Câu hỏi trắc nghiệm tiến hóa, có đáp án

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi ANHANHCUKI, 12 Tháng bảy 2023.

  1. ANHANHCUKI

    Bài viết:
    12
    TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ TIẾN HÓA

    Câu 1: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Ruột thừa, xương cùng của người là cơ quan thoái hóa.

    II. Ruột thừa là cơ quan tương ồng với manh tràng của thú ăn cỏ.

    III. Cánh tay của người, chi trước của mèo, vậy ngực cá voi, cánh dơi là những cơ quan tương đồng nhau.

    IV. Cánh bướm và cánh chim là những cơ quan tương tự.

    V. Cơ quan tương đồng là bằng chứng về nguồn gốc các loài; Cơ quan tương đồng là bằng chứng về tiến hóa phân li; Cơ quan tương tự là bằng chứng về tiến hóa đồng quy.

    VI. Các loài có nguồn gốc gần gũi thì có trình tự nucleotit giống nhau; trình tự axit amin giống nhau.

    A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

    Trả lời: Lây hết → Đáp án B

    Câu 2: Khi nói về các thuyết tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi quần thể. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ hình thành nên loài mới.

    II. Tiến hóa lớn diễn ra trong phạm vi rộng, thời gian dài, hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài.

    III. Chỉ có biến dị di truyền mới trở thành nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

    IV. Quá trình tiến hóa nhỏ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

    V. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể, chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên.

    VI. Theo Dacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên cá thể, dẫn tới hình thành loài mới.

    A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

    Trả lời: Lấy hết → Đáp án C

    Câu 3: Khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.

    II. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, là nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi.

    III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.

    IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen, loại bỏ hoàn toàn 1 alen nào đó ra khỏi quần thể.

    V. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp của quần thể.

    VI. Di – nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới.

    VII. Đột biến tạo ra alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

    VIII. Chỉ có chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố tiến hóa có hướng (Làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng nhất định).

    IX. Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen quần thể: Chọn lọc tự nhiên; Các yếu tố ngẫu nhiên; Di gen.

    X. Các nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới: Đột biến; giao phối không ngẫu nhiên; Nhập gen.

    A. 9. B. 8. C. 7. D. 10.

    Trả lời: Lấy hết → Đáp án D

    Câu 4: Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa là đúng?

    I. Có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

    II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

    III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

    IV. Có thể chỉ làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

    V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    II, IV và V đúng → Đáp án C.

    I sai. Vì đột biến có tính vô hướng nên không thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

    III sai. Vì đột biến không thể loại bỏ alen. Đột biến chỉ làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

    IV đúng. Vì đột biến làm cho A trở thành a và trong quần thể, ban đầu đã có đủ 3 loại kiểu gen là AA, Aa và aa thì đột biến đó làm thay đổi tần số alen (giảm A và tăng a) nhưng thành phần kiểu gen thì không thay đổi.

    Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

    II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

    III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

    IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

    A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    Chỉ có phát biểu II đúng → Đáp án B.

    I sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

    III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.

    IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên

    Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tần số đột biến rất thấp (10^6 - 10^4) nên tỷ lệ giao tử mang đột biến trong quần thể là rất thấp.

    II. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm kích thước quần thể tăng kéo theo làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

    III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen từ đó làm giảm dần tần số các kiểu gen kém thích nghi.

    IV. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú thành phần kiểu gen của quần thể.

    V. Kích thước của quần thể càng lớn thì áp lực của di nhập gen đối với quần thể càng thấp.

    A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

    Trả lời:

    Chỉ có V đúng → Đáp án B.

    I sai. Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp (10^6 - 10^4) nhưng số lượng gen trong quần thể lớn nên tỷ lệ giao tử mang đột biến gen này hoặc gen khác trong quần thể là khá cao.

    II sai. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

    III sai. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình.

    IV sai. Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.

    Câu 7: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Sự giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể chính là yếu tố ngẫu nhiên.

    II. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

    III. Trong quá trình tiến hóa, sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ thúc đẩy sự hình thành loài mới.

    IV. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.

    V. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen nào đó ra khỏi quần thể.

    A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời: I, II, IV, V đúng → Đáp án D

    Câu 8: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Đột biến và dị nhập gen là những nhân tố có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

    II. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là những nhân tố có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào dó ra khỏi quần thể.

    III. Giao phối không ngẫu nhiên không bao giờ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

    IV. Dựa vào sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ có thể dự đoán được nhân tố tiến hóa đang tác động lên quần thể.

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời: Lấy hết → Đáp án D

    Câu 9: Khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?

    I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

    II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

    III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khổi quần thể.

    IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

    V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    I, II, III đúng → Đáp án C

    IV sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách ngẫu nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm một alen có lợi cũng bị mất đi trong quần thể.

    V sai. Vì yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định. Nhưng chọn lọc tự nhiên thì làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

    Câu 10: Khi nói về nhân tố tiến hóa, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?

    A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

    B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hođặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

    C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen ồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

    D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

    Trả lời:

    Trong 4 đặc điểm trên thì chỉ có đặc điểm A mới là đặc điểm chung của đột biến và CLTN. (cả hai nhân tố này đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) → Đáp án A.

    - Đặc điểm B sai. Vì đột biến không làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. CLTN không làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

    - Cả đột biến và CLTN đều không làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp).

    Chỉ có CLTN mới làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại. Còn đột biến thì làm thay đổi tần số không theo một hướng xác định nên có thể làm tăng tần số alen có lợi hoặc làm giảm tần số alen có lợi.

    Câu 11: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

    I. Cách li địa lí là nhữ ng trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.. ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau

    II. Cách li địa lí trong một thời gian dài t ất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới

    III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa

    IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư.

    A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    I, II sai→ Đáp án A.

    I sai. Trở ngại địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể khác nhau (cùng loài) gặp gỡ và giao phối.

    II sai. Cách li địa lí có thể dẫn tới hình thành loài mới.

    Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

    II. Tiến hóa không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

    III. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể khi điều kiện sống của quần thể thay đổi.

    IV. Loài mới không thể được hình thành nếu không có sự cách li địa lí.

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    I và II đúng → Đáp án B.

    IIISai. Vì trong điều kiện môi trđường không thay đổi thì chọn lọc tự nhiên vẫn xảy ra.

    IV Sai. Vì ngoài cách li địa lí còn cơ chế các cơ chế cách li khác (tập tính, sinh thái) hình thành loài bằng con đường đột biến.

    Câu 13: Khi nói về các cơ chế cách li, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thđường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác được gọi là cách li cơ học.

    II. Cừu giao phối với dê, có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay là ví dụ về cách li sau hợp tử.

    III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được gọi là cách li sau hợp tử.

    IV. Để phân biệt các loài sinh sản hữu tính bằng giao phối thì cách li sinh sản là tiêu chí quan trọng nhất.

    V. Cỏ băng trong và ngoài bãi bồi sông Vônga ra hoa vào hai mùa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau được gọi là cách li sau hợp tử.

    A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

    Trả lời: Chỉ có V sai → Đáp án D

    Câu 14: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

    I. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

    II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

    III. Lừa giao phối với ngựa, sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

    IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn cho nhau.

    A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

    Trả lời: II và III đúng → Đáp án C.

    Câu 15: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Hình thành loài bằng cách li địa lý có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên

    B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lý

    C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

    D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.

    Trả lời:

    Đáp án A. Vì sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gắn liền với sự chia cắt quần thể gốc thành 2 quần thể mới. Sự chia cắt quần thể này diễn ra một cách ngẫu nhiên nên có sự tham gia của yếu tố ngẫu nhiên.

    B sai. Vì quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra ở 2 khu vực địa lý khác nhau (hình thành loài bằng con đường địa lý).

    C sai. Vì con đường hình thành loài nhanh nhất là hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa chứ không phải là con đường sinh thái.

    D sai. Vì hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chủ yếu diễn ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.

    Câu 16: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và hình thành loài bằng con đường sinh thái?

    I. Loài mới và loài gốc đều cùng sống trong một khu vực địa lí.

    II. Xảy ra ở cả động vật và thực vật.

    III. Quá trình hình thành loài chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

    IV. Loài mới và loài gốc có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Trả lời:

    I và III đúng → Đáp án B.

    II sai. Vì hình thành loài bằng cách li tập tính không xảy ra ở thực vật.

    IV sai. Vì hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thì bộ NST của loài mới luôn khác bộ NST của loài gốc. Con đường sinh thái và con đường cách li tập tính thì loài mới thường có bộ NST giống loài gốc. Chỉ khác ở một số gen.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...