Các giai đoạn phát triển của chiến tranh Lạnh và đặc điểm của mỗi giai đoạn đó - Sherris

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sherris, 19 Tháng hai 2022.

  1. Sherris

    Bài viết:
    3
    Các giai đoạn phát triển của chiến tranh Lạnh và đặc điểm của mỗi giai đoạn đó.

    Trong quá trình phát triển của nhân loại, xung đột và chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Cho đến tận những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ cuộc xung đột giữa hai phe đứng đầu của hai khối đối lập đó là Mỹ và Liên Xô, đó là chiến tranh lạnh.

    Chiến tranh lạnh được chia làm các giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 1945-1947 đến nửa đầu năm 1950. Giai đoạn hai từ nửa sau năm 1950 đến nửa đầu năm 1970. Giai đoạn 3 từ nửa sau năm 1970 đến năm 1989-1991.

    Dù là sự khởi đầu hay kết túc của chiến tranh lạnh đều bắt đầu từ một loạt các sự kiện. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh. Mỹ ném bom xuống Nhật, đó coi như là sự khởi đầu của chiến tranh lạnh. Ngày 12/03/1947, tổng thống Mỹ khi đó là Truman đã cho ra đời học thuyết Truman, trong đó lần đầu tiên khẳng định Liên Xô là địch thủ và Mỹ sẵn sàng chống Liên Xô, mối quan hệ đồng minh của Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ và thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh. Mỹ đã tìm cách lôi kéo các nước đồng minh vào những tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự để qua đó nhằm thao túng và khống chế các nước này. Cùng với học thuyết Truman là kế hoạch Macsan, nhằm chi phối châu âu từ kinh tế đến chính trị các quốc gia sử dụng đồng tiền Mỹ thì phải chịu sự chi phối của Mỹ. Mỹ muốn chuẩn bị liên minh quân sự chống chủ nghĩa xã hội. Trong những năm 1947-1949, Mỹ thực hiện chính sách ngăn chặn, nhằm ngăn chặn sự bành chướng của chủ nghĩa cộng sản rồi tiến tới tiêu diệt nó. Sau khi thực hiện chủ nghĩa Truman và kế hoạch Macsan, Mỹ ra sức tiến hành âm mưu chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức, biến Tây Đức thành một tiền đồn ngăn chặn nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đang đe dọa ở nhiều nước châu Âu. Liên xô thành lập SEV bản thân cũng kiệt quệ sau chiến tranh Liên xô thể hiện vai trò là nước lớn tài trợ được và giúp đỡ các quốc gia khác. Chủ nghĩa toàn cầu của Lênin cũng mong muốn xóa bỏ tư bản trên toàn thế giới mục tiêu xóa bỏ tư bản không chỉ ở nước Nga mà còn ở trên toàn cầu, học thuyết toàn cầu ra đời muộn hơn nhờ chính sách 14 điểm. Chiến tranh lạnh có nguồn gốc từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền và lợi ích riêng biệt. Giai đoạn 1 kết thúc với hai thời điểm đầu tiên chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang và đạt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này, nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu Cường đánh nhau tại một quốc gia khác, năm 1953 ở Triều Tiên, năm 1954 ở Đông Dương và chiến tranh cục bộ kéo dài nhiều năm.

    Giai đoạn hai từ nửa sau năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, mở đầu là sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Cả khối hiệp ước Vacxava và NATO đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để có khả năng đánh bại liên minh quân sự kia.Các cuộc nổi dậy chống cộng ở Hungary và Ba Lan, một cuộc khủng hoảng và chiến tranh khác ở Trung Đông. Năm 1957, Liên Xô đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên có khả năng vươn tới Hoa Kỳ. Chiến tranh Lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn với nhiều sự thay đổi chính trị của các bên tham chiến Mỹ, Pháp, Đức và Nhật. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký hiệp ước SALT1 (1972) để hạn chế sự phát triển các loại vũ khí chiến lược, bên cạnh các hiệp ước khác như Hiệp ước cấm thử hạn chế LTB (1963).

    Giai đoạn cuối cùng của chiến tranh lạnh, đây được coi là giai đoạn kết thúc của chiến tranh lạnh. Vấn đề chính của Liên Xô là tình trạng của nền kinh tế, làm suy yếu bởi chi tiêu quân sự và giá năng lượng thấp - sản phẩm xuất khẩu chính của nhà nước. Vào thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng. Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Cả hai bên đều có nhiều thiệt hại, vậy nên, muốn vươn lên, cả Mĩ và Liên Xô thấy cần thiết tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. Vì vậy chiến tranh lạnh dần đi vào kết thúc.

    Chiến tranh lạnh để lại dấu ấn không thể xóa nhòa, đánh dấu mời thời kỳ căng thẳng trên thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc với nhiều hậu quả khó lường. sau khi kết thúc, đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các quốc gia, thời cơ để các nước khác vươn lên đánh dấu vị trí của mình trên toàn cầu.

    Nguồn: Nhiều giáo trình
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...