Bài tập dạng đúng sai Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi punhana, 8 Tháng hai 2022.

  1. punhana

    Bài viết:
    11
    Ôn tập Kinh tế chính trị Mác – Lênin

    Trên đây là một số câu hỏi và đáp án mà mình đã ghi lại trong quá trình học tập và ôn thi học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin.

    Đây là một môn không hề dễ nhưng theo mình thấy nó khá dễ hiểu hơn Triết nhiều.

    Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn, chúc các bạn một năm học full A.


    1. Trong sản xuất hàng hóa hao phí lao động của người sản xuất ra hàng hóa càng lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì giá trị thị trường của nó càng lớn

    SAI. Vì giá trị thị trường của hàng hóa chỉ phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết và không phụ thuộc vào hao phí lao động cá biệt của người sản xuất. Giá trị thị trường chỉ phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết và không phụ thuộc vào hao phí lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa.

    2. Lao động trừu tượng và lao động cụ thể là tính hai mặt của bất kì lao động nào.

    SAI. Vì lao động trừu tượng và lao động cụ thể là tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa chứ không phải của bất kỳ lao động nào.

    3. Khi cường độ lao và thời gian lao động đều tăng và các nhân tố khác không đổi thì giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

    ĐÚNG. Vì khi cường độ lao động và thời gian lao động đều tăng thì số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên nhưng hao phí lao động sẽ tăng tương ứng. Do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

    4. Tiền (vàng) là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị của nó cũng do hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó quyết định.

    SAI. Vì tiền (vàng) là hàng hóa đặc biệt vì nó được sử dụng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

    5. Quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa có ảnh hưởng đến cả giá cả và giá trị của hàng hóa đó.

    SAI. Vì quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa chỉ ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa còn giá trị của hàng hóa thì do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định.

    6. Trong quá trình sản xuất người lao động làm thuê chỉ tạo ra giá trị thặng dư cho người mua và sử dụng sức lao động đó.

    SAI. Vì trong quá trình sản xuất người lao động làm thuê sẽ tạo ra giá trị thặng dư và giá trị mới (v+m) bằng với giá trị sức lao động.

    7. Sự phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động đều dựa trên cơ sở vai trò của các bộ phận tư bản này đối với quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

    SAI. Vì chỉ có sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến mới dựa trên vai trò của các bộ phận tư bản đối với việc sản xuất ra giá trị thặng dư còn sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa trên phương thức chuyển dịch giá trị của các loại tư bản này vào sản phẩm.

    8. Khi các nhân tố khác không đổi mà thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều tăng một lượng bằng nhau thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ giảm.

    ĐÚNG. Vì khi thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều tăng một lượng bằng nhau bằng nhau thì t tăng còn t' là không đổi. Do đó m' = t'/t x100% sẽ giảm.

    9. Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt dựa trên cơ sở tích lũy tư bản.

    SAI. Vì tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư do đó chỉ có tích tụ tư bản bản mới làm tăng quy mô tư bản cá biệt dựa trên tích lũy tư bản còn tập trung tư bản thì làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách xác nhập các tư bản lại với nhau.

    10. Để thu được giá trị thặng dư siêu ngạch thì nhà tư bản cần phải có năng suất lao động cá biệt lớn hơn hoặc bằng với năng suất lao động xã hội.

    SAI. Vì để thu được giá trị thặng dư siêu ngạch thì nhà tư bản cần phải có năng suất lao động cá biệt lớn hơn năng suất lao động xã hội. Trong trường hợp năng suất lao động cá biệt bằng năng suất lao động xã hội thì sẽ không thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

    * * *

    1. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế đều có cơ sở chung là quan hệ kinh tế.

    SAI. Vì cơ sở của quy luật kinh tế là quan hệ kinh tế, còn cơ sở của chính sách kinh tế là quy luật kinh tế.

    2. Trong trao đổi hàng hóa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa đều được biểu hiện ra.

    SAI. Vì trong trao đổi hàng hóa thì chỉ có giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra còn giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện trong tiêu dùng.

    3. Lao động trừu tượng là lao động xét về sự hao phí sức lao động tức là bất kỳ sự hao phí sức lao động nào cũng là lao động từu trượng.

    SAI. Vì chỉ có hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa mới có tính chất là lao động trừu tượng.

    4. Yêu cầu của quy luật giá trị là sự trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và ngang giá tức là giá cả phải luôn bằng với giá trị.

    SAI. Vì yêu cầu của quy luật giá trị là hàng hóa phải được trao đổi ngang giá tức là ngang bằng nhau về giá trị còn giá cả hàng hóa ra có thể chênh lệch với giá trị do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu.

    5. Đất đai không có giá trị mà chỉ có giá cả.

    ĐÚNG. Vì đất đai không phải sản phẩm của lao động, do đó nó không có giá trị. Tuy nhiên đất đai vẫn được mua bán trên thị trường và giá cả của đất đai là do sự khan hiếm của đất đai trong một không gian nhất định quyết định.

    6. Động lực quan trọng nhất trong phát triển của nền kinh tế thị trường chỉ là lợi ích của nhà đầu tư.

    SAI. Vì nó còn là lợi ích của Nhà nước, lợi ích của những người lao động..

    7. Khi tổng giá cả hàng hóa bán chịu tăng lên một lượng bằng với số lượng tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán giảm xuống thì khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông giảm xuống.

    ĐÚNG. Vì theo quy luật lưu thông tiền tệ M= [PQ- (G1+G2) +G3] / v. Giả sử lượng giá cả thay đổi là a thì M= [PQ- (G1+a+G2) +G3-a] /v

    Vậy M giảm -2a / v

    8. Khi tỉ lệ của tư bản bất biến trong tổng số tư bản tăng lên thì có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

    ĐÚNG. Vì khi tỉ lệ của tư bản bất biến trong tổng tư bản tăng lên thì nó sẽ làm tăng cấu tạo hữu cơ (c/v) làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.

    9. Trong quá trình tuần hoàn, tư bản luôn tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất.

    SAI. Vì nó còn tồn tại dưới các hình thức như là tư bản tiền tệ, tư bản hàng hóa.

    10. Không phải phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào cũng đều dựa trên cơ sở giảm giá trị sức lao động.

    ĐÚNG. Vì chỉ có phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dựa trên tăng năng suất lao động xã hội dẫn đến giảm giá trị sức lao động, còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ dựa trên việc kéo dài ngày lao động.

    * * *

    1. Khi tiền chưa ra đời thì hàng hóa không thể trao đổi được với nhau.

    SAI. Vì khi tiền chưa ra đời thì hàng hóa vẫn có thể trao đổi trực tiếp với nhau là hàng đổi lấy hàng.

    2. Không phải bất kỳ sản phẩm nào do lao động tạo ra đều có giá trị sử dụng và giá trị.

    ĐÚNG. Vì chỉ có những sản phẩm do lao động tạo ra và nó trở thành hàng hóa thì mới có giá trị sử dụng và giá trị. Còn nếu không thì nó chỉ có giá trị sử dụng thôi chứ nó không có giá trị.

    3. Hàng hóa lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng như tất cả những hàng hóa khác.

    SAI. Vì chỉ có sức lao động mới là hàng hóa và có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị còn lao động không phải là hàng hóa cho nên nó không có giá trị sử dụng cũng như là giá trị.

    4. Quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa có ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa đó.

    SAI. Vì quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa chỉ ảnh hưởng đến giá cả thôi không ảnh hưởng đến giá trị.

    5. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là sự ra đời của tiền tệ.

    SAI. Vì dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là sự hình thành giá cả thị trường tự do chứ không phải là sự ra đời của tiền tệ.

    6. Tư bản sản xuất chỉ bao gồm tư bản tồn tại dưới hình thức giá trị của các tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

    SAI. Vì tư bản sản xuất bao gồm giá trị của các tư liệu sản xuất và giá trị của sức lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất.

    7. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

    SAI. Vì chỉ có tăng năng suất lao động xã hội thì mới là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối còn tăng cường độ lao động là thuộc về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

    8. Tất cả các loại tư bản sản xuất đều được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất.

    SAI. Vì tư bản sản xuất bao gồm tư bản cố định và tư bản lưu động và chỉ có tư bản lưu động là c2+v mới là tư bản được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất.

    9. Giai cấp công nhân vẫn có thể bị bần cùng hóa tuyệt đối ngay cả khi thu nhập tuyệt đối tăng lên.

    ĐÚNG. Vì khi thu nhập tuyệt đối của công nhân tăng lên nhưng nhưng nếu tốc độ tăng của thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của giá cả thì mức sống của công nhân vẫn bị giảm tuyệt đối.

    10. Tư bản cố định là tư bản được cố định về cả mặt hiện vật và giá trị trong suốt quá trình sử dụng.

    SAI. Vì tư bản cố định chỉ được cố định về mặt hiện vật còn giá trị của tư bản cố định vẫn tham gia vào lưu thông và chuyển dân từng phần vào giá trị sản phẩm.

    * * *


    1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là nghiên cứu cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

    SAI. Vì đtượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là nghiên cứu quan hệ sản xuất và không trực tiếp nghiên cứu lực lượng sản xuất.

    2. Trong sản xuất hàng hóa, khi hao phí lao động của người sản xuất phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết thì hàng hóa đó chắc chắn được mua.

    SAI. Vì khi hao phí lao động của người sản xuất ra hàng hóa phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết mà để hàng hóa bán được được thì giá trị sử dụng của nó phải phù hợp với nhu cầu của người mua.

    3. Khi tổng giá cả hàng hóa bán chịu giảm xuống một lượng bằng với số lượng tổng giá cả hàng hóa được thanh toán khấu trừ nhau tăng lên thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông không đổi.

    ĐÚNG. Vì theo quy luật lưu thông tiền tệ M= [PQ- (G1+G2) +G3] / v. Giả sử lượng giá cả thay đổi là a thì M= [PQ- (G1-a+G2+a) +G3] /v

    Như vậy M không đổi

    4. Mục đích của lưu thông hàng hóa trong kinh tế thị trường không phải là giá trị thặng dư.

    ĐÚNG. Vì lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức H-T-H, do đó mục đích của nó là giá trị sử dụng.

    5. Khi thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều giảm một lượng bằng nhau thì tỷ suất giá trị thặng dư không đổi.

    SAI. Vì lúc này t giảm còn t' không đổi nên m'=t'/t x100% tăng.

    6. Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến có phương thức chuyển dịch giá trị vào sản phẩm khác nhau.

    ĐÚNG. Vì tư bản bất biến gồm c1 và c2, trong đó c1 chuyển dần giá trị vào sản phẩm còn c2 thì chuyển toàn bộ giá trị và sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất.

    7. Mục đích hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường đều là tối đa hóa lợi nhuận.

    SAI. Vì chỉ có mục đích của người sản xuất mới tối đa hóa lợi nhuận còn mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích trong tiêu dùng.

    8. Trong quá trình vận động khi tư bản mang hình thái tư bản tiền tệ thì nó thực hiện chức năng thực hiện giá trị thặng dư đã được sản xuất ra.

    SAI. Vì trong quá trình tuần hoàn tư bản có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là hình thức tư bản tiền tệ thì chức năng của nó là mua các yếu tố sản xuất chứ không phải là thực hiện giá trị thặng dư.

    * * *

    1. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của hàng hóa.

    SAI. Vì sức lao động khi sử dụng thì nó tạo ra giá trị mới là v + m còn giá trị hàng hóa thì bằng c + v + m cho nên giá trị mới là nhỏ hơn giá trị hàng hóa.

    2. Tư bản sản xuất là các loại tư bản được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất.

    SAI. Vì tư bản sản xuất gồm tư bản cố định và tư bản lưu động và chỉ có tư bản lưu động mới là loại tư bản được tiêu dùng hoàn toàn trong chu kỳ sản xuất.

    3. Trong quá trình vận động tuần hoàn tư bản chỉ thực hiện chức năng duy nhất là sản xuất giá trị thặng dư.

    SAI. Vì trong quá trình vận động tuần hoàn tư bản còn thực hiện các chức năng như là mua các yếu tố sản xuất, sản xuất ra giá trị thặng dư và thực hiện giá trị thặng dư.

    4. Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt do đó nó có thể thoát ly hoàn toàn với giá trị.

    SAI. Vì giá cả độc quyền nó vẫn dựa trên cơ sở là giá trị hàng hóa và nó cũng không thể thoát đi hoàn toàn với giá trị.

    5. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư tức là tất cả tất cả các loại tư bản đều tạo ra giá trị thặng dư.

    SAI. Vì tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư nhưng chỉ có tư bản khả biến mới là tư bản tạo ra giá trị thặng dư.

    6. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu xét về mặt lượng thì chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa luôn ngang bằng với chi phí sản xuất để sản xuất ra hàng hóa đó.

    SAI. Vì chi phí lao động để sản xuất hàng hóa là chi phí tạo ra giá trị hàng hóa mà G= c + v + m còn chi phí sản xuất là chi phí về tư bản để sản xuất ra hàng hóa, kí hiệu là k=c+v. Do đó k nhỏ hơn G tức là chi phí sản xuất nhỏ hơn giá trị hàng hóa.

    7. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.

    SAI. Vì trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù nó là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng mà thành phần giữ vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước chứ không phải kinh tế tư nhân.

    8. Giá trị thặng dư do tư bản khả biến tạo ra còn lợi nhuận thì do tư bản tạo ra.

    SAI. Vì giá trị thặng dư là cơ sở của lợi nhuận còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Do đó lợi nhuận và giá trị thặng dư đều do tư bản khả biến tạo ra.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...