Hỏi đáp Đáp án Câu hỏi ôn tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi MoLaMoLa22, 27 Tháng chín 2020.

  1. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    - Phân tích những tinh hoa văn hóa nhân loại tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

    - Tiếp thu từ nền tảng gia đình, quê hương giàu truyền thống văn hóa.

    - Hồ Chí Minh đã chắt lọc những tinh túy của các học thuyết triết học và các nhà tư tưởng nổi tiếng.

    - Triết lý hành động, nhập thế hành đạo, giúp đời, ước vọng về xã hôi bình trị.

    - Triết lý nhân sinh, đề cao lễ nghĩa, truyền thống hiếu học.

    - Hồ Chí Minh tiếp nhận tinh thần từ bi bác ái của phật giáo nhưng không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, với sự nghiệp của dân tộc.

    - Tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân vì tìm thấy trong đó những điều thích hợp với điều kiện của nước ta.

    * Tinh hóa văn hóa phương Tây:

    - Người tiếp thu tinh thần vị tha, cứu rỗi của Thiên Chúa giáo, nhân ái, kiên quyết đấu tranh vì đồng bào nhưng vẫn khoan dung với kẻ thù.

    - Hồ Chí Minh tiếp nhận văn hóa dân chủ và cách mạng của các nước phương Tây để chọn lọc những tinh hoa, tầm cao trí thức thời đại.
     
  2. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    - Trong các nguồn gốc khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc nào quan trọng nhất? Tại sao?

    * Có 3 nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: Giá trị truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mac - Lênin.

    * Chủ nghĩa Mac - Lênin là cơ sở khách quan quan trọng nhất.

    - Chủ nghĩa Mac - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.

    - Góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do.

    * Lý giải:

    - Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

    - Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.

    - Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mac - Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại.

    - Chủ nghĩa Mac - Lênin là bộ phận văn hóa đặc sắc nhất của nhân loại.

    - Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mac - Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Người vận dụng chủ nghĩa Mac - Lênin theo phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.
     
  3. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về động lực của chủ nghĩa xã hội vào việc phát huy nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới hiện nay?

    *Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguồn lực con người:

    - Hồ Chí Minh cho rằng: Nguồn lực con người là động lực quan trọng nhất quyết định sự thành, bại của chủ nghĩa xã hội.

    *Thực trạng của việc phát huy nguồn lực con người trong thời gian qua

    - Thành tựu:

    + Luôn quan tâm đến phát huy nguồn lực nhân lực, đầu tư mạnh cho "vốn con người" đạt được kết quả quan trọng, tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam những lợi thế cơ bản.

    + Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên, chất lượng lao động, vốn tri thức và tay nghề ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

    + Chất lượng cuộc sống được cải thiện. Sự nghiệp phát triển con người đạt được những thành tựu to lớn thể hiện chỉ số phát triển người (HDI).

    + Bước đầu hình thành và định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

    - Hạn chế:

    +Việc đào tạo, giáo dục và phát triển con người vẫn chưa theo kịp với đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

    + Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao.

    + Tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp, kỷ luật, tác phong, kỷ năng, văn hóa lao động thấp.

    + Giải quyết việc làm cho người lao động chưa đảm bảo.

    * Một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người:

    Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị con người Việt Nam trong thời đại mới.

    Hai là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

    Ba là, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài; Có cơ chế đặc biệt cho nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

    Năm là, huy động nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác đầu tư cho con người.
     
  4. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Tại sao Hồ Chí Minh cho rằng lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc?

    * Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân bị áp bức

    - Cách mạng là cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải cuộc nổi loạn nên phải được chuẩn bị trong quần chúng.

    - Hồ Chí Minh luôn đề cao tư tưởng "lấy dân làm gốc".

    - Quần chúng có sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận

    * Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc

    - Dưới ách thống trị của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có nhiều tầng lớp giai cấp và bị phân hóa, Hồ Chí Minh đánh giá đúng vai trò của các tầng lớp giai cấp này để đoàn kết làm cách mạng.

    - Tư tưởng đoàn kết lực lượng toàn dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện ngay từ Cương lĩnh Chính trị đầu tiên.

    - Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò động lực cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

    - Hồ Chí Minh cũng không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp cách mạng của các tầng lớp giai cấp khác.
     
    nqvietww thích bài này.
  5. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc Mặt trận Dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng?

    - Mặt trận dân tộc thống nhất là thực thể của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nơi quy tụ mọi con dân nước Việt. Song, đó không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên tự phát của quần chúng nhân dân, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ có tổ chức trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

    - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công nông luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp.

    - Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song, nó chỉ được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận.

    - Sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận vừa là một tất yếu vừa phải có điều kiện.

    - Để lãnh đạo mặt trận, Đảng phải có chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
     
    nqvietww thích bài này.
  6. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Bối cảnh thời đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

    - Chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc.

    - Các nước đế quốc đi xâm lược biến nhiều nước ở châu Á, châu Phi thành thuộc địa.

    - Các nước đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

    - Các mạng tháng 10 Nga thành công, lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

    - Quốc tế cộng sản ra đời (1919) cổ vũ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

    ---- Còn tiếp -----​
     
    nqvietww thích bài này.
  7. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Bối cảnh thời đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

    - Chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc.

    - Các nước đế quốc đi xâm lược biến nhiều nước ở châu Á, châu Phi thành thuộc địa.

    - Các nước đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

    - Các mạng tháng 10 Nga thành công, lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

    - Quốc tế cộng sản ra đời (1919) cổ vũ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

    * * *còn------
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng chín 2020
  8. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Phân tích những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

    - Lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên những giá trị truyền thống đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam.

    - Trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

    - Đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất.

    - Là truyền thống đoàn kết cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa.

    - Là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

    - Là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

    - Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất.

    - Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất khi nó ăn sâu vào tiềm thức, ý chí, hành động của mỗi con người.

    - Lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên những giá trị truyền thống đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam.

    * * *còn------
     
  9. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Tại sao Hồ Chí Minh cho rằng lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc?

    * Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân bị áp bức

    - Cách mạng là cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải cuộc nổi loạn nên phải được chuẩn bị trong quần chúng.

    - Hồ Chí Minh luôn đề cao tư tưởng "lấy dân làm gốc".

    - Quần chúng có sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận

    * Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc

    - Dưới ách thống trị của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có nhiều tầng lớp giai cấp và bị phân hóa, Hồ Chí Minh đánh giá đúng vai trò của các tầng lớp giai cấp này để đoàn kết làm cách mạng.

    - Tư tưởng đoàn kết lực lượng toàn dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện ngay từ Cương lĩnh Chính trị đầu tiên.

    - Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò động lực cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

    - Hồ Chí Minh cũng không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp cách mạng của các tầng lớp giai cấp khác.

    * * * còn -----
     
  10. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Trình bày tính tất yếu khách quan hợp quy luật của con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

    * Cơ sở lý luận:

    Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội.

    * Cơ sở thực tiễn:

    - Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là xu thế khách quan khi phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đang diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

    - Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nhà nước đã giành được độc lập.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...