BMI là gì? Cách tính BMI BMI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Body mass index, có nghĩa là Chỉ số khối cơ thể. BMI là phép tính dựa trên chiều cao và cân nặng giúp xác định một người có cân nặng bình thường, thiếu cân, thừa cân hay béo phì. Cách tính chỉ số BMI cho nữ và tính chỉ số BMI của nam là giống nhau, do được tính dựa trên chiều cao và cân nặng. Bạn hoàn toàn có thể tính BMI online theo công thức trên. BMI không trực tiếp đo lượng mỡ trong cơ thể, nhưng BMI có thể là thước đo tương đối về lượng mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, chỉ số BMI có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa hoặc các bệnh khác nhau do thiếu cân hoặc béo phì. Chỉ số BMI của người trưởng thành Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường Châu Á, chỉ số BMI Châu Á nằm trong khoảng 18.5 cho đến xấp xỉ 23 sẽ được xếp vào mức cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của người châu Á dưới 18.5 là thiếu cân, từ 23 đến xấp xỉ 25 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì. Tổ chức Y tế Thế giới thì xếp những người có BMI dưới 18.5 là nhẹ cân, từ 18.5 đến xấp xỉ 25 là bình thường, từ 25 đến xấp xỉ 30 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Các cách phân loại chỉ số BMI nữ cũng như chỉ số BMI của nam như trên giúp đo lường chính xác tình trạng cân nặng của hầu hết người trưởng thành trên 19 tuổi. Tuy nhiên, chỉ số này không phù hợp với những người có khối lượng cơ bắp cao (như vận động viên, người tập thể hình), phụ nữ mang thai, người già và người bị giảm khối lượng cơ bắp. Chỉ số BMI càng cao, lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều. Nhưng ngay cả khi hai người có cùng chỉ số BMI, họ có thể có lượng mỡ trong cơ thể khác nhau. Cùng chỉ số BMI, nhưng phụ nữ có nhiều chất béo trong cơ thể hơn nam giới, các chủng tộc/ dân tộc khác nhau có lượng mỡ trong cơ thể khác nhau, người lớn tuổi thường có nhiều mỡ trong cơ thể hơn người trẻ tuổi, các vận động viên và người lao động chân tay có ít mỡ trong cơ thể hơn những người không tập thể dục. BMI không phải là công cụ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, nhưng nó có thể giúp cảnh báo nguy cơ mắc bệnh của một người. Nếu bạn có chỉ số BMI cao, bạn cần giảm cân; bởi vì thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như: Huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp, bệnh túi mật, suy gan, các bệnh liên quan đến tim, ngưng thở khi ngủ và các rối loạn hô hấp khác, một số loại ung thư. Ngoài ra, thừa cân và béo phì có thể khiến cuộc sống khó diễn ra bình thường và có thể khiến bạn mất tự tin, từ đó dẫn đến nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng. Chỉ số BMI thấp cho thấy trọng lượng cơ thể thấp. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến các tình trạng như: Loãng xương, suy giảm chức năng miễn dịch, thiếu máu - thiếu sắt, hạ huyết áp. Chỉ số BMI trẻ em Chỉ số BMI trẻ em được phân loại theo độ tuổi như biểu đồ sau: Chỉ số BMI trong khoảng từ 5% đến 85% (khoảng màu xanh lá trên biểu đồ) là tốt nhất. Khi có chỉ số BMI chuẩn, cùng với cân nặng và chiều cao hợp lý, cơ thể trẻ sẽ ít ốm vặt, khỏe mạnh và hoạt bát hơn. Khi BMI dưới 5% (khoảng màu trắng trên biểu đồ) : Trẻ nhẹ cân, dễ mắc nhiều bệnh như tụt huyết áp, loãng xương (bởi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng xương), hệ miễn dịch bị suy giảm và rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, khô tóc, khô da. Khi chỉ số BMI vượt quá 95% (khoảng màu đỏ trên biểu đồ) : Trẻ bị thừa cân. Nguy cơ đối với trẻ béo phì, thừa cân: Dễ bị rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm chức năng hô hấp, khó thở, ngưng thở khi ngủ, các bệnh đường tiêu hóa như: Sỏi mật (bản chất là sỏi cholesterol), ung thư ống mật và các bất thường về gan, đường ruột như gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, giảm nhu động ruột dẫn đến đầy bụng, táo bón, rối loạn đại trực tràng, ung thư đại trực tràng.. Cách duy trì chỉ số BMI chuẩn Dù là người lớn hay trẻ em thì việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp mỗi người có năng lượng để hoạt động, có cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Dưới đây là một số điều nên làm để duy trì chỉ số khối cơ thể lý tưởng: 1. Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút hoạt động vừa phải và ít nhất 15 phút hoạt động mạnh, ít nhất 5 ngày một tuần, vận động đổ mồ hôi, vận động theo thể lực của mỗi người. 2. Không bỏ bữa, đặc biệt không bỏ bữa sáng. 3. Ăn nhiều loại thức ăn. 4. Ưu tiên chế biến thức ăn đơn giản như luộc, hấp. Hạn chế đồ chiên rán. 5. Tăng cường chất xơ và vitamin trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và chế phẩm từ đậu. 6. Bổ sung chất béo lành mạnh từ cá, dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại hạt. 7. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, mỡ động vật. 8. Hạn chế rượu bia, nước ngọt đóng chai, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, đường, sữa đặc. 9. Uống nhiều nước. 10. Đi ngủ sớm và đủ giấc.