Câu hỏi tự luận chủ nghĩa xã hội khoa học có đáp án - 15 câu

Discussion in 'Học Online' started by Abe - Yamite, Jun 18, 2023.

  1. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 10: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về những đặc trưng cơ bản của sự phát triển dân tộc và nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin? Liên hệ đặc điểm và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    a, Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc

    - Dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người

    - Trước cộng đồng dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao

    * Dân tộc có thể hiểu theo nhiều nghĩa

    - Thứ nhất: Dân tộc hay quốc gia dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước dân một nước

    Đặc trưng:

    + Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế

    + Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt

    + Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước – dân tộc độc lập

    + Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội và cộng đồng

    + Có nét đặc thù tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nền văn hóa dân tộc

    - Thứ hai: Dân tộc-tộc người, dung để chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó

    Đặc trưng:

    + Cộng đồng về ngôn ngữ: Phân biệt các tộc người với nhau

    + Cộng đồng về văn hóa: Phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc đó

    + ý thức tự giác tộc người: Tiêu chí quyết định nhất để phân định một tộc người

    B. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin

    Trên cơ sở tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V. I. Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

    - Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

    + Bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc, đảm bảo cho các dân tộc không phân biệt số đông, số ít, trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.

    - Các dân tộc được quyền tự quyết.

    + Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

    + Quyền tự quyết có tính chất hai mặt. Một mặt, là quyền tự do phân lập về chính trị. Mặt khác, quyền dân tộc tự quyết còn là quyền tự nguyên liên bang với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

    - Liên hiệp giai cấp công nhân của các dân tộc: Là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc

    + Liên hiệp công nhân các dân tộc thực chất là đoàn kết, thống nhất của lực lượng tiến bộ đấu tranh vì hòa bình, vì sự nghiệp giải phóng giai cấp và dân tộc.

    * Liên hệ ở Việt Nam hiện nay

    - Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

    + Thứ nhất, có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.

    + Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.

    + Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.

    + Thứ tư, các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều.

    + Thứ năm, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng - quốc gia thống nhất.

    + Thứ sáu, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

    - Quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

    + Mối quan hệ giữa toàn bộ các tộc người với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    + Mối quan hệ giữa tộc người đa số và các tộc người thiểu số.

    + Mối quan hệ giữa các tộc người thiểu số với nhau ở trong và ngoài nước.

    + Mối quan hệ nội tộc người, bao gồm: Quan hệ nội tộc người trong nước và quan hệ với những người đồng tộc và thân tộc ở nước ngoài.
     
  2. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 11: Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

    + Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

    + Trên cơ sở tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V. I. Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

    - Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

    + Bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc, đảm bảo cho các dân tộc không phân biệt số đông, số ít, trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.

    - Các dân tộc được quyền tự quyết.

    + Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

    + Quyền tự quyết có tính chất hai mặt. Một mặt, là quyền tự do phân lập về chính trị, có nghĩa là sự phân lập của các dân tộc với tư cách là một quốc gia dân tộc độc lập. Mặt khác, quyền dân tộc tự quyết còn là quyền tự nguyên liên bang với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

    - Liên hiệp giai cấp công nhân của các dân tộc.

    + Đây là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

    + Liên hiệp công nhân các dân tộc thực chất là đoàn kết, thống nhất của lực lượng tiến bộ đấu tranh vì hòa bình, vì sự nghiệp giải phóng giai cấp và dân tộc.

    * Liên hệ việt nam

    - Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Dân tộc Kinh là chủ yếu, các dân số còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay.

    - Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng, tuy trong từng khu vực nhất định có những dân tộc sống tương đối tập trung, nhưng không thành địa bàn riêng biệt.

    - Tình hình chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa.. giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư là một đặc trưng cần được quan tâm nhằm khắc phục dần sự chênh lệch để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.

    - Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng rất phong phú. Bởi vì bất cứ dân tộc nào dù nhiều người hay ít người, đều có nền văn hóa riêng, phản ánh truyền thống lịch sử, đời sống tinh thần, niềm tự hào dân tộc bằng những bản sắc văn hóa độc đáo.
     
  3. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 12: Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Nguồn gốc

    - Nguồn gốc tự nhiên: Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

    - Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh.

    - Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức của con người. Những niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận con người trong xã hội qua các thế hệ đã trở thành kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống xã hội.

    * Bản chất

    - Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những yếu tố tiêu cực, lạc hậu nhất định.

    - Tôn giáo là một hiện tượng xã hội

    - Văn hóa do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ.

    * Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo

    - Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

    - Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

    - Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo.

    * LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÔN GIÁO Ở VIÊT NAM:

    - Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

    - Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.

    - Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng sống "tốt đời đẹp đạo", góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc theo định hướng XHCN.

    - Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

    - Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    - Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
     
    Hoa Nguyệt Phụng likes this.
    Last edited: Jul 30, 2023
  4. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 13: . Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ đó đến sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền tổ quốc?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:

    - Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất.

    - Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống.

    - Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối địa đoàn kết dân tộc.

    * Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:

    - Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối địa đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.

    - Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng XHCN.

    - Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phỉ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.

    * Ảnh hưởng của mối quan hệ đó đến sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền tổ quốc:

    - Sự liên kết giữa dân tộc và tôn giáo trở thành xu thế nổi bật trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam.

    - Sự gắn kết giữa dân tộc và tôn giáo tạo ra bản sắc văn hóa trước xu thế toàn cầu hóa.

    - Các thế lực thù địch là lợi dụng tôn giáo, tộc người khuyến khích phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc
     
    Hoa Nguyệt Phụng likes this.
  5. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 14: Vị trí, vai trò, chức năng và cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Liên hệ vai trò của bản thân trong việc xây dựng và phát triển gia đình hiện nay?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    *Khái niệm gia đình: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

    * Vị tí của gia đình trong xã hội

    - Gia đình là tế bào của xã hội

    - Gia đình là tổ ấm của mỗi thành viên

    - Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

    * Vai trò của gia đình được biểu hiện thông qua những chức năng của gia đình

    * Chức năng cơ bản của gia đình

    - Chức năng tái sản xuất ra con người

    - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

    - Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

    - Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý

    * Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    - Cơ sở kinh tế - xã hội

    + Sự phát triển của LLSX và hình thành QHSX xã hội chủ nghĩa (cốt lõi là chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu) tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội.

    + Xóa bỏ chế độ tư hữu về TLSX chủ yếu là nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình.

    -. Cơ sở chính trị - xã hội

    + Thiết lập nhà nước XHCN, là công cụ xóa bỏ luật lệ cũ ky, lạc hậu, giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

    + Vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới..

    - Cơ sở văn hóa

    + Nền tảng hệ tư tưởng chính trị của GCCN từng bước hình thành và giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của XH, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu từng bước bị xóa bỏ.

    + Sự phát triển của hệ thống GD-ĐT, KH-CN góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hôi, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng CNXH.

    - Chế độ hôn nhân tiến bộ

    + Hôn nhân tự nguyện

    + Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

    + Hôn nhân được đảm bảo vệ pháp lý

    * liên hệ vai trò bản thân

    - Học tập và làm theo tấm gưing đạo đức Hồ Chí Minh

    - Nghe lời cha mẹ ông bà trong công viêc

    - Tham gia các hoạt động tập thể cùng gia đình do xã phường tổ chức

    - Định hướng xây dựng gia đình phát triển kinh tế nâng cao đời sống

    - Tiếp thu kiến thức xây dựng gia đinh nhân loại áp dụng cho gia đình bản thân

    - Cùng gia đình xây dựng gia đình theo mô hình văn hóa

    - Ứng xử, giao tiếp lễ phép với mọi người trong gia đình

    - Tuyên truyền cái tốt để phát triển gia đình trong thời kì đổi mới
     
    Hoa Nguyệt Phụng likes this.
    Last edited: Mar 27, 2025
  6. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Messages:
    98
    Câu 15: Phương hướng xây dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * Phương hướng xây dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

    - Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội

    Về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

    Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức

    Đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.

    - Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.

    + Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

    + Cần có chính sách kịp thời hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.

    + Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn và dài hạn.

    - Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu

    Những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam

    Hiện nay.

    Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy

    Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

    - Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia

    Đình văn hóa.

    Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với

    Đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.

    Nói đến phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam bởi vậy chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng cao.

    => Nên, phương hướng xây dựng để phát triển gia đình Việt Nam hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới, tiên tiến hơn cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình.
     
    Hoa Nguyệt Phụng likes this.
Trả lời qua Facebook
Loading...