả thí nghiệm sẽ tăng lên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Trả lời: Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D Câu 15. Quang hợp có bao nhiêu đặc điểm sau đây? I. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ chất vô cơ. II. Tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác. III. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng, tích luỹ trong các liên kết hóa học. IV. Chỉ diễn ra ở những sinh vật có sắc tố quang hợp (thực vật, tảo, một số vi khuẩn). A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Trả lời: I, III và IV đúng → Đáp án B. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng (A) do các sắc tố quang hợp hấp thu được (D) và chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào (C). Câu 16. Khi nói về cơ quan quang hợp và bào quan quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các cơ quan trên cơ thể thực vật đều có khả năng quang hợp. B. Tất cả các bào quan của tế bào lá đều làm nhiệm vụ quang hợp. C. Quá trình quang hợp diễn ra trong bào quan lục lạp. D. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp. Trả lời: Đáp án C - Lá là cơ quan quang hợp; Lục lạp là bào quan quang hợp. - A sai. Vì rễ cây không quang hợp. - B sai. Vì chỉ có lục lạp mới làm nhiệm vụ quang hợp. - D sai. Vì tế bào rễ không làm nhiệm vụ quang hợp. Câu 17. Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có quang hợp thì toàn bộ động vật sẽ bị tuyệt diệt. II. Nếu không có quang hợp thì kí quyển sẽ không có oxi. III. Quang hợp là quá trình duy nhất chuyển hóa quang năng thành hóa năng. IV. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật. A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Trả lời: I, II và III đúng → Đáp án C. Quang hợp có 3 chức năng: Sản phẩm quang hợp là nguồn thức ăn; Chuyển hóa quang năng thành hóa năng; Điều hòa không khí. IV sai. Vì các loài tảo, các loài vi khuẩn lam cũng quang hợp. Câu 18 . Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong ATP và NADPH. II. Diễn ra ở tilacoit. III. Diễn ra ở chất nền của lục lạp. IV. Diễn ra trước pha tối và không cần tới sản phẩm của pha tối. V. Diễn ra giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Trả lời: I, II, V đúng → Đáp án A. III sai. Vì chất nền lục lạp là nơi diễn ra pha tối. IV sai. Vì pha sáng sử dụng một số sản phẩm của pha tối (NADP+ và ADP). Câu 19 . Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau. II. Cùng một cường dộ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau. III. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. IV. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp protein và axit amin. A. 4 B. 2. C. 3. D. 1. Trả lời: IV đúng → Đáp án D. I và II sai. Vì chỉ có tia đỏ và tia xanh tím mới có tác dụng quang hợp. III sai. Vì khi cường độ ánh sáng vượt quá bảo hòa thì tăng cường độ ánh sáng sẽ dẫn tới làm giảm cường độ quang hợp.