Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương nơi thượng nguồn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 24 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương nơi thượng nguồn.

    [​IMG]

    Bài làm

    "Xanh mượt bờ xanh Huế, Huế ơi!

    Cỏ cây đây đã hóa vườn trời

    Người đi bước nhẹ không nghe tiếng

    Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi"

    (Huế vấn vương)

    Nếu như trong địa hạt thi ca từng có một Huy Cận nặng lòng thương nhớ với dải đất miền Trung trầm mặc, tự tình như thế thì trong thế giới của bút kí, người ta không thể nào quên nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với tâm hồn thấm đẫm dáng hình, tình ý xứ Huế mộng, Huế thương. Huế trong lòng họ - mỗi người nghệ sĩ đều là cố đô đọng lại bao xúc cảm, nỗi niềm cùng dòng sông Hương thơ mộng êm trôi. Qua ngòi bút uyên bác, dịu dàng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chắp bút cho "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", họa lại bức tranh Hương Giang không chỉ xinh đẹp như người con gái trữ tình xứ Huế mà còn giàu truyền thống, ý nghĩa trong trang sử Việt Nam, đặc biệt chính là đoạn văn miêu tả sông Hương nơi thượng nguồn - một vẻ đẹp đầy tuyệt mĩ và thơ mộng đuợc nhà văn thể hiện một cách đầy tinh tế và sinh động.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở Quảng Trị, ông sống và học tập, hoạt động cách mạng tại Huế, cuộc đời gắn liền với Huế nên rất tình cảm, tâm hồn đã thấm đẫm nền văn hóa mảnh đất này. Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tài hoa ở thể bút kí, ông có lối viết rất riêng. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tuy duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Bút kí của ông là ánh thơ văn xuôi thấn đẫm chất thơ mang vẻ đẹp, nỗi buồn của hoài niềm, những suy ngẫm triết học về lẽ sống. Nhà văn đã từng có nhiều lúc đứng lặng hàng giờ trên bờ đê sông Hồng mà so sánh rằng "Sông Hồng như một mạch máu lớn nuôi sống Thủ Đô. Nước sông theo kênh mương tỏa đi khắp nơi như mạch máu chảy dọc cơ thể người".

    "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, và đoạn trích trong SGK được nằm trong phần thứ nhất. Đây là bài bút kí rất đậm chất tùy bút, người đọc tìm thấy ở đó một phong cách tài hoa, tự do, phóng khoáng với lối văn hóa sâu rộng, một tâm hồn nhạy cảm, rất mực say mê với cái đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế thân yêu. Trong tình yêu có một câu danh ngôn rất nổi tiếng: "Trong tình yêu đích thực, người ta vừa được dâng tặng, vừa được khám phá và hoàn thiện chính mình", thì sông Hương cũng được xem như một mối tình. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" câu hỏi bâng khuâng. Khơi gợi biết bao sự tìm tòi và thích thú, sự tìm kiếm cái đẹp tiềm ẩn trong sông Hương và thiên nhiên xứ Huế. Thể hiện một cái tôi mê đắm, nồng cháy, suy tư trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Hương Giang. Cách đặt tên độc và lạ của tác giả đã thu hút sự tò mò, cho người đọc những suy lắng và cảm nhận về một con sông thiên phú, của một "nhan sắc" làm mê đắm lòng người.

    "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà). Tình cảm ấy trong tâm hồn người nghệ sĩ được chưng cất và gạn lọc, chắt chiu từ chính sự quan sát, những trải nghiệm trong đời sống xung quanh. Với bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", từ góc nhìn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử cùng với trí tưởng tượng phong phú, tri thức uyên bác về nhiều lĩnh vực của nhà văn, người đọc đã được nhìn ngắm và chiêm nghiệm hành trình tuyệt vời của nàng Hương xứ Huế. Sức hấp dẫn của thể kí chính là ở chỗ nó cho phép nhà văn kí khai thác những suy nghĩ riêng, góc nhìn riêng và những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, độc đáo khi phản ánh muôn mặt của cuộc sống chính mình. Tính chủ quan, chất trữ tình trong cái tôi nhà văn càng được thể hiện khéo léo, minh chứng cho sự tài hoa, cho phong cách độc đáo của tác giả. Tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp trữ tình sâu lắng của thiên nhiên cảnh vật xứ Huế. Nhà văn không chỉ nhìn nó bằng đôi mắt mà còn cảm nhận bằng tất cả tâm tư xúc cảm. Đầu tiên, sông Hương được ví như một bản trường ca của rừng già, bản trường ca ấy ấy cất lên cái âm vang mãnh liệt của sự hùng vĩ giữa núi rừng đại ngàn. Một bản trường ca khiến người ta đắm say tha thiết. Đan quyện vào nhau hài hòa và ngân vang chính bởi hai nốt chủ âm: Đó là những nốt mạnh, hùng vĩ, man dại, cuộc xoáy với chung bậc cao trào và âm réo rắt, như xoáy người ta vào cái "hút nước" của khúc trình tấu đại ngàn; Đó còn là những nốt lặng dịu dàng, ngân nga khi Hương giang dịu dàng đi qua những dặm dài chói lọi màu đỏ của ho đỗ quyên rừng – trong cái lạnh lẽo xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông rửa rỡ tỏa sáng.

    Những âm thanh ấy đã tạo nên một nét mới mẻ và thú vị cho dòng sông nơi đây, vừa hoang dại, vừa đằm thắm, linh hoạt như một cô gái Huế thông minh và cuốn hút. Dường như, trong những bước chân phong sương của người lữ khách đi tìm và ngắm nhìn vẻ sóng sánh của mỗi dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn chỉ tìm thấy sự son sắt, dành trọn một lòng mình cho "thành phố duy nhất", đó là sông Hương - một dòng sông khi mãnh liệt, khi êm đềm, khi dịu dàng, rầm rộ. Câu văn dài với hình ảnh so sánh nổi bật cùng cấu trúc câu từ được điệp lại liên tiếp và sự liên thanh liên tục của những động từ mạnh "rầm rộ", "cuộn xoáy" đã thể hiện tình cách sôi nổi, hoang dại của một dòng sông đặc biệt nơi xứ Huế mộng mơ. Hình ảnh rừng già, bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác, cơn lốc, những đáy vực bí ẩn như tiếp thêm cho câu văn một sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Những giữa những hùng vĩ, dữ dội ấy, dòng Hương cũng không đánh mất đi vẻ dịu dàng và nên thơ của mình, nét tính cách như vừa hung bạo, vừa trữ tình ở nàng Hương ấy khiến ta liên tưởng đến một Đà giang cũng ương ngạnh và êm dịu không kém. Giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng, sông Hương đã phơi tỏ nét đẹp diễm lệ đặc biệt của mình, màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng cháy rực tròn tháng cũng giống như màu xuân sắc của dòng sông mềm mại, bản lĩnh này.

    Trong lòng Trường Sơn, sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại, nguyên sơ, thánh thiện của tự nhiên: "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại.. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng". Như người thiếu nữ Đà giang với mái tóc dài vô tận, cô gái Hương giang năng động, tự do, không theo chuẩn quy nào, không chịu gò bó mà cứ phơi hết cái sức sống căng tràn, mơn mởn của "tuổi trẻ". Biện pháp nhân hóa đã giúp nhà văn hình dung sông Hương như một cô gái Digan – một trong những tộc người mang vẻ đẹp hoang dã, phóng khoáng, tự do, đầy khỏe khắn - đặc trưng vốn có của bộ lạc du mục Digan. Sắc vóc ấy thật xinh đẹp mà cũng thật hoang dại, thật cá tình và khiến người ta phải mải miết đi tìm. Và với Hoàng Phủ, ông đã trân trọng nhìn ngắm vẻ đẹp ấy, liên tưởng đến sắc nước hương trời nơi Hương giang của Huế thơ, Huế tình mà gửi gắm vào thiên bút kí. Sông Hương như nàng thơ tinh nghịch của rừng già Trường Sơn, chính rừng già là cội nguồn để sông Hương tỏa sáng; chở che cho sông Hương và yêu thương dòng sông bằng tất cả sự trân trọng dành cho cá tình của nàng. Động từ "hun đúc" thể hiện một mối quan hệ gắn bó sâu đậm giữa rừng già và sông Hương, cánh rừng đã rèn luyện, đã dõi theo và hình thành cho dòng sông nên thơ một bản lĩnh gan dạ, kiến cường nhưng không tước mất đi sự tự do, sáng trong tâm hồn dòng sông son trẻ. Thiên nhiên rừng, sông như hòa lẫn trong trang bút kí, phơi bày một tấm lòng người nghệ sĩ chưa bao giờ thôi dành lòng yêu đất trời nước Việt. Cuộn chảy trong nàng Hương là cá tính và nét khỏe khoắn, man dại đầy cuốn hút, "Nhưng chính rừng già nơi đây, với trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình" . Sông Hương như một sinh thể cá tính và sống động được rừng già tôi luyện và uốn nắn, để rồi người con gái ấy luôn sáng tỏa nên hình dung của một cô gái uyển chuyển, khéo léo. Rừng già đã thực hiện sứ mệnh tuyệt vời với đầy dủ thương yêu, bởi cánh rừng ấy đã chế ngự được sức mạnh bản năng của dòng sông, giúp giúp dòng sông có thể trở thành như cách lớn lên của mỗi người con gái.

    Cá tình và man dại như một cô gái Digan, phóng khoáng rồi chốc lại dịu dàng đằm thắm như một cô gái tinh tế khéo léo bộc lộ mình, Hương giang đã vững vàng qua từng gai đoạn của đời sông. Đến khi "Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang một màu sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Nhà văn đã nâng dòng sông từ một người con gái trở thành một người mẹ, một hành trình thiêng liêng đã góp phần tạo nên, gìn giữ, bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Sông Hương lúc này không cong chỉ là một cô gái với bản năng mãnh liệt, với cá tính cuộn trào nữa, mà nàng Hương đã trưởng thành theo những dòng chảy của cuộc đời, đằm thắm một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ - tính cách cần có nơi những người phụ nữ, người ẹ tuyệt vời. Từng câu văn của Hoàng Phủ như một bức tranh vẽ sống động, khiến người ta hình dung đến một người mẹ ôn nhu, dịu hiền nhưng rất mực tinh tế. Qua đó, ta càng có thể khẳng định: Sông Hương mang trong mình thiên tình nữ, dù là cô gái hay người mẹ thì cũng mang vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn bởi ngoại hình xinh đẹp, trái tim trong sáng, bản lĩnh gan dạ, trí tuệ uyên bác mà nó đã mang theo làm hành trang qua khắp xứ sở. Sông Hương đã góp phần bồi đắp văn hóa Huế, nếu không có sông Hương, Huế dường như mất đi một linh hồn, Huế dương như sẽ chẳng còn là Huế. Sông Hương đã là Huế làm nên "một vùng văn hóa xứ sở".

    Trong hành trình ấy, sông Hương muốn giấu kín đi tất thảy phần bản năng hoang dại biến đổi một cách hoàn toàn, lột xác trở thành một con người khác trước khi tìm về quá khứ: "Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấy phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở mọi cửa rừng và nén chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng". Sông Hương không chỉ chủ động biến đổi lột xác để có thể hòa hợp với nét dịu dàng của xứ Huế mà ở đây còn hiện lên từ hình ảnh người con gái đầy cá tình, nổi loạn trưởng thành mang vẻ đẹp dịu dàng, trẻ trung, sẵn sàng cho hành trình tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm một nửa của chính mình. Một dòng sông như thế, làm sao có thể khiến người ngắm nhìn thôi thương mến và quý trọng? Để rồi giữa mọt chiều nhạt nắng, ta dương như không thể ngắn mình thôi thổn thức trước một dòng dông tình tự như thế:

    "Ta về thăm Huế mộng mơ

    Câu thơ ai thả lững lờ trên sông

    Nghe mênh mang, thổn thức lòng

    Con thuyền buông lái giữa dòng Hương Giang."

    Bằng những hình ảnh đầy ấn tượng với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tình cách "man dại", "mãnh liệt" của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng "người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng". Ngay từ đầu trang viết, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: Liên tưởng kì thú, xác đáng, ngọn từ gợi cảm.. tất cả tạo sự cuốn hút, hấp dẫn về một con sông có linh hồn, sự sống. Ai đó đã từng nói: "Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cản với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn nguoifw viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo". Đi trên thiên chức của một nhà văn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lặn sâu vào từng nết sông qua mỗi mùa, qua mỗi khúc giao cảm, qua mỗi chặng hành trình của Hương giang để thấu hiểu mọi ngõ ngách của dòng sông. Nếu như tạo hóa đã dành tặng cho nước Việt một dòng sông tuyệt vời thì cuộc đời đã riêng dành cho thế giới văn chương một người nghệ sĩ với khả năng quan sát, đôi mắt thấu suốt và một tấm lòng rộng mở với mọi liên tưởng, sáng tạo đặc sắc.

    Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: Phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tưởng giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: Viết về sông Hương là phải vậy, viết về "văn hóa vườn" ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kĩ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ (Phạm Xuân Nguyên ".

    Có thể nói" Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc gải cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn, sông Hương đi vào trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:

    " Dòng sông ai đã đặt lên

    Để người đi nhớ Huế mãi không quên

    Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ

    Người ở lại tháng năm đợi chờ".
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...