Tài sản mối quan hệ Bấm để xem 1. Làm thế nào để làm quen với những chuyên gia, doanh nhân thành đạt khi em chỉ là một thanh niên bình thường? Năm 2011 – 2012, tôi đã tham gia trong những buổi nói chuyện với sinh viên tại 12 trường học trong địa bàn thành phố, hai hội thảo lớn là Big Show Làm giàu tại Sài Gòn – Hà Nội – Đà Nẵng và Tự tin khởi đầu thành công mới của Vietnamworks. Tôi thấy có hai cách chính để cácbạn tiếp cận: (1) Gặp gỡ trực tiếp tại hội thảo. (2) Gửi email hoặc tin nhắn trên Facebook, Linkedin, Anphabe.. Trong hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi luôn sẵn lòng và cố gắng trả lời các thắc mắc của các bạn trẻ. Tôi nghĩ, đừng vội nản chí khi người bạn muốn tiếp cận ngại chia sẻ hoặc quá bận để trả lời. Các bạn cứ chủ động, tự tin trao đổi và đặt câu hỏi. Với 10 người mà bạn muốn tiếp cận và trao đổi thì tôi tin bạn sẽ có ít nhất 6 câu trả lời! 2. Anh có thể chia sẻ ví dụ về mối quan hệ mà anh đã xây dựng, gìn giữ và nhờ nó mà anh thành công? Cám ơn bạn! Một trong những mối quan hệ tôi đã tạo lập và duy trì thành công, giúp đỡ tôi nhiều trong công việc, đó là các tổng đại lý gas tại miền Nam. Năm 2002, công ty gas mà tôi được phân công điều hành gặp khủng hoảng và khó khăn, sản lượng kinh doanh giảm còn 1/2. Tại thời điểm đó, tôi đã dành sáu tháng để đi thăm tất cả khách hàng từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Tôi cố gắng giải quyết nhanh những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và giúp họ phát triển được hoạt động kinh doanh. Tôi lên kế hoạch nói chuyện qua điện thoại với khách hàng của mình ít nhất mỗi tuần một lần để duy trì mối quan hệ và nắm bắt thông tin thị trường. Các khách hàng đã thấy được sự chân thành và thật lòng quan tâm đến công việc kinh doanh của họ nên đã tin tưởng, hợp tác. Chính nhờ sự giúp sức quan trọng của khách hàng, công ty gas của tôi đã được vực dậy và sản lượng tăng cao, trở lại vị trí đứng đầu Việt Nam tại thời điểm đó. Ngược lại, tôi đã điều hành kinh doanh khéo léo, minh bạch, công bằng và quan tâm đến quyền lợi khách hàng nên họ đều làm ăn khấm khá. Sau đó, tôi rời công ty gas này và tiếp tục sự nghiệp kinh doanh của mình ở hai công ty gas nữa. Khách hàng đều ủng hộ và "đi theo" tôi. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của hai công ty sau này cũng rất tốt. Tôi càng thấm thía một chân lý đơn giản là "People don't care how much you know until they know how much you care!" 3. Mỗi ngày, anh dành thời gian bao lâu cho việc xây dựng các mối quan hệ? Anh đã làm gì và lợi ích mà anh nhận lại được từ những mối quan hệ này? Tôi không lên kế hoạch dành bao nhiêu thời gian nhất định trong ngày cho các mối quan hệ. Thay vì đó, tôi xin trả lời câu hỏi một ngày tôi dành thời gian như thế nào. Mỗi ngày tôi mất hơn hai tiếng để tham gia các hoạt động xã hội (YBA, các mạng xã hội.. ). Ngoài ra, do tính chất công việc nên tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với doanh nhân nên vì thế các mối quan hệ ngày càng mở rộng. Câu hỏi thứ hai, tôi làm những gì? (1) Luôn sẵn lòng nếu thấy mình có thể giúp đỡchuyện gì. Khi cần giúp đỡ, hỗ trợ cũng luôn tự tin mở miệng "nhờ vả". (2) Dành thời gian ăn sáng, ăn trưa để gặp gỡ bạn bè. Có những buổi chiều hoặc tối vẫn thường ngồi "bù khú" với anh em. Về lợi ích của networking và việc đầu tư vào networking mang lại cho cá nhân tôi là làm cho cuộc sống thêm phong phú, có nhiều bạn, những người thầy chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khi gặp khó khăn. Những thành quả nho nhỏ trong công việc có được ngày hôm nay, phần lớn đến từ các mối quan hệ của mình. 4. Làm sao giữ được mối quan hệ với người thành công hơn mình? Gìn giữ một mối quan hệ thật sự tức là bạn có "giao tiếp" với người đó. Với những người thành công hơn, bạn vẫn có thể mang lại giá trị cho họ về mặt tình cảm hoặc tinh thần, sự quan tâm và lắng nghe. Cách tốt nhất là tôn trọng, mong muốn được học hỏi từ họ, không ngại đặt câu hỏi một cách lịch sự và khéo léo mà người đó có thể trả lời, tư vấn. Ngoài ra, cho dù thành công hơn, họ vẫn cần sự quan tâm, giúp đỡ, động viên. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách tặng những món quà nhỏ như một quyển sách hay, hoặc đơn giản là email, comment, messages trên Facebook, trang blog cá nhân.. 5. Làm sao chuyển mối quan hệ thành nguồn vốn? Mối quan hệ được chuyển thành nguồn vốn khi nhờ nó mà chúng ta tạo được giá trị về vật chất và/hoặc tinh thần cho bản thân và người xung quanh. Để được như vậy thì mối quan hệ phải đủ thân và tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể sử dụng mối quan hệ mình đang có để làm những việc có ích, tức là đãchuyển nó thành tài sản. Cụ thể là bạn sẽ hoàn thiện bản thân hơn, trưởng thành hơn, làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn nhờ những người bạn, người thầy mình có. Ngoài ra, nhờ có mối quan hệ, bạn trở nên sống có ích, có giá trị hơn và có thể giúp đỡ những người xung quanh. 6. Kiến thức rộng có phải là điều kiện tiên quyết để trở thành người giỏi tạo dựng các mối quan hệ? Kiến thức rộng không phải yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định bạn có phải người giao tiếp giỏi nằm ở thái độ sống, cách cư xử, sự cởi mở, vui vẻ. Những điều này sẽ quyết định xem người ta có quý mến bạn không. Rồi sau đó mới tới kiến thức và kinh nghiệm sống phù hợp với mối quan hệ. 7. Trong xã hội, đang có nhiều người dùng tiền để mua mối quan hệ. Anh suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Định nghĩa về mối quan hệ của tôi: Là mối ràng buộc giữa hai người mà họ cảm thấy có thể chia sẻ một số giá trị với nhau, thực sự tôn trọng và yêu quý nhau. Những mối quan hệ tôi có được ngày nay đều dựa trên tình cảm là chính, vai trò đồng tiền gần như không xuất hiện. Nếu có, chỉ là những món quà mang tính tình cảm. Tôi biết nhiều người sử dụng đồng tiền để có được sự quen biết, giúp đỡ từ người khác nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì tôi cho rằng đó là sự mua bán hơn là mối quan hệ. Còn sau đó, họ thân thiết và gắn bó với nhau thì đó là một mối quan hệ. Như vậy, tôi nghĩ trong xã hội vẫn có những mối quan hệ xây dựng từ đồng tiền nhưng không phải tất cả các mối quan hệ đều như vậy. 8. Em là sinh viên mới tốt nghiệp và không có nhiều mối quan hệ. Vậy em cần làm gì để được tuyển dụng? Trên thực tế, chỉ những vị trí quản lý mới yêu cầu kinh nghiệm. Khi tuyển dụng các bạn trẻ ở vị trí nhân viên hay tập sự, các công ty sẽ không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Hiện nay, đa số các công ty xem mối quan hệ quen biết là một ưu thế chứ không phải là điều kiện quan trọng nhất khi tuyển nhân viên. Vì vây, bạn nên tự tin và chuẩn bị tốt cho "chiến dịch" tìm việc của mình. Các vấn đề cần lưu ý là: Thái độ sống và làm việc, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết. Bạn nên chuẩn bị cho mình câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi: Bạn có phù hợp với văn hóa công ty này? Bạn có thể đóng góp gì cho công ty? 9. Có nên tiếp tục cho đi không nếu như phần nhận lại của mình quá ít và không tương xứng? Hiện nay, "Givers Gain" (tạm dịch: Cho là nhận) đang là triết lý sống được nhiều người tán đồng. Trong mối quan hệ, cho đi quá nhiều mà không nhận lại được gì, thì mối quan hệ đó đúng là không win – win nhưng bạn cũng không là người "thua". Tôi tin ông trời rất công bằng, tổng những gì mình cho đi sẽ bằng tổng những gì mình nhận lại. Có thể sự cho đi và nhận lại đó không đến từ cùng một người. Nhưng tôi vẫn tin là nếu bạn cho đi một cách chân thành, không vụ lợi thì trong tương lai, bạn sẽ nhận lại những điều tương tự từ người khác! 10. Em làm nhân viên mới. Làm cách nào để em xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp? Bạn là một nhân viên mới trong một tập thể, bạn có thể: - Phấn đấu tốt nhất và chuyên nghiệp nhất công việc của mình. - Thái độ sống tích cực, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong công việc và cuộc sống. - Sẵn sàng lắng nghe, học hỏi từ đồng nghiệp của mình. Có ý thức xây dựng văn hóa tổ chức, tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực. 11. Làm thế nào để biết đâu là những mối quan hệ mà mình cần xâydựng? Để làm giàu mối quan hệ, theo tôi thì bạn cần xác định mục tiêu cuộc đời và con người mà bạn muốn trở thành. Bạn muốn trở thành ai trong thời gian trước mắt (giai đoạn ngắn hạn từ 2-3 năm) và lâu dài. Đặt mình vào vị trí đó, xem xét và đánh giá để trở thành con người như vậy, mình cần những mối quan hệ như thế nào? Từ đó, bạn tham gia vào các môi trường thích hợp để xây dựng những mối quan hệ cần thiết. Trong thực tế, tôi nghiệm ra được một điều rằng, dường như những người mình gặp trong cuộc đời đều có cái duyên nào đó. Có những mối quan hệ đã xây dựng từ lâu rồi và mãi sau này bạn mới nhận thấy rất có giá trị. Tôi muốn gửi đi thông điệp: Hãy sống tốt, tích cực, lạc quan, sẵnsàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh một cách vô tư. Hãy mang lại giá trị, niềm vui cho người khác và trở thành một người thú vị để người khác muốn kết bạn với mình. Đây là sự đầu tư cho tài sản vô hình nhưng rất có giá trị và tôi tin là bạn sẽ nhận được "lợi nhuận" từ sự đầu tư này trong suốt cuộc đời. 12. Điều nên và không nên khi xây dựng mối quan hệ? - Không nên: Lợi dụng và thiếu chân thành. - Nên: Đặt mình vào vị trí của người khác để hướng đến một mối quan hệ win - win. Hãy trở thành người có giá trị, có sức hút, biết quan tâm đến người khác và thú vị để người khác muốn kết bạn với mình. 13. Có phải networking giỏi phải là người hướng ngoại? Đặc tính của một người networking giỏi, được nhiều người nghĩ là sự quảng giao, dễ kết bạn. Tôi nghĩ rằng điều đó không đúng. Theo tôi, người networking giỏi không phụ thuộc vào việc người đó hướng nội hay hướng ngoại, mà phụ thuộc vào tính cách, thái độ sống và khả năng tạo giá trị của họ. Chỉ có thể nói, người hướng ngoại sẽ dễ dàng hơn trong việc mở đầu câu chuyện nhưng nó không quyết định chất lượng của networking. Tôi biết một vài anh chị đang làm networking tốt là tuýp người hướng nội nhưng họ mang cho mình sứ mạng kết nối mọi người với nhau và tạo ra giá trị cho nhau. Họ đã và đang rất thành công với hoạt động networking của mình. 14. Có phải tiền hoa hồng là cách quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ với khách hàng? Theo quan điểm cá nhân tôi, tiền hoa hồng không phải quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ với khách hàng. Tôi xin chia sẻ một trường hợp mà tôi đã trải qua: Cách nay 11 năm, một khách hàng của công ty chúng tôi là tổng đại lý gas ở một tỉnh miền Trung do không trung thực trong khai báo thuế nên bị cảnh sát kinh tế kiểm tra. Sau đó, đơn vị cảnh sát đã yêu cầu công ty chúng tôi cung cấp số liệu. Nếu theo cách hành xử bình thường, tôi sẽ cung cấp trung thực số liệu và khách hàng sai thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật. Tôi chọn cách hành xử khác. Tôi coi khó khăn hiện nay của khách hàng là khó khăn của mình. Tôi đã cung cấp số liệu nhưng đồng thời cũng trao đổi với cảnh sát kinh tế phụ trách hồ sơ về những khó khăn của khách hàng và chủ động tạo cơ hội để khách hàng gặp gỡ và giải trình rõ ràng, đầy đủ với cơ quan chức năng. Sau sự việc, khách hàng này đã trở thành khách hàng trung thành của công ty, không những gắn bó với công ty mà còn với cá nhân tôi nữa. Qua câu chuyện này, tôi muốn chia sẻ suy nghĩ, với tôi, khách hàng không phải là thượng đế mà là người cùng chiến tuyến với mình, không phải là đối tượng đối lập với mình. Như vậy, chúng ta cần quan tâm tới quyền lợi của họ, tạo điều kiện cho họ phát triển doanh nghiệp, cũng như chia sẻ những khó khăn. Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng tiền hoa hồng không có tính quyết định. Điều chúng ta nên làm là tôn trọng khách hàng, chia sẻ và đặc biệt phải giúp họ phát triển doanh nghiệp. Và như vậy, chúng ta sẽ cùng phát triển với khách hàng của mình. 15. Em là một doanh nhân trẻ, mới bước vào thương trường. Anh có thể chia sẻ với em cách thức xác định những mối quan hệ cần xây dựng để giúp công việc kinh doanh hiệu quả? Tôi xin có vài dòng chia sẻ với bạn về việc xác định những mối quan hệ cần xây dựng để giúp công việc kinh doanh có hiệu quả như sau: 1. Xây dựng mối quan hệ với vài chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của bạn, những người mà tôi vẫn hay gọi là sư phụ. Họ là người có thể giúp ta định hướng và chỉ ra những điều mà chúng ta chưa hoàn thiện. Nhân đây, tôi đưa ra một công thức để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, cần hội đủ ba yếu tố: Lòng đam mê; những người Thầy giỏi, đóng vai trò chỉ ra và hướng dẫn để giúp mình hoàn thiện thêm kiến thức, kinh nghiệm và thái độ sống; khổ luyện, người ta ước tính cần luyện tập có định hướng từ 8.000 giờ đến 10.000 giờ. 2. Cộng đồng doanh nhân kinh doanh cùng ngành nghề trên tinh thần hợp tác, chân thành và cùng phát triển. Bởi, trong nền kinh tế hiện nay, nếu hợp tác với những đơn vị lẽ ra là đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hạn chế mất mát, tổn thất. Chú ý điều quan trọng trong mối quan hệ này win-win. 3. Cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là chính quyền địa phương, thuế, đầu tư, công an.. 4. Cộng đồng doanh nhân: Đây là nơi có thể tìm kiếm sự tư vấn cũng như giới thiệu khách hàng cho bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội học hỏi và có thêm những người bạn thân thiết, giúp cân bằng cuộc sống. 5, Nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, vì trong quan hệ kinh doanh không thể thiếu yếu tố gọi vốn đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng. 6, Đội ngũ nhân viên: Vì đây là đội ngũ mà bạn cùng chia sẻ giá trị, hợp tác tốt để phát triển công ty. 7. Mối quan hệ gia đình. 8. Vài người bạn thân, có thể là bạn học phổ thông, hay đại học, đồng nghiệp hoặc bạn bè cùng kinh doanh. Đây là những người luôn ủng hộ và sẵn sàng chia sẻ với bạn những khó khăn trong cuộc sống. Bởi một trong những đặc tính của người làm kinh doanh, đặc biệt ở những vị trí lãnh đạo cao cấp, đó là sự cô đơn. Họ rất cần những người để chia sẻ trong những giai đoạn khó khăn. Tiếp theo, cần phải làm thế nào hay tập trung vào điều gì? 1. Quan hệ bền vững khi có thể mang lại giá trị cho mối quan hệ đó. Muốn như thế, bạn phải trở thành người thú vị, hấp dẫn, sẵn sàng chia sẻ và mang lại giá trị cho người khác. 2. Sự chân thành và bất vụ lợi trong việc xây dựng mối quan hệ. 3. Thời gian và công sức. Tích cực và mang lại giá trị, tôn trọng, đánh giá cao mối quan hệ bạn có thì mới có thể duy trì được lâu dài.
Phần 2 - Doanh nhân Bảng tự kiểm của tôi Bấm để xem Tôi có cam kết với hai cô công chúa nhỏ của mình là chiều Chủ nhật sẽ dành cho việc đi xem phim ở rạp. Tôi đã cố gắng thực hiện nghiêm túc lời hứa này, thế nhưng vẫn không tránh khỏi những lần đi công tác. Hai cô công chúa không phiền trách gì ba nhưng đã "ghi sổ" đầy đủ những lần ba "thiếu nợ". Tất nhiên, tôi cũng cố gắng "trả nợ" đầy đủ. Dắt tay con đi ăn, xem phim hoặc đi shopping, luôn mang lại cho tôi niềm hạnh phúc khó tả. Công việc, bạn bè, ngoại giao, đối tác.. tất cả đều có thể trao đổi dễ dàng hơn ở trên bàn nhậu. Văn hóa "nhậu" của nhiều doanh nhân như tôi hiện nay là uống nhiều, nói nhiều, cười nhiều và.. ngày hôm sau là ê ẩm. Đã không ít lần thức giấc vào nữa đêm, sau cơn say, đầu đau như búa bổ, tôi đã tự hứa với lòng là sẽ hạn chế lại, không uống nhiều nữa. Vậy mà, chiều hôm sau, tôi lại tiếp tục ngồi quán, tiếp tục nói cười trong men bia và sau đó ngật ngưỡng trở về nhà. Bạn bè cũ lâu ngày gặp lại đều chê trách "sắp thành ông Địa rồi Quỳnh ơi!" May mà tôi có thể lực tốt vì chơi thể thao suốt thời trai trẻ và hiện nay vẫn tranh thủ chơi tennis vào buổi sáng sớm nên cũng còn đủ sức để làm việc. Đương nhiên, nếu tôi cứ kéo dài lối sống như vậy thì không ổn. 42 tuổi rồi, không còn trai trẻ, sung sức như ngày xưa được. Lại một lần nữa tự hứa với mình, sang năm mới, phải bớt nhậu nhẹt và giành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Hiện tôi đang điều hành kinh doanh vài công ty và tham gia hoạt động trong hai Hội đoàn. Vì vậy, đi công tác là chuyện thường như cơm bữa. Cho nên, tôi luôn đặt trọng tâm trong công việc là phải đào tạo, huấn luyện và giao quyền cho nhân viên. Tôi may mắn có được những cộng sự tốt, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm. Qua email, tin nhắn SMS, tôi có thể điều hành được công việc ở nhà. Rõ ràng, việc tôi không có mặt thường xuyên ở công ty cũng đã giúp nhân viên trưởng thành hơn rất nhiều. Các bạn đã phải biết cách sắp xếp, chuẩn bị trước những văn bản cần chữ ký của tôi, chủ động giải quyết công việc và đoàn kết, hợp tác tốt với nhau. Một thực tế là khi tôi đi công tác, các báo cáo của nhân viên lại rõ ràng, chi tiết hơn khi tôi có mặt ở văn phòng. Cuối năm nhìn lại, vẫn thấy còn nhiều điều tôi chưa làm được cho nhân viên của mình. Vẫn còn những chỉ tiêu kinh doanh quá cao, chưa hợp lý; lối hành xử đôi khi còn dễ dãi, chưa nghiêm khắc; một số chương trình huấn luyện quan trọng chưa thực hiện được; còn một vài gia cảnh nhân viên khó khăn chưa được quan tâm.. Quả là làm "sếp" trẻ và giỏi bây giờ khó thật. Vừa phải biết sử dụng quyền lực để đảm bảo mệnh lệnh đưa ra được thực hiện nghiêm túc, vừa phải sống chan hòa, yêu thương nhân viên.. Mặc dù tôi đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh, giỏi chuyên môn, đoàn kết, hợp tác tốt nhưng rõ ràng tôi còn phải cố gắng nhiều. Tất cả nhân viên đều đặt niềm tin vào "sếp" và họ luôn quan sát tôi, đòi hỏi ở tôi nhiều hơn. Nhờ đó tôi nhận ra rằng, bản thân mình cũng cần phải hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn và mở lòng nhiều hơn. Tôi đã đi làm được 20 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học, nhưng năm vừa qua là một năm đáng nhớ nhất. Tôi đã đảm nhận công việc Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm với một tập thể 300 con người. Cũng vì thế mà tôi luôn dặn lòng phải cố gắng học hỏi và tập trung làm việc. Chuyện kinh doanh thành công với tôi nó không chỉ giải quyết việc "cơm áo gạo tiền" mà lớn hơn, nó còn giúp tôi tự tin và cảm thấy mình sống có ích. Trước đây, khi làm ở một công ty quốc doanh lớn, tôi nghĩ rằng mình đã học hỏi và nắm bắt được nhiều điều. Tôi đã sai. Qua những năm trải nghiệm, tôi đã nhận ra rằng thứ mình biết là quá nhỏ bé so với thế giới bao la bên ngoài. Làm Tổng Giám đốc, tức là phải chịu trách nhiệm và "trả giá" cho các quyết định của mình, điều ấy buộc tôi phải thận trọng và phải không ngừng học hỏi. Học để tồn tại, học để phát triển, học để thành công. Tôi biết mình đang có ba người thầy tốt mà phải tận dụng tối đa để học tập. Một là từ sách vở và Internet. Hiện nay, sách về quản trị, tiếp thị, bán hàng, tâm lý cuộc sống.. có rất nhiều. Tôi chọn lựa và đặt mục tiêu phải đọc hết những cuốn sách quan trọng. Không có thời gian đọc trong giờ làm việc thì đọc ở trên xe, trên máy bay, trước khi đi ngủ hoặc thời gian rảnh trong các chuyến đi công tác. Và tôi đã áp dụng được nhiều điều từ những quyển sách mà mình từng ngấu nghiến đọc này. Người thầy thứ hai của tôi là các đàn anh đi trước. Tôi may mắn cónhững người anh, người thầy giỏi giang và sống chân tình. Qua cách họ sống, cách họ điều hành doanh nghiệp, cách họ đạt được thành công và chấp nhận thất bại, tôi đã "ngộ" ra được nhiều điều. Và điều lớn nhất tôi rút ra cho mình là "hãy sống chân thành và yêu thương mọi người! Là người được đánh giá là thông minh và nhanh nhạy nhưng qua tấm gương của các bậc đàn anh, hơn ai hết, tôi đã thấu hiểu giá trị của từ" đạo đức ". Điều thứ hai mà tôi học được là phải biết" chia sẻ ". Tôi nhớ hoài về một đêm ở Hàn Quốc, vị cựu Phó chủ tịch tổ chức Doanh nhân trẻ thế giới người Nhật Bản đã tâm sự với tôi:" Tự thấy bản thân mình là công dân toàn cầu thì chưa đủ. Hãy sống, làm việc, cống hiến để nhiều bạn trẻ Việt Nam có cơ hội trở thành công dân toàn cầu, tiếp cận được với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến! "Một người" bạn lớn "khác của tôi là Tiến sĩ Tan - người Singapore, năm nay đã trên 80 tuổi, sáng lập ra Công ty Crocodile, nằm trong top 500 thương hiệu mạnh nhất của Châu Á, đã nhiều lần sang Việt Nam. Ông từng làm từ thiện ở rất nhiều nơi và với Việt Nam, ông đã tặng hàng trăm chiếc xe lăn. Ông từng tâm sự: Với ông, ý nghĩa của cuộc đời này chính là sự chia sẻ! Người thầy thứ ba của tôi là các nhân viên và đồng nghiệp. Họ là thế hệ trẻ, có nhiều suy nghĩ, sáng tạo và đặc biệt là không chấp nhận lối mòn. Nhìn vào họ, buộc tôi phải tự điều chỉnh lại mình, thay đổi tư duy và phải ngày càng chuyên nghiệp hơn. Và tôi luôn tự nhủ rằng nếu mình đã may mắn có nhiều đàn anh tốt thì bản thân đối với các nhân viên, tôi cũng phải trở thành một bậc đàn anh như vậy. Năm qua, tôi đã đi công tác nước ngoài thường xuyên. Tôi luôn tâm niệm là khi bước chân ra ngoài và khoác trên mình chiếc áo" doanh nhân Việt Nam "thì mọi hành xử, giao tiếp, ăn nói.. phải lịch sự và chuyên nghiệp. Tôi muốn họ phải tôn trọng mình và dân tộc mình. Những lần đàm phán hay thuyết trình thành công dự án trước các đối tác nước ngoài đã giúp tôi thêm vững tin vào năng lực bản thân cũng như khơi dậy được trong tôi lòng tự hào dân tộc. Tôi biết mình không còn trẻ nhưng cũng chưa gọi là già. Ở tuổi 42, tôi biết rằng mình còn phải nỗ lực rất nhiều để" thành nhân "nhưng tôi luôn vững tin vào tương lai." Hãy cố lên, Quỳnh nhé! " CEO cần làm gì để vượt qua thách thức Trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, các Tổng Giám đốc (CEO) đang phải đối diện với rất nhiều thách thức: Thách thức từ môi trường kinh doanh bất ổn, khó dự báo bên ngoài; từ nội lực chưa mạnh, chưa hiệu quả của doanh nghiệp lẫn những thách thức từ chính bản thân CEO. Vượt qua được những thách thức này, lèo lái con thuyền doanh nghiệp đến thành công là một công việc khó khăn nhưng đầy hấp dẫn, thú vị, chỉ dành cho các CEO vừa có tâm, vừa có tầm. Theo một cuộc khảo sát của IBM thực hiện gần đây với 1.500 Tổng Giám đốc điều hành từ 60 quốc gia thuộc 33 lĩnh vực ngành nghề trên toàn thế giới, các CEO đều cho rằng môi trường kinh doanh hiện nay có mức độ bất ổn cao và ngày càng trở nên phức tạp. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã dẫn đến một số ngành nghề, dịch vụ mới phát sinh và cũng giết chết nhiều ngành nghề truyền thống. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến hoạt động bán hàng, tiếp thị, hậu cần, dịch vụ chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường và cả trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, việc không bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ là một rủi ro rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cách đây vài năm, không ai tin là gã khổng lồ trong lĩnh vực phim ảnh là Kodak sẽ phải nộp đơn xin phá sản. Cũng không ai có thể tin Nokia lại vất vả trong cuộc chiến tồn tại hay không tồn tại trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động. Nhưng chỉ cần không nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của công nghệ mà những gã khổng lồ trong quá khứ chỉ còn là anh chàng tí hon trong hiện tại. Trong bối cảnh khó khăn, tạo ra lợi nhuận cho công ty là một thách thức lớn với CEO. Thực tế những năm vừa qua, tại Việt Nam, hàng chục ngàn công ty đã làm ăn thua lỗ và đóng cửa, giải thể. Doanh thu thấp, tồn kho lớn, công nợ bị chiếm dụng, cạnh tranh gay gắt.. cùng với năng lực điều hành doanh nghiệp còn hạn chế, đã tác động xấu đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, CEO cũng luôn phải đối diện với yêu cầu phải kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao từ cổ đông. Trong các năm qua, lãi suất tiền gửi ngân hàng khá cao và cổ đông luôn kỳ vọng, cổ tức trả bằng tiền mặt phải cao hơn lãi suất tiền gửi. Đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng khi điều kiện kinh doanh bình thường nhưng trong giai đoạn khó khăn, đòi hỏi này trở thành thách thức lớn với các CEO. Bài học vỡ lòng của doanh nhân là dòng tiền (cash flow) thì quan trọng hơn lợi nhuận. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn, với dòng tiền yếu, thậm chí là âm, các CEO phải mất rất nhiều tâm trí để xoay trở. Khó khăn trong việctiếp cận nguồn vốn ngân hàng, khách hàng chiếm dụng và trả nợ không đúng hạn, không có giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính làm việc không tốt.. đều có thể tác động đến dòng tiền và làm CEO mất ăn, mất ngủ. Tôi tin rất nhiều CEO đã trải qua những ngày tháng đau đầu với dòng tiền của mình và mất rất nhiều thời gian với nó. Vì vậy, tôi đánh giá, quản lý dòng tiền yếu, cũng là một thách thức đáng kể với các CEO hiện nay. Tại nhiều công ty khách quan mà nói, CEO là người làm việc xuất sắc nhất, giỏi giang nhất. Trong khi đó, để công ty có thể phát triển bền vững, công ty rất cần một đội ngũ nhân sự xuất sắc, thậm chí là giỏi hơn CEO. Do lỗ hổng từ việc đào tạo tại nhà trường, thiếu môi trường cạnh tranh và đánh giá chính xác kết quả làm việc của nhân viên, cũng như chưa gắn kết quả làm việc với thu nhập nên tại nhiều công ty Việt Nam, hiệu suất làm việc của nhân viên rất thấp. Một điều mà tôi quan sát thấy và cảm thấy lo ngại là một bộ phận nhân viên hiện nay, bằng lòng với những gì đang có, thiếu khát vọng vươn lên, thiếu sự sáng tạo trong công việc, không chịu học hỏi nên dần trở thành những nhân viên làng nhàng với hiệu quả làm việc không cao. Nguồn nhân lực không mạnh luôn là thách thức và nỗi ám ảnh cho các CEO hiện nay. Tôi là thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Công ty Cổ phần Alpha Books. Hàng tháng, Alpha Books xuất bản hơn mười cuốn sách về quản trị kinh doanh, trong đó, đa số là những kiến thức mới. Tại Việt Nam, có vài nhà xuất bản như Alpha Books và đang cung cấp cho bạn đọc rất nhiều sách về quản trị kinh doanh. Mỗi khi bước vào nhà sách, tôi tin là rất nhiều CEO bị choáng ngợp bởi những cuốn sách mới. Mỗi ngày, khi dành thời gian vào mạng và đọc về kinh doanh, tôi tin các CEO cũng sẽ bối rối trước lượng kiến thức to lớn đang được truyền tải. Các khóa đào tạo, hội thảo, thậm chí là các lớp MBA.. luôn làm các CEO phải cân nhắc, xem xét để quyết định có tham gia hay không. Ngày nay, có thể nói CEO đang ngụp lặn trong biển kiến thức mới. Và nỗi lo sợ bị tụt hậu, sở hữu những kiến thức, kinh nghiệm lỗi thời, không còn phù hợp là nỗi lo có thực của CEO. Trong khi đó, thời gian và khả năng tiếp thu của CEO là có hạn. Việc tự học, tự hoàn thiện bản thân trở thành một thách thức với các CEO, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Với những thách thức như vậy, stress trở thành chuyện tất yếu vớiCEO. Theo một nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi" Sự căng thẳng tác động tới khả năng lãnh đạo như thế nào? ", đã nhận được kết quả là: Có tới 88% lãnh đạo cho rằng: Công việc là nguồn gây căng thẳng nhiều nhất trong cuộc sống của vai trò lãnh đạo làm tăng mức độ căng thẳng. Hơn 2/3 lãnh đạo được hỏi tin rằng mức độ căng thẳng của họ hiện nay cao hơn so với 5 năm trước. Ngoài ra trong một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có tới 75% doanh nhân Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng stress. Với những thách thức như vậy, làm sao CEO có thể vượt qua để lèo lái thành công doanh nghiệp của mình? Theo tôi, công việc đầu tiên của CEO khi quản trị doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay là cần đánh giá chính xác xu hướng phát triển của ngành và đánh giá toàn diện doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp! Doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi: Ngành nghề chúng ta đang kinh doanh sẽ phát triển như thế nào trong 5, 10 năm sắp tới? Chúng ta là ai và chúng ta có những giá trị gì? Những cơ hội nào nên được theo đuổi? Những lĩnh vực mới nào nên được đầu tư, phát triển? Làm gì để có thể tận dụng và khai thác có hiệu quả những nguồn lực hiện có của công ty? Làm gì để công ty có thể phát triển được những năng lực cạnh tranh bền vững trong các lĩnh vực hoạt động của mình và tạo ra sự cộng hưởng trong sự phát triển của toàn bộ tổ chức? Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải xem xét và tiến hành tái cấu trúc. Về bản chất, đó chính là việc tiến hành thay đổi doanh nghiệp một phần hay toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại để nâng cao năng suất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò cần thiết phải tái cấu trúc doanh nghiệp nhưng khi tiến hành đều gặp khó khăn từ phía bên trong doanh nghiệp nên công tác truyền thông nội bộ phải được triển khai tốt và chuyên nghiệp. Quan trọng nhất, chính là nhận thức và quyết tâm cao độ, đồng lòng của Ban Tổng Giám đốc và các nhà quản lý cấp cao. Quá trình tái cấu trúc là quá trình liên quan chặt chẽ đến con người. Công ty cần phải tổ chức lại bộ máy nhân sự theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp và phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống đánh giá nhân viên, lương, thưởng và chính sách đào tạo, phát triển nhân viên. Việc hợp tác, liên kết với các công ty cùng ngành hàng để chia sẻ kinh nghiệm quản lý, mua hàng với giá cạnh tranh, bán hàng với giá tốt, luôn là giải pháp có thể xem xét khi thị trường khó khăn. Trong kinh doanh, tôi cho rằng việc hợp tác đúng cách, với tinh thần hai bên cùng thắng, luôn mang lại kết quả tốt. Trong khó khăn, tiền mặt là vua (Cash is King) ! Việc quản trị dòng tiền mặt tốt luôn mang lại cho bạn sự vững tin và sẵn sàng cho các cơ hội kinh doanh tốt. Hơn nữa, luật pháp Việt Nam không bảo vệ chủ nợ. Việc nhiều doanh nghiệp phá sản vì không thu được nợ là bài học tốt. Quan điểm của tôi, trong giai đoạn khó khăn này, an toàn tài chính phải được đặt lên hàng đầu. Có thể xem xét việc tỷ lệ lãi thấp đi nhưng có thể thu được tiền ngay. Các quy chế bán hàng, quy chế tài chính, quy chế mua sắm vật tư, xây dựng cơ bản và quy chế quản trị công ty cần phải được ban hành và giám sát việc thực hiện một cách nghiêm túc để công ty hoạt động minh bạch và tránh được những rủi ro có thể phòng ngừa được. Các cổ đông và nhà đầu tư muốn CEO phải duy trì được hình ảnh này ngay cả trong những thời điểm căng thẳng nhất. Là CEO, bạn cần nhớ rằng thái độ điềm tĩnh và lạc quan của bạn lúc này sẽ giữ chân các nhà đầu tư, cổ đông, nhân viên, khách hàng ở lại với bạn. Vì vậy, việc duy trì một sức khỏe tốt, một tinh thần lạc quan là yêu cầu bắt buộc đối với CEO. Với công ty Việt Nam, hoạt động HĐQT có nhiều đặc thù riêng và vẫn còn nhiều điểm yếu. Điểm yếu đầu tiên là chủ doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò của các thành viên HĐQT. Trong giai đoạn khó khăn, việc mời gọi những chuyên gia, doanh nhân có tâm, có tầm, tham gia vào HĐQT và tôn trọng các ý kiến của họ là việc nên làm. Tại Công ty PNJ, khi bán cổ phần cho các cổ đông nước ngoài, có sự tham gia vào HĐQT của các thành viên từ ngoài công ty, từ các quỹ đầu tư, chất lượng các quyết định của HĐQT đã tốt hơn rất nhiều. HĐQT trở thành một cơ quan tham mưu, định hướng và chất vấn tốt, giúp Ban điều hành hoàn thành tốt được công việc với hiệu suất và sự cẩn trọng cao. CEO không thể chèo lái con tàu kinh doanh một mình. Do đó, nếu CEO thật sự quan tâm đến nhân viên, không sa thải ồ ạt, không hạ mức lương.. tức là bạn đã khuyến khích tinh thần và chinh phục niềm tin của nhân viên trong giai đoạn khó khăn. Chắc chắn, có sự mâu thuẫn lợi ích trước mắt giữa cán bộ công nhân viên và cổ đông xoay quanh chính sách lương, thưởng. LàCEO, bạn phải xử lý hài hòa mối quan hệ này! Ngoài ra, các phần thưởng về mặt tinh thần như các giải thưởng về quản trị, bán hàng xuất sắc, việc trân trọng ghi nhận những đóng góp của nhân viên, việc tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực.. luôn giúp nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Tôi tâm đắc với triết lý: Công ty giữ nhân viên không bằng anh em giữ nhau! Cuối cùng vẫn là sức mạnh của sự tập trung. Drucker từng nói:" Quan trọng không kém và cũng là công việc chỉ CEO mới có thể làm, là xác định xem chúng ta tham gia hay không tham gia kinh doanh trong lĩnh vực nào? Chúng ta nên hay không nên làm gì?"Nhiệm vụ của CEO là phải xác định những lĩnh vực cạnh tranh mà công ty có thể giành chiến thắng. Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, tôi nghĩ rằng các CEO cần liên tục học hỏi, tìm tòi và trải nghiệm với khát vọng lớn. Chúng ta cũng đã có nhiều doanh nhân đủ bản lĩnh để áp dụng những cái mới, nắm bắt xu hướng và thành công. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều hơn nữa những CEO như vậy để nâng tầm toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Tôi là doanh nhân Bấm để xem Công thức chung của những doanh nhân "vượt khó" thành công Dân Trí, 16/12/2013 Theo ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Công ty Cổ phần Alpha Books và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Tổng Giám đốc Công ty SFC, thành công bền vững sẽ dành cho những ai làm việc chăm chỉ một cách thông minh, dám nghĩ dám làm và có các lựa chọn đi trước thời đại. 5 năm kể từ sau khi kinh tế Việt Nam lâm vào khó khăn, nhiều giá trị trong thương trường đã thay đổi, công thức làm giàu và tiến đến thành công cũng khác trước nhiều. Theo ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Công ty Cổ phần Alpha Books và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Tổng Giám đốc Công ty SFC, về lâu dài, thành công bền vững sẽ dành cho những ai biết làm việc chăm chỉ một cách thông minh, dám nghĩ dám làm, luôn luôn đổi mới, sáng tạo và có các lựa chọn đi trước thời đại. PV: Chào ông Tuấn Quỳnh, được biết có những giai đoạn "cao điểm" ông tham gia điều hành đến 6 doanh nghiệp một lúc, đồng thời còn giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội Doanh Nhân trẻ TP HCM, đi dạy, tham gia các hoạt động xã hội.. Để đảm đương được lượng trách nhiệm quá lớn như vậy, ông có cần một chỉ số IQ gấp đôi và một sức khỏe gấp đôi người khác? Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh: Tôi là một người rất bình thường, thông minh trung bình và sức khỏe tàm tạm. Điều duy nhất giúp tôi có thể làm được nhiều việc một lúc, chính là tình yêu với công việc mà mình đang làm. Mẹ tôi đã nhiều lần phàn nàn vì sự đa mang, tham công tiếc việc này của tôi. Và tôi đã trả lời là: Nếu một ngày nào đó, con không yêu thích công việc đó nữa, con sẽ từ bỏ. Tuy nhiên, làm nhiều việc cùng một lúc, đòi hỏi tôi phải rất tập trung mới có thể tạo ra những kết quả tốt đẹp. Bây giờ, tôi đã làm ít hơn, buông bỏ bớt và sống chậm lại PV: Vậy còn ông Cảnh Bình? Để đưa một doanh nghiệp mới thành lập lên vị trí "top" của khối xuất bản tư nhân trong vòng tám năm, hẳn lịch làm việc của ông phải rất dày đặc? Ông Nguyễn Cảnh Bình: Vâng cám ơn bạn. Một ngày của tôi thường bắt đầu từ 6h và kết thúc vào 24h. Nhưng từ nhiều năm trước tôi đã có cách làm việc như vậy rồi. Có lẽ tôi khó lòng ngồi yên một chỗ và luôn tìm ra những việc mới, những ý tưởng mới để theo đuổi. Song càng ngày công việc càng nhiều lên và phạm vi, lĩnh vực lẫn mức độ khó khăn cũng rộng và lớn hơn trước. PV: Chúng ta thường tự hào rằng người Việt Nam chăm chỉ, thông minh, nhưng bài học từ những doanh nhân nổi tiếng thường cho thấy sự dấn thân, dám nghĩ dám làm mới là yếu tố làm nên thành công lớn. Ông Tuấn Quỳnh có thể chia sẻ yếu tố dấn thân, dám nghĩ dám làm đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của ông? Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh: Tôi tốt nghiệp đại học năm 1994 và bắt đầu đi làm với vị trí nhân viên bình thường ở một công ty dầu khí. Điều duy nhất tôi tâm niệm là khi đã làm công việc gì thì phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Tôi luôn tự nhủ, mình không phải là người thông minh. Vì vậy, để có được thành công tôi phải chuẩn bị kỹ và nỗ lực nhiều hơn người khác. Tôi thử thách bản thân qua các cuộc thi và kết quả là tôi thường đạt được những giải cao nhất. Ví dụ như: Giải Nhất Cuộc thi do tàu Peace Boat và Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức và giải thưởng là du lịch vòng quanh thế giới năm 1999; Giải nhất cuộc thi do Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức viết về mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trong thế kỷ XXI và giải thưởng là một chuyến du lịch Ấn Độ năm 2001; Giải nhất cuộc thi Tuỳ bút xanh của Báo Tuổi Trẻ Online năm 2010, 2011; Giải thưởng "Doanh nhân được yêu thích nhất" năm 2011; Giải thưởng "Giảng viên doanh nhân được yêu thích nhất" năm 2013.. Tôi nghĩ rằng, khi đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc với những yêu cầu cao dành cho bản thân, tôi có đích đến cụ thể để vươn tới. Vấn đề là định ra con đường và dám dấn thân, bắt tay vào thực hiện nó. Bên cạnh đó, với tố chất của một cán bộ Đoàn, tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là dìu dắt những bạn trẻ. Tôi xem sự thành công của họ cũng chính là sự thành công của mình. Tôi cũng xốc nổi, đa mang và va vấp, thất bại nhiều nhưng tôi chưa bao giờnản chí hoặc thiếu tự tin. Tôi đã trưởng thành từ những thất bại của bản thân, nhất là trong việc điều hành kinh doanh và đối nhân xử thế. Tôi cho là may mắn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Nhưng với tôi, trong nhiều trường hợp trừ việc mua xổ số hoặc đánh bài, may mắn chính là kết quả của sự nỗ lực, dấn thân, làm việc trước đó. Tôi đã từng có cơ hội để kiếm tiền, tôi đã "chộp" lấy cơ hội đó. Nhưng cơ hội chỉ mở ra cho tôi khi tôi đã làm việc cật lực và xuất sắc. Tôi tin mọi thứ trong cuộc đời này đều có "duyên" của nó. Và "may mắn" cũng là "duyên" của sự cố gắng, nỗ lực mà đôi khi chúng ta không nhìn thấy rõ ràng được. PV: Với ông Cảnh Bình, sự dám nghĩ dám làm của ông thể hiện rõ khi ông bắt tay vào làm dòng sách tri thức, lĩnh vực được xem là nhiều thử thách nhất. Ông quyết định bước chân vào lĩnh vực này đơn thuần chỉ do đam mê, hay vì khi đó ông đã nhìn ra cách thức giúp doanh nghiệp mình phát triển? Khi đó ông có sợ thất bại không và đâu là những lựa chọn khó khăn nhất của ông từ trước đến nay? Ông Nguyễn Cảnh Bình: Ban đầu tôi làm hoàn toàn do đam mê, nhưng phải nói thêm là tôi luôn có niềm tin và càng ngày càng tin hơn vào điều mình đã tin. Tôi tin rằng, khi xã hội phát triển, con người cần nhiều tri thức hơn chứ không phải ít đi. Xã hội chúng ta sẽ phát triển hơn, văn minh hơn, tri thức hơn dù lẽ ra nó hẳn đã phải tốt hơn lắm rồi.. Vì thế, tôi tin có thị trường cho mình, có nhiều người cần đến mình. Thất bại là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tôi cũng đôi khi nghĩ đến nó, và từng đương đầu, đối diện với nó, tưởng chừng như thất bại không tránh khỏi. Nhưng đúng hôm đó tôi tự đặt câu hỏi cho mình. Liệu mình có tham lam không, có dốt không, có lười không? Không, tôi tin rằng tôi không như thế! Vậy thì tôi chẳng phải lo lắng nhiều. Vấn đề là làm thế nào điều hành công ty cho thật hiệu quả. Làm thế nào để chọn sách chất lượng, để có được nhân sự giỏi, để bán hàng tốt.. Vậy thôi. Về các lựa chọn, tôi nghĩ cá nhân tôi và Alpha Books đã từng có hai lựa chọn khó khăn. Đó là năm 2006 chúng tôi phải lựa chọn về dòng sản phẩm: Sẽ thiên về các sản phẩm giải trí mang lại lợi nhuận cao hay là sản phẩm có giá trị, có đóng góp cho sự phát triển của dân trí dù lợi nhuận mang lại không nhiều? Cuối cùng tôi đã chọn lựa chọn thứ hai với các dòng sách độc giả đã quen thuộc như hiện nay. Lựa chọn khó khăn thứ hai là mở rộng hay không không mở rộng công ty trong bối cảnh khủng hoảng bắt đầu lan rộng, và có ảnh hưởng rõ nét đến kinh tế và đời sống của người dân. Cuối cùng cá nhân tôi lại tiếp tục chọn lựa chọn thứ hai bởi tôi tin rằng những gì thực sự có giá trị vẫn có thể trụ vững và phát huy. Tôi cũng luôn luôn khuyến khích nhân viên của mình đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong công việc, lĩnh vực của mình. Bởi tôi tin rằng, nhu cầu của khách hàng luôn luôn có, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng kia mà thôi. Điều quan trọng là mình nắm bắt, đón đầu và đáp ứng được nhu cầu đó. PV: Về phía ông Tuấn Quỳnh, theo quan điểm lãnh đạo của ông thì yếu tố tiên phong đi đầu có vai trò thế nào đối với con đường phát triển của một doanh nghiệp? Ông có thể cho biết một số trường hợp mà ông thấy tâm đắc? Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh: Tôi nghĩ rằng, yếu tố tiên phong đi đầu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Tại một số công ty, tạo ra sản phẩm, mới, lạ, độc đáo là tiêu chí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Có công ty đẩy nhanh tốc độ tung ra sản phẩm mới, vừa xây dựng được giá bán cao, vừa đẩy các đối thủ cạnh tranh ở thế người đi sau. Nếu đối thủ cạnh tranh "bắt chước" sản phẩm nào đó thì cũng là lúc công ty kịp tung ra mẫu mới và bán với giá cao; còn mẫu cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với chiến lược này, một số công ty đã phần nào tạo được vị thế tiên phong trên thị trường. Samsung là một ví dụ. Nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ analog sang công nghệ kỹ thuật số (digital) sẽ mang đến nhiều cơ hội mới nên cuối năm 1998, Samsung đầu tư hàng tỷ USD vào việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt chip điện tử và màn hình tinh thể lỏng LCD. Và chỉ 4 năm sau, đến tháng 12/2003, Samsung đã sản xuất 1 triệu chiếc TV loại này và trở thành công ty dẫn đầu thị trường. Đồng thời, vào năm 2002, Samsung đã đầu tư mạnh vào bộ nhớ flash. Nhờ vậy, Samsung trở thành nhà cung cấp và cũng là đối thủ cạnh tranh phần cứng lớn nhất của Apple. Những quyết định táo bạo trên đã giúp Samsung đạt được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Samsung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới và âm thầm phát triển, sau đó chớp lấy thời cơ, áp đảo thị trường bằng cách cho sản xuất hàng loạt sản phẩm, với một tốc độ càng nhanh càng tốt. PV: Với những gì hai ông vừa chia sẻ, dường như con đường dẫn đếnthành công của các doanh nhân đều có chung công thức. Và điều này cũng có sức thu hút rất lớn đối với công chúng. Năm 2012, quyển Tiểu sử Steve Jobs của Alpha Books đã tạo ấn tượng trong ngành xuất bản khi bán hết 15.000 quyển trong tháng đầu ra mắt. Ông Cảnh Bình có thể giải thích giúp vì sao lại như vậy? Ông Nguyễn Cảnh Bình: Công chúng và nhất là giới trẻ Việt Nam đang khao khát thần tượng cho mình, không chỉ giới doanh nhân công nghệ mà ở nhiều lĩnh vực khác. Họ muốn có một hình mẫu để theo đuổi, để học tập, để hâm mộ, để ca ngợi, để tìm hiểu và để yêu quý. Steve Jobs xứng đáng là người như thế với những thành tựu ông đã làm được, với tính cách độc đáo, lạ lẫm có phần kỳ quặc, với tầm nhìn và ý chí nghị lực. Steve Jobs ở đúng bối cảnh công nghệ, trong đúng ngành rất hot là điện thoại thông minh, ở một cường quốc là nước Mỹ, lại qua đời đúng ở đỉnh cao sự nghiệp, hoàn hoàn vừa khớp với mẫu thần tượng của công chúng Việt Nam. PV: Ông Tuấn Quỳnh có quan tâm tìm hiểu sự nghiệp và cách làm việc của các doanh nhân tầm cỡ thế giới không? Theo ông, trong ngành công nghệ sau Steve Jobs và Bill Gates, trẻ hơn thì có Mark Zuckerberg, nhân vật nào sẽ để lại những bài học lớn cho thế hệ trẻ? Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh: Tôi thích học hỏi từ những người đi trước, đặc biệt là các doanh nhân tầm cỡ thế giới. Gần đây, tôi rất thích vị lãnh đạo tập đoàn Samsung, ông Lee Kun Hee với câu nói nổi tiếng "Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con bạn." Ông Lee Kun Hee đã gặp rất nhiều thất bại trong 13 năm đầu tiên lãnh đạo tập đoàn Samsung và thậm chí, đã có lúc đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, Samsung đã trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee. Bí quyết của sự thành công này chính là Phải thay đổi! Trong thư chúc tết đầu năm 1993, Lee Kun Hee đã gửi một thông điệp mạnh mẽ: Không thay đổi ngay lập tức thì Samsung sẽ bị phá sản! Ông bắt đầu bằng những thay đổi đơn giản. Ông quyết định thay đổi giờ làm việc của công ty: 180 ngàn công nhân viên Samsung áp dụng giờ làm việc mới: Từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhằm tránh kẹt xe. Bên cạnh đó, ông sử dụng đồng hồ cát trong các cuộc họp, để khống chế thời gian và các cuộc họp phải ngắn, gọn để mọi người dành thời gian cho công việc. Một điểm độc đáo nữa ở Lee Kun Hee là chính sách "Dùng chất lượng để chấn chỉnh doanh nghiệp". Ông kêu gọi: "Người Samsung phải mạnh dạn vứt bỏ quan niệm truyền thống trước nay trọng sản lượng, nhẹ chất lượng; nếu không, Samsung sẽ không thể tồn tại được trong thế kỷ XXI. Hàng không đạt tiêu chuẩn là một thứ khối u nguy hiểm, là kẻ địch của chúng ta, là căn nguyên của mọi thất bại trong kinh doanh. Samsung phải chuyển hướng phương thức sản xuất, phải làm ra các sản phẩm có giá trị cao, làm ra nhiều mặt hàng với số lượng mỗi serial không nhiều, phải làm hàng xịn". PV: Môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia mỗi khác. Vậy tấm gương và bài học của doanh nhân ở các nước khác có đem lại điều gì bổ ích cho người đọc Việt Nam? Ông Nguyễn Cảnh Bình: Chắc chắn là có nhưng sẽ ở các mức độ khác nhau dù mọi doanh nhân thành công đều phải sở hữu những ý chí, nghị lực lớn lao. Thành công của các danh nhân Mỹ nhờ ở ý tưởng kinh doanh và môi trường, hệ sinh thái kinh doanh của họ giúp cho họ có thể vươn lên dẫn đầu. Còn bài học từ các quốc gia gần gũi chúng ta hơn như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, hay Nhật Bản hẳn giúp các bạn trẻ học được ý chí của con người có thể mang lại những gì.. Với tôi, tinh thần lao động chăm chỉ, kiên trì và ý chí lớn lao, vượt qua những khó khăn tất yếu sẽ xuất hiện là chìa khóa then chốt làm nên thành công ở Việt Nam, nhưng tri thức sẽ giúp họ thành công bền vững. PV: Câu hỏi cuối dành cho ông Tuấn Quỳnh, một người dù thành công đến mấy thì vẫn sẽ có những người thành công hơn. Ông có bao giờ so sánh mình với ai đó để đặt ra mục tiêu phấn đấu? Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh: Tôi chưa bao giờ so sánh mình với ai khác. Tôi chỉ nỗ lực học hỏi, làm việc để mỗi ngày trôi qua đều có giá trị và đáng sống. Tôi muốn mình của ngày hôm nay phải vị tha, nhân hậu và trí tuệ hơn mình của ngày hôm qua. Xin cảm ơn hai ông!
Đầu năm, nói chuyện vốn Bấm để xem Những ngày cuối năm, vấn đề thường được các doanh nhân trao đổi nhất là dự báo tình hình kinh doanh trong năm tới sẽ như thế nào? Và câu trả lời phổ biến vẫn là tình hình có lẽ sẽ xấu nhưng tinh thần doanh nhân thì tự tin hơn. Có lẽ vì đã trải qua những năm tháng đầy khốn khó thì bản năng sinh tồn của doanh nhân Việt đã được thử thách và trui rèn. Một thái độ sẵn sàng đối phó với những diễn biến có thể còn xấu hơn năm qua đã giúp người làm kinh doanh tự tin và bình tĩnh hơn. Ngày cuối năm, tôi đến chúc Tết một vị lãnh đạo của UBND TP. HCM, ông cũng đặt câu hỏi về dự báo tình hình kinh doanh trong năm tới. Cuối cùng, ông chúc là doanh nhân nào bi quan sẽ dự báo sai và tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn trong năm mới. Lý luận của ông là khi mà mọi người đã sẵn sàng cho một kịch bản xấu và có những giải pháp cho nó thì khó khăn sẽ được khắc phục, trở ngại sẽ được vượt qua và vì vậy, tình hình chung sẽ tốt hơn! Bài toán có lẽ là khó nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là dân doanh hiện nay là vốn. Hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có đến 91% là nhỏ và siêu nhỏ. Theo khảo sát chỉ có 20% số doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam là Vietcombank thì cũng chỉ dành 8-10% vốn tín dụng của mình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội thì các trở ngại mà doanh nghiệp không thể vay vốn ngân hàng là: 77% do tài sản thế chấp; 60% do phương án kinh doanh; 50% do thủ tục hành chính và 45% do lãi suất! Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cùng với 133.000 hợp tác xã và 3 triệu hộ kinh doanh cá thể đang đóng góp đến 60% GDP, đóng góp 40% ngân sách, 40% hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu cũng như giải quyết 50% lao động của xã hội. Hằng năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới! Theo tính toán, hằng năm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang trả lãi cho ngân hàng khoảng 221 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế của họ chỉ khoảng 75 ngàn tỷ đồng, tức là tiền lãi ngân hàng gấp 3 lần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Hay nói một cách nôm na, các doanh nghiệp đang è cổ "nuôi" ngân hàng với mức lãi suất cho vay trong năm 2011không thấp hơn 20% và được xem là một trong những mức lãi suất cao nhất thế giới! Chúng ta cũng có những nghịch lý rất đặc thù Việt Nam. Đó là, các ngân hàng nông thôn sau khi nâng cấp trở thành ngân hàng đô thị thì không chú trọng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân. Trong khi 80% trong tổng số 3.000 ngân hàng ở Mỹ, chỉ phục vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại một số nước Bắc Á, mô hình ngân hàng, tổ chức tài chính chuyên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thành công. Họ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về thuế, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một số ưu đãi khác để họ có thể làm tốt hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như tại Nhật Bản có Công ty Tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (JFC), là công ty nhà nước trực tiếp hỗ trợ cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Hàn Quốc có Công ty Quản lý Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SBC) được chính phủ thành lập từ năm 1979, đảm nhiệm việc cung cấp tài chính và các chương trình phi tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.. Quốc gia láng giềng Thái Lan có Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, với chức năng chính là hỗ trợ, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có rất ít doanh nghiệp biết đến Quỹ này. Vấn đề của Việt Nam là cái gì thế giới có, Việt Nam cũng có. Tuy nhiên, chúng ta thiếu sự đầu tư chiều sâu để các định chế, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp mà chính phủ lập ra thực sự hữu ích và đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, có đến 31% công ty niêm yết trên sàn HOSE và trên 50% trên sàn HNX đang giao dịch dưới mệnh giá thì thị trường chứng khoán lúc này không còn là một kênh huy động vốn khả thi nữa. Năm 2014, theo kế hoạch tổng đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục giảm, nếu so sánh với năm 2011 là 38, 9% GDP thì năm nay dự báo chỉ khoảng 30% GDP; tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng sẽ bị siết chặt thì rõ ràng, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mong chờ vào nguồn vốn ngân hàng. Trong khi chờ đợi nền kinh tế và đặc biệt là hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc, các tổ chức, định chế Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thực chất và hiệu quả thiết thực hơn, thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không ngồi yên. Địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến vẫn sẽ là ngân hàng. Để có thể vay vốn được, doanh nghiệp cần tự hoàn thiện chính mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, minh bạch các hoạt động kinh doanh và sổ sách kế toán, để xác lập các căn cứ đáng tin cậy cho ngân hàng thẩm định và cho vay. Bên cạnh đó, việc huy động vốn từ các cổ đông, nhân viên, đối tác cũng cần được xem xét. Đây có lẽ là một kênh huy động vốn khả thi nhất cho doanh nghiệp hiện nay. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong thời gian sắp tới, có thể sẽ ra đời Quỹ hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng. Số tiền này không lớn nhưng cũng là xuất phát ban đầu cần thiết cho chính sách hỗ trợ dài hơi hơn cho doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Gần đây, tôi tiếp khá nhiều các quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, Bắc Á và Úc. Họ đều đánh giá đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp được quản trị tốt. Vì vậy, lúc này cũng là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm các đối tác tốt, không chỉ là bổ sung, cơ cấu lại nguồn vốn mà còn là có thể hỗ trợ nhiều mặt cho doanh nghiệp! Một mùa xuân mới lại về. Nhìn dòng người rồng rắn mua sắm Tết tại các siêu thị những ngày cuối năm vừa rồi, tôi vẫn có niềm tin to lớn vào sức mua của thị trường nội địa Việt Nam. Chúc tất cả các doanh nhân Việt luôn đủ sức khỏe, nhẫn nại, vững vàng, khéo léo và không ngừng đổi mới để lèo lái thành công doanh nghiệp của mình trong năm nay và những năm tiếp theo!
Doanh nhân: Người học trò không bao giờ tốt nghiệp! Bấm để xem Tôi là doanh nhân và tôi yêu công việc của mình. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều tự hỏi: Ngày hôm nay, mình đã học được điều gì? Có những điều hết sức giản đơn nhưng ngẫm lại rất thấm thía. Doanh nhân lớn lên qua từng cuộc họp do mình chủ trì hoặc tham gia, qua những lần ngồi xét kỷ luật nhân viên hoặc những buổi café sáng với bậc đàn anh, đàn chị. Là doanh nhân cũng sẽ có nhiều lần "cắp cặp" đến trường hoặc tham dự hội thảo. Đi học là cách làm mới mình tốt nhất! Vừa nghe diễn giả hoặc thầy, cô giáo trình bày vừa suy nghĩ ngay mình sẽ áp dụng điều vừa học vào công việc như thế nào. Có vài lần ngay sau buổi học, doanh nhân gọi điện thoại ngay về công ty, yêu cầu anh A, phòng B phải thực hiện chuyện này, chuyện kia là những điều vừa lĩnh hội được. Doanh nhân đi học không chỉ nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho mình mà còn có suy nghĩ, học để về truyền đạt, chia sẻ lại với nhân viên! Doanh nhân phải học cách chấp nhận cuộc sống. Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp và không công bằng. Những "lệ" không thành luật, những "thực tế khách quan", những mảng màu tối sáng của xã hội là những chuyện mà doanh nhân đối diện hằng ngày và học cách chấp nhận nó. Có một câu nói rất hay mà doanh nhân đồng cảm "Cái gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi!" Doanh nhân vì doanh nghiệp và vì mình, phải học cách thể hiện và khẳng định bản thân. Sự thể hiện này đôi khi cũng cần sự giúp sức của truyền thông nhưng vẫn trên nền tảng là trí tuệ, năng lực và trái tim của người làm kinh doanh. Những hào quang giả hiệu, những trò lố lăng gây shock, những hư danh luôn chấp chới bay xung quanh. Doanh nhân phải tỉnh táo lắm mới không để vướng vào và để thương hiệu cá nhân của mình thật sự có giá trị và phù hợp với phong cách sống mà mình đã chọn. Là doanh nhân tức là phải học cách quản trị gia đình một cách tốt nhất. Những cuộc chiêu đãi, những chuyến công tác xa luôn bứt người doanh nhân ra khỏi tổ ấm của mình. Doanh nhân phải học cách bù đắp tình yêu thương cho con, luôn cho thấy mình hiện diện bên con trong khi đi công tác xa nhà. Là doanh nhân tức là thường xuyên hôn con khi con đã ngủ say vì mình vềnhà muộn; là mua cho con bao thứ đồ chơi hiện đại đắt tiền như là sự chuộc lỗi; là luôn nói "Yes" trước gần hết những yêu cầu của con! Là doanh nhân với những mối quan hệ trong gia đình, luôn phải đứng trước sự kỳ vọng và mong mỏi của người thân. Doanh nhân mặc nhiên được xem là người nhiều tiền, thành đạt nên có trách nhiệm vật chất với những người thân trong gia đình là đương nhiên dẫu đôi khi doanh nhân không có nổi một triệu đồng trong ví và sắp đến ngày đáo hạn ngân hàng nhưng chưa biết xoay sở ra sao! Doanh nhân tức là phải học cách làm việc, sống chung với những người ghét mình. Trong doanh nghiệp và các mối quan hệ bên ngoài, chắc chắn doanh nhân bị vài người ghét, nhất là nhân viên dưới quyền. Nhưng doanh nhân không có lựa chọn nào khác ngoài việc hiểu, chấp nhận và sống chung với sự ghen ghét đó. Doanh nhân bản lĩnh sẽ nhìn thấy điều tốt đẹp, thế mạnh của người ghét mình để sử dụng hoặc cộng tác mà bỏ qua những hiềm khích, thị phi. Là doanh nhân tức là phải học cách sống chung với stress. Stress đến từ bốn phương tám hướng, từ cạnh tranh khốc liệt của thị trường, từ sự yếu kém của nhân viên, từ vài chính sách vĩ mô chưa phù hợp, từ sự bất bình đẳng trong kinh doanh, từ áp lực vốn vay và cả từ sự không êm ấm trong gia đình. Chưa kể đến, làm doanh nhân tức là chấp nhận sống với những giây phút cô đơn. Cô đơn trong các quyết định quan trọng mà không thể chia sẻ với ai như đề bạt, kỷ luật cán bộ; quyết định thực hiện những thương vụ có rủi ro cao và những quyết định có gắn với chữ "Không"! Với các áp lực như vậy, doanh nhân vẫn phải cười nói, vẫn phải mạnh mẽ để nhân viên vững lòng, vẫn phải dịu dàng với con để con luôn trong sáng, thơ ngây. Mà cám dỗ xung quanh doanh nhân nhiều lắm. Những cuộc nhậu li bì bên chiến hữu, những trận "tỷ thí" đỏ đen là cách mà không ít doanh nhân xả stress bên cạnh những người khác chọn cách chơi thể thao, đọc sách, đi du lịch, tập yoga để vượt qua áp lực công việc! Và những chuyến công tác nếu có dư dả chút ít thời gian cũng sẽ là những chuyến đi du lịch thú vị, giúp doanh nhân giải tỏa bao áp lực. Là doanh nhân, đặc biệt là nam doanh nhân ngoài tiệc tùng triền miên còn phải học cách "nhậu bị động"! Có rất nhiều lần tự hứa với lòng là hôm nay "nghỉ nhậu" nhưng vì mối quan hệ, vì nể nang, vì chuyện làm ăn, đành "bấm bụng" đến nhà hàng. Và một khi đã uống vào rồi thì rất khó mà dừng lại. Sức khỏe vì vậy mà cũng lụi tàn đi. Ông Chu Dung Cơ có một câu nói rất hay đại ý là: "Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang làquá khứ, sức khỏe là của mình." Hơn ai hết doanh nhân nhận thức rất rõ điều này. Doanh nhân bây giờ cũng phải học cách "quản trị bản thân" mà quan trọng nhất là quản trị sức khỏe của mình. Từ golf, tennis, cầu lông đến bơi lội, đá bóng, đi bộ.. rồi những lần khám bệnh định kỳ 6 tháng, 1 năm là cách mà nhiều doanh nhân đang thực hiện. Doanh nhân rất cần bề ngoài nên sức khỏe kém, thần sắc không tốt, chắc chắn sẽ gây lo lắng cho mọi người! Doanh nhân còn phải học cách yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh nhất là những mảnh đời bất hạnh, thiếu may mắn. Sự sẻ chia đó có ý nghĩa nhất vẫn là dành cho những người công nhân, nhân viên còn nghèo khó trong doanh nghiệp của mình và sau đó lan rộng ra đến những người cần sẻ chia trong xã hội. Ngân sách dành cho hoạt động xã hội của mỗi doanh nghiệp là có hạn mà sự hiệu triệu sẻ chia thì lúc nào cũng có nên việc chọn lựa đối tượng, rồi "của cho không bằng cách cho" luôn làm doanh nhân đau đầu. Tôi biết, rất nhiều người đã phải sử dụng tiền túi của mình để làm công tác xã hội vì ngân sách doanh nghiệp không kham nổi! Doanh nhân còn phải học cách yêu nước theo kiểu của mình. Không quá tự tôn dân tộc, không quá huyễn hoặc mình nhưng vẫn luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên. Trong hoạt động giao thương quốc tế, trong những diễn đàn, hội nghị đa phương, doanh nhân vẫn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, sự năng động và trách nhiệm với màu cờ sắc áo của mình. Trong những lần nhìn lá cờ Việt Nam được vinh danh, bay phấp phới trên đấu trường quốc tế, doanh nhân cũng là những người rớt nước mắt đầu tiên. Phải so kè, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mỗi ngày, tinh thần tự hào dân tộc càng ngày càng được hun đúc trong tâm khảm của doanh nhân Việt. Là doanh nhân tức là phải học hằng ngày rất nhiều điều từ công việc, khách hàng, đối tác, nhân viên và nhà trường, sách vở! Cho nên, tôi tâm niệm: Doanh nhân là người học trò không bao giờ tốt nghiệp!
Động viên nhân viên: Không chỉ là tiền! Bấm để xem Đã vào những tháng cuối năm, việc khen thưởng của công ty luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên và là nỗi đau đầu của các chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp đều nhận thức rất rõ là một trong những chính sách động viên nhân viên hiệu quả nhất chính là khen thưởng. Tôi còn nhớ cách đây bốn năm, trên chuyến bay về từ Bắc Kinh sau khi nhận giải thưởng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tôi đã nghe CEO của một công ty bán lẻ hàng đầu Việt Nam chia sẻ về điều kiện để trở thành cửa hàng trưởng của công ty anh là: Đủ 18 tuổi, có bằng phổ thông trung học, biết cách chăm sóc khách hàng và quan trọng nhất là biết cách động viên nhân viên. Các vấn đề khác của cửa hàng như giá bán, quản lý hàng tồn kho, đặt hàng, chấm công.. đã có công cụ ERP xử lý. Và chỉ sau hai năm từ ngày nói chuyện đó, công ty này đã có hơn 200 cửa hàng, phủ kín các tỉnh thành của Việt Nam với kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Tôi rất tâm đắc với yêu cầu của người quản lý phải biết chăm sóc, động viên nhân viên. Điều này có thể nói là điểm yếu nhất của các công ty và các nhà quản lý Việt Nam. Tôi tìm hiểu và thấy rằng trong bảng mô tả công việc các chức danh quản lý hiện nay, gần như không công ty nào đề cập đến việc này. Với tôi, động viên nhân viên là yêu cầu bắt buộc và quan trọng nhất của người quản lý. Khi những nỗ lực của nhân viên được ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu quả làm việc được nâng cao. Chúng ta vinh danh những cố gắng, những kết quả tốt đẹp trong quá khứ để hướng tới những thành quả xuất sắc hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, những nhân viên khác cũng có tấm gương tốt để phấn đấu và noi theo. Có nhiều cách để động viên nhân viên. Đó có thể là lời động viên, chia sẻ khi nhân viên gặp khó khăn; khen ngợi công khai trước nhiều người khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; dành các chính sách ưu ái cho nhân viên như được tự do chọn giờ đi làm, làm việc ở nhà hoặc đi về sớm, đi làm trễ vào những ngày đặc biệt với cá nhân đó; các buổi ăn tối, hát karaoke cùng với nhau; gửi thiệp sinh nhật viết tay cho nhân viên.. và quan trọngnhất là việc khen thưởng định kỳ của công ty thông thường là dịp cuối năm. Hiện nay, có rất nhiều công ty coi nhẹ hoặc không chú trọng đến công tác khen thưởng. Có công ty chỉ khen thưởng nhân viên cuối năm chỉ vài trăm ngàn cùng tờ giấy khen. Nhưng cũng có công ty thưởng nhân viên cuối năm với số tiền lớn. Theo một số nghiên cứu thì khen thưởng bằng tiền sẽ bị nhân viên quên đi nhanh chóng chỉ sau một vài tháng. Vì vậy, bên cạnh việc khen thưởng bằng tiền, chúng ta cần chú trọng đến những giá trị tinh thần khi vinh danh nhân viên. Nhìn lại quá trình đi làm của mình, những thành tích mà tôi tự hào nhất luôn gắn liền với những bằng khen và các buổi vinh danh trân trọng. Tôi thật sự không nhớ những lúc như vậy mình đã được thưởng bao nhiêu tiền. Tôi luôn khoe các bằng khen trang trọng của mình với con, những người thân và đồng nghiệp. Và với tôi, tiền không phải là phần thưởng cao nhất dành cho một nhân viên xuất sắc mà cũng cần có sự ghi nhận về tinh thần mà bằng khen là cần thiết. Ngoài ra, cách trao phần thưởng, bằng vinh danh cho nhân viên cũng hết sức quan trọng vì tục ngữ Việt Nam đã có câu: Của cho không bằng cách cho. Vì vậy, trong dịp cuối năm này, đặc biệt là một năm khó khăn thì việc vinh danh những nhân viên xuất sắc là hết sức cần thiết. Tôi nghĩ là không chỉ là những giá trị vật chất bằng tiền mà chính những ghi nhận mang tính động viên tinh thần và sự trân trọng khi vinh danh sẽ luôn phát huy tác dụng tốt, giúp nhân viên nỗ lực làm việc và tạo động lực để những người khác noi theo. Là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, hãy luôn chứng tỏ cho các nhân viên hiểu rằng, họ được ghi nhận và đánh giá cao về những kết quả họ đóng góp cho công ty và sự thành công của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực của đội ngũ nhân viên.
Doanh nhân Việt Nam thời hội nhập Bấm để xem Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Thế giới ngày nay trở thành một làng toàn cầu với hơn 7 tỷ dân và hàng triệu doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Và doanh nhân Việt Nam, bây giờ cũng trở thành doanh nhân "toàn cầu". Họ bắt buộc phải có tầm nhìn và kỹ năng quản lý toàn cầu để lèo lái doanh nghiệp mình thẳng tiến đến bến bờ thành công. Ngày 10 tháng Mười một năm 2006, tôi trình bày phần phát biểu của mình về tình hình kinh tế Việt Nam và hoạt động của doanh nhân Việt Nam tại một hội nghị doanh nhân trẻ quốc tế. Tất cả bạn bè các nước đều biết Việt Nam vừa trở thành thành viên WTO nên đã vui vẻ chúc mừng. Tuy nhiên, cũng không ít người bạn đã chia sẻ với tôi những lo lắng cho doanh nhân Việt Nam khi hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Tôi hiểu, một sân chơi mới, rộng hơn, to hơn, nhiều cơ hội hơn, đầy thách thức hơn đã mở ra cho dân tộc Việt Nam, cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Trên chuyến bay từ Seoul về lại TP. Hồ Chí Minh, tôi suy nghĩ về hình ảnh hợp tác và cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa, giống như một cuộc chạy marathon. Doanh nhân Việt Nam vừa phải vuợt qua chính mình, vừa phải cố gắng tiến nhanh về đích. Tôi lại nghĩ đến các bạn bè doanh nhân trẻ của mình, những người đang "chơi" chính trong sân chơi toàn cầu. Chúng tôi phải làm gì, học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm gì.. để có thể giữ vững và phát triển doanh nghiệp của mình, góp phần vào sự thành công của nền kinh tế Việt Nam và phát huy lòng tự hào dân tộc? Rõ ràng, sân chơi đã rộng lớn hơn rất nhiều, doanh nhân Việt Nam sẽ phải hợp tác và cạnh tranh với những công ty mà có thể là những tập đoàn hàng đầu thế giới mà cũng có thể là vô danh, cách chúng ta nữa vòng trái đất. Câu tục ngữ "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" của ông cha là luôn luôn đúng, nhưng làm sao để "biết người" và "biết ta" cho thấu đáo, chính xác và khoa học? Tôi biết, rất nhiều người đã tự hỏi là tại sao Việt Nam với "rừng vàng biển bạc", có nhân dân cần cù nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèonàn lạc hậu? Tất nhiên, có nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng theo tôi, có một lý do rất quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, tham gia WTO, tôi muốn nói đến một thực trạng là Việt Nam chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp. Đánh giá chung về đội ngũ hơn 500 ngàn doanh nhân Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng đa số là còn hạn chế về trình độ văn hóa, kiến thức và kỹ năng quản lý. Số liệu điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch Đầu tư trên 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành cho thấy: Số chủ doanh nghiệp Việt Nam có trình độ đại học trở lên chiếm 40, 81%, cao đẳng 3, 56%, trung học chuyên nghiệp 12, 33% và 43, 3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống. Tôi hiểu rằng, nhận thức và năng lực điều hành doanh nghiệp không nhất thiết chỉ dựa vào sự đào tạo trong trường lớp, nhưng việc hạn chế về trình độ của các doanh nhân đang là một khó khăn lớn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Một điểm yếu nữa của doanh nhân Việt Nam là khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là ít đọc sách, ít tham gia học hỏi từ các khóa huấn luyện và không có thói quen sử dụng tư vấn chuyên ngành. Có một bài báo trên mạng internet nhận xét khá xác đáng là: Phần lớn các doanh nhân Việt Nam rất ít giành thời gian của mình cho gia đình và đặc biệt là để vui chơi với các con ở lứa tuổi cần sự chăm sóc và tình thương của cả bố lẫn mẹ. Trong lúc đó, ngoài công việc tại cơ quan, họ đã giành quá nhiều thời giờ cho các hoạt động giao tế, vui chơi với bạn bè. Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy những doanh nhân thành công lớn là những người biết phân bổ quỹ thời gian hợp lý. Sự phân bổ quỹ thời gian thiếu cân đối dễ dẫn đến sự xào xáo trong gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và tuổi thơ của con cái cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tôi đã giật mình khi đọc những lời nhận xét này vì nó hoàn toàn đúng với chính bản thân mình. Tôi ngẫm lại và phải xấu hổ thừa nhận rằng thời gian tôi ngồi trên các chuyến bay, dạo gần đây còn nhiều hơn cả thời gian cùng học bài, hoặc chơi với hai cô "công chúa" của mình. Một điểm yếu nữa của doanh nhân Việt Nam, theo tôi đó là phần lớn các doanh nhân chúng ta chưa có lịch làm việc khoa học như các đồng nghiệp ở nước ngoài. Lịch làm việc của doanh nhân Việt Nam chưa phản ánh các chương trình ưu tiên và trọng điểm, chưa dành nhiều thời gian để tham dự các buổi hội thảo trong nước hoặc quốc tế, hoặc họp với các chuyên gia tư vấn để thảo luận các vấn đề phát triển công ty mang tính chiến lược mà vẫn mang tính bị động, nhằm giải quyết các vấn đề hằng ngày. Trong đasố doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chủ doanh nghiệp phải làm quá nhiều việc nhưng hầu hết lại không phải việc của mình. Một điều kiện mang tính đặc thù là đại đa số doanh nghiệp Việt Nam đang ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý nên chủ doanh nghiệp vừa là người sở hữu vừa là người quản trị, điều hành. Vì vậy, ngoài kiêm nhiệm nhiều chức năng và phải ôm đồm quá nhiều việc, họ cũng chưa có điều kiện, thời gian để trang bị kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này. Mặt khác, để trở thành một nhà quản trị, điều hành giỏi, ngoài chuyện được học hành, đào tạo bài bản, còn có những yêu cầu thuộc về tố chất bẩm sinh. Một cuộc khảo sát khác mới đây cũng cho thấy chỉ có 42% doanh nhân Việt Nam cho biết công ty của mình đã có "lập kế hoạch chi tiết và cụ thể" cho năm tới, trong khi 41% nói là chỉ xây dựng "kế hoạch tổng quát", và 15% không lập kế hoạch. Có đến 88% doanh nghiệp có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh bình thường và yếu! Nếu đã "biết mình" với những mặt còn yếu và tồn tại thì doanh nhân Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những phẩm chất nào để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại toàn cầu hóa này? Sau khi cuốn Thế giới phẳng được xuất bản và nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, đã có nhiều đúc kết về những phẩm chất, kỹ năng cần có, đối với doanh nhân Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. Tôi đã đọc rất nhiều bài viết về vấn đề này và nhận thấy là doanh nhân Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp để thành công. Theo đánh giá của tôi, một trong những phẩm chất cần thiết của doanh nhân trong thời đại toàn cầu hóa, chính là khả năng tư duy và tầm nhìn toàn cầu. Gia nhập sân chơi toàn cầu, yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp là chủ động tìm hiểu luật chơi, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận, hiệp ước mà Việt Nam ký với các nước, để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn, sắp xếp lại sản xuất và kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ra biển lớn rất cần biết rõ quy luật của thời tiết; các doanh nghiệp nên chú trọng hơn nữa việc nắm bắt thông tin về những biến động trên thị trường thế giới. Tư duy và tầm nhìn toàn cầu giúp cho doanh nhân có hiểu biết sâu sắc về thị trường hàng hóa, dịch vụ mà mình đang kinh doanh, thấu hiểu rõ "chuỗi giá trị toàn cầu" và định hướng được vị trí tốt nhất trong chuỗi giá trị mà mình muốn nhắm tới. Khi tham gia sân chơi toàn cầu và kinh doanh trong "thế giới phẳng", các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thànhthạo "luật chơi" mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp của người Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính bản thân mình. Bên cạnh việc xây dựng cho mình một "tầm nhìn và tư duy toàn cầu", doanh nhân Việt Nam cần học hỏi và tạo cho mình "kỹ năng quản lý toàn cầu". Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, phần lớn các doanh nhân đã không được đào tạo bài bản về khoa học quản lý. Cho nên, kỹ năng quản lý toàn cầu tức là áp dụng những phương thức quản lý tiên tiến, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, khoa học, am hiểu pháp luật, thông lệ kinh doanh quốc tế và ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh.. sẽ nâng tầm doanh nhân và doanh nghiệp, giúp cho hàng hóa và dịch vụ "made in Vietnam" có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Ngoài hai tố chất nêu trên, doanh nhân Việt Nam cũng phải hội tụ những tố chất cần thiết khác như chỉ số EQ, nhạy cảm, khả năng tư duy chiến lược, tính cách nhanh nhạy và có uy lực của người chỉ huy. Đặc biệt, họ phải có đầy đủ sức khỏe để "chiến đấu" bền bỉ, chịu đựng được áp lực và thách thức. Tôi rất may mắn được sinh hoạt, sống và cộng tác với cộng đồng doanh nhân trẻ ở TP. Hồ Chí Minh và quốc tế. Tôi cảm nhận được sự nỗ lực của bản thân và của các doanh nhân trẻ khác trong bối cảnh toàn cầu hóa này. Tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng, doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là những doanh nhân trẻ đang mang trên vai một sứ mạng lịch sử, là "những chiến sĩ trong thời bình", sẽ thành công trong "thế giới phẳng", sẽ sáng tạo ra ngày càng nhiều những sản phẩm tri thức mang trí tuệ Việt, những hàng hóa mang thương hiệu Việt đầy sức cạnh tranh, khẳng định được tên tuổi của mình trên cả thị trường trong nước và thế giới!
Tản mạn về phá sản Bấm để xem 1. Từ cuối năm ngoái, thông tin không mấy sáng sủa do VCCI công bố về các doanh nghiệp giải thể, phá sản, "biến mất" hoặc chết lâm sàng và có thể lên đến 10% số doanh nghiệp hiện có đã gây một cú shock đối với nền kinh tế. Làm kinh doanh trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, thị trường bị co hẹp, van tín dụng ngân hàng bị khóa chặt, công nợ khó đòi tăng cao và hàng tồn kho ứ đọng.. thì việc đóng cửa, phá sản hay sáp nhập cũng là điều hết sức bình thường. Thế mới biết, làm chủ doanh nghiệp không chỉ là đi xe đẹp, ở nhà cao, du hí nước ngoài, được ra lệnh, được kính trọng mà còn khốn khổ với việc bán hàng, thu nợ, trả lương cho nhân viên và đóng thuế. Trầm cảm, stress, mất ngủ, bạc tóc, đau nhức toàn thân cũng là điều hết sức bình thường. Cạnh tranh, thị trường, kinh doanh vốn khắc nghiệt và đào thải là tất yếu. 2. Năm 1991, khi còn là một cậu sinh viên năm thứ hai Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, tôi đã bắt đầu nghiên cứu về luật phá sản. Tôi tìm đọc các tài liệu trong Thư viện Khoa học tổng hợp Hồ Chí Minh, cũng như nghiên cứu Luật phá sản doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc. Tôi đã khá ngạc nhiên về tính nhân bản của Luật phá sản. Với suy nghĩ non nớt lúc đó, tôi đã cho là nếu như để doanh nghiệp phá sản, không trả được nợ thì người chủ phải đi tù. Trong khi đó, Luật phá sản các nước lại cho phép chủ doanh nghiệp được thương lượng với các chủ nợ, được hỗ trợ, tạo điều kiện để gầy dựng lại hoạt động kinh doanh và chỉ khi nào đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể vực dậy, doanh nghiệp mới được phát mãi, phá sản và người chủ sẽ bị cấm không được lập một doanh nghiệp mới trong một thời gian. Sau này, tôi nhận thức sâu sắc là kinh doanh luôn đối diện với rủi ro. Nên chuyện thành bại cũng là lẽ thường. Không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới bị phá sản. Các công ty đa quốc gia lừng lẫy một thời vẫn nộp đơn phá sản như trường hợp của Kodak, General Motors.. 3. Qua 18 năm làm kinh doanh, tôi đã trực tiếp tham gia hoặc tư vấn cho nhiều thương vụ mua bán công ty. Riêng trong năm 2011 là hai thương vụ sáp nhập và một thương vụ bán đứt công ty cho một đối tác và họ sử dụng tài sản công ty vào một mục đích kinh doanh khác. Vụ sáp nhập đầu tiên là giữa hai nhà phân phối lớn tại TP. Hồ Chí Minh của một nhãn hiệu có uy tín. Trước đây, họ là đối thủ cạnh tranh quyết liệt của nhau. Mặc dù, trong các hội nghị, họp mặt, họ vẫn gặp nhau, tay bắt mặt mừng, thống nhất với nhauvề chuyện này, chuyện kia nhưng lập tức ngay sau đó là những chiêu thức cạnh tranh khốc liệt, đúng nghĩa với câu thành ngữ: Thương trường là chiến trường! Một nhà phân phối vì lý do cá nhân muốn rút lui khỏi thị trường và nhiều người lăm le muốn nhảy vào mua lại. Tôi đã tư vấn cho nhà phân phối còn lại mạnh dạn đàm phán mua lại, sáp nhập hai công ty với nhau để giảm chi phí và tăng sản lượng kinh doanh, tăng "tiếng nói" trên thị trường. Vụ sát nhập thành công và hiện nay, công việc kinh doanh của họ rất tốt! Người bán thì cũng khá hài lòng với mức giá cao hợp lý cũng như nhân viên của mình vẫn đảm bảo được việc làm với thu nhập tốt hơn. 4. Trong năm 2011, tôi cùng Hội đồng quản trị đã xin ý kiến cổ đông để bán một công ty chế biến gỗ xuất khẩu. Công ty đã hoạt động được tám năm và thị trường chính là xuất khẩu đồ gỗ cho các siêu thị ở Anh, Hàn Quốc thông qua các công ty thương mại Đài Loan, Hongkong. Do không có thương hiệu riêng và thị trường xuất khẩu rất bấp bênh, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nên công ty thường xuyên bị thiếu đơn hàng. Để đảm bảo có việc làm cho công nhân, công ty phải "quơ quào" các đơn hàng có trên thị trường với mức giá không có lời. Các đơn hàng lạ thì tỷ lệ phế phẩm lại cao, càng sản xuất thì càng bị lỗ. Vì vậy, tôi đã đề xuất bán lại công ty này. Có cổ đông sáng lập của công ty, là những người đầu tiên gầy dựng nên xí nghiệp gỗ đã rất buồn lòng và chất vấn tôi gay gắt. Tại sao lại bán xí nghiệp gỗ khi đó là xương máu của một thế hệ cô chú đi trước? Tại sao các công ty chế biến gỗ khác vẫn tồn tại và phát triển mà mình lại đi bán, v. V? Tôi đã giải trình đầy đủ bằng những số liệu và thực trạng hoạt động, hiệu quả của xí nghiệp gỗ và sau đó, đã nhận được sự đồng thuận của cổ đông. Rõ ràng, tâm lý coi việc bán doanh nghiệp hay sáp nhập là một sự thất bại đang rất phổ biến trong nhận thức của nhiều người. 5. Một vấn đề nữa đó là tinh thần của nhân viên, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt của những doanh nghiệp bị sáp nhập. Tâm lý lo lắng, sợ mất việc làm, sợ không được trọng dụng là phổ biến. Mặc dù, ai cũng hiểu rằng, những người mua lại công ty đều mong muốn đây là một khoản đầu tư có hiệu quả và cũng không thể tìm đâu ra những nhân viên tốt hơn những nhân viên hiện hữu. Tôi đã chia sẻ với những nhân viên của mình là phải hết sức tự tin. Mỗi chúng ta đều có những giá trị nhất định, đều có thể làm xuất sắc công việc được giao và sẽ làm việc ở những công ty nào mà chúng ta thấy phù hợp. Chúng ta có quyền chọn lựa "Chúa tốt để phò". Và giai đoạn sáp nhập là thời điểm mà chúng tôi đánh giá tốt nhất bản lĩnh của nhân viên. Những người tự tin, bình tĩnh và vẫn làm tốt các công việc của mình tronggiai đoạn sáp nhập là những người xuất sắc và thường sẽ tiếp tục được trọng dụng dưới "triều đại mới!" 6. Thông tin đồn đại trên thị trường trong những vụ sáp nhập cũng là vấn đề đau đầu. Tôi có khá nhiều kinh nghiệm "xương máu" về vấn đề này. Tôi đã tham gia một cuộc đàm phán để bán lại một công ty A do tôi điều hành cho một công ty lớn hơn trong ngành là B. Lãnh đạo cao cấp hai bên đã cam kết giữ bí mật thông tin và ký thỏa thuận bảo mật. Vậy mà, một giờ sau cuộc đàm phán, thông tin đã xuất hiện trên thị trường. Ngày sau, nhân viên kinh doanh của công ty B đã đến khách hàng của công ty A để thông báo việc công ty mình sẽ mua lại trong khi tiến trình đàm phán chỉ vừa bắt đầu và chưa có điều gì cụ thể hết. Thị trường náo loạn, khách hàng gọi cho tôi liên tục. Tôi cũng không thể trách lãnh đạo công ty B được vì thị trường cạnh tranh quá khốc liệt. Cuối cùng, vì một số lý do khác nữa, chúng tôi đã dừng lại việc đàm phán bán công ty A và phải thông tin công khai cho khách hàng của mình! 7. Phá sản, giải thể, sáp nhập sẽ là những từ phổ biến trong những ngày sắp tới. Theo thống kê thì 70% các doanh nghiệp mới thành lập tồn tại không quá ba năm. Với môi trường kinh doanh nhiều biến động, chính sách vĩ mô thay đổi nhanh và không ổn định, nhất quán, việc kinh doanh càng ngày càng khó khăn, rủi ro thất bại là rất cao. Vì vậy, bên cạnh những câu chuyện thành công, cũng rất cần chia sẻ những thông tin, câu chuyện về thất bại cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ, đang hăm hở bước vào con đường kinh doanh. Bên cạnh đó, Luật phá sản cũng cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp để những doanh nghiệp không thành công, có thể được "chết" theo đúng luật, các quan hệ nghĩa vụ, trách nhiệm được giải quyết dứt điểm. Qua đó, cái nhìn của xã hội với những doanh nhân "phá sản" cũng thân thiện và chia sẻ hơn!
Tất niên! Bấm để xem Những ngày giáp Tết, tôi vất vả với các buổi tiệc tất niên. Chỗ nào cũng tình nghĩa hết. Một buổi tối, chạy 2, 3 sô là bình thường. Chúc mừng, cụng ly, hát hò liên tục đến mức khàn tiếng và hâm hấp sốt! Có những tiệc tất niên sang trọng, uống Ballentine, có ca sĩ nổi tiếng hát giúp vui và cũng có những bữa tất niên đạm bạc, chỉ là một bữa cơm trưa để tiễn công nhân về quê ăn Tết! Những buổi tất niên, dù sang dù hèn vẫn thấm đượm tình đồng nghiệp! Tiệc tất niên là một dịp để tôi chia sẻ và lắng nghe tâm sự của nhân viên. Khi mà không khí buổi tiệc thân mật, khoảng cách giữa sếp và lính như gần lại, người ta dễ mở lòng hơn. Có những người, đôi khi cả năm tôi chỉ gặp một lần vào dịp này. Qua các cuộc trò chuyện, tôi nhận ra rằng, nhân viên để ý sếp rất kỹ. Những bài báo tôi viết, những lần tôi xuất hiện trên truyền hình.. được các bạn nhân viên nhắc với sự ngưỡng mộ. Còn bản thân tôi thì ngượng chín người khi nghe như vậy! Không những thế, những lời nói tại bàn tiệc, dù là lúc tôi đã ngà ngà say cũng được nhân viên ghi nhận và chú ý. Sau buổi tiệc, một chị trưởng phòng gặp tôi và nói: Chị rất thích cách tôi cư xử trong tiệc tất niên hôm qua, đó là khi tôi nói với một bạn nhân viên khi bạn này gọi tôi là sếp: "Hãy gọi anh là anh thôi!" Tôi có nhớ mang máng chuyện này nhưng không ngờ những lời mình nói, tưởng vô thưởng vô phạt lại bị cấp dưới để ý như vậy. Hoặc là chỉ cần nhìn thấy tôi suy tư, có bạn nhân viên đã cầm ly bia đến mời và hỏi: "Sao nhìn anh buồn vậy?" Lại phải cười, nói, reo hò để không khí tiệc tất niên luôn sôi động, để những người đồng nghiệp thân yêu cảm nhận trọn vẹn tình cảm ấm áp của một gia đình thứ hai! Tiệc tất niên cũng là dịp để mọi người tổng kết lại một năm trong không khí nhẹ nhàng, vui vẻ. Nhờ vậy mà những nhận xét, đánh giá cũng chân thành và tích cực hơn. Có lẽ đây cũng là dịp tốt nhất để góp ý và giãi bày. Với tâm lý còn những gì uẩn khuất trong lòng thì nói ra để năm sau bắt đầu bằng những niềm vui, sự hợp tác tích cực, tôi cũng đã nhận được rất nhiều đánh giá, chia sẻ của nhân viên với bản thân mình. Tôi tâm niệm là đã làm quản lý phải là một người "đàn anh" thật sự. Phải bao dung, phải thông cảm, biết cách đứng đằng sau nhân viên và phải dám chịu trách nhiệm. Vìvậy, tiệc tất niên cũng là nơi tôi thể hiện sự "đàn anh" của mình. Những sai sót, lỗi lầm của nhân viên trong năm vừa qua, sẽ được góp ý nhẹ nhàng với thiện ý mong muốn nhân viên mình sẽ tốt hơn, hoàn thiện hơn! Tôi lớn lên, trưởng thành cũng nhờ những lần như vậy! Tiệc tất niên cũng là nơi để nói lên lời cảm ơn. Có nhiều nhân viên đã làm việc xuất sắc trong suốt năm qua nhưng tôi chưa khen ngợi họ bao giờ. Có thể là ít có cơ hội gặp gỡ riêng hoặc tâm lý đợi đến cuối năm, mới đánh giá kết quả làm việc một lần nên tại tiệc tất niên, tôi luôn động viên khen ngợi những đồng nghiệp xuất sắc. Tôi hiểu cái siết chặt tay, lời động viên, khen ngợi luôn là những động lực mạnh mẽ để mọi người nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong tương lai. Chợt nhận ra rằng, sao mình tiết kiệm lời khen ngợi trong năm quá vậy! Một lần khen ngợi vào dịp tất niên là quá ít! Tiệc tất niên cũng là dịp để nhìn về tương lai. Khi sống trong không khí tập thể gắn bó, đoàn kết, các mục tiêu, kế hoạch của năm sau dường như không còn là quá khó để đạt được. Rất nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực được đưa ra trong những bữa tiệc như vậy. Dường như, bứt ra khỏi văn phòng với những áp lực triền miên, sức sáng tạo của con người được phát huy? Cuối năm không chỉ dự tiệc tất niên ở công ty của mình mà còn được công ty bạn bè, đối tác mời. Chỗ nào cũng tình nghĩa. Đã đi chỗ này rồi mà không dự chỗ khác thì thể nào cũng bị trách móc. Vậy là phải ráng sắp xếp để đi dự đầy đủ nhất có thể được. Vào tiệc, cứ ngồi nhấp nhỏm để khai mạc tiệc xong, ăn 2, 3 món đầu là chạy qua chỗ khác. Tần suất chạy sô còn hơn ca sĩ ngôi sao. Nếu các nơi tổ chức tất niên gần nhau thì còn đỡ. Không may, ở hai đầu thành phố thì chỉ có thể đi xe ôm vì ô tô thì kẹt cứng. Có tiệc tất niên, không chỉ có nhân viên mà còn có sự tham dự của người thân trong gia đình. Nhìn những bé bụ bẫm trong khi nhân viên mình thì gầy còm, hiểu thêm về trách nhiệm và sự giỏi giang của nhân viên. Nhớ lại món tiền thưởng mà mình sắp trao, chạnh lòng vì thấy nó ít ỏi quá so với vật giá leo thang cũng như gánh nặng trong việc chăm lo con cái của nhân viên. Lại ngậm ngùi! Tất niên nhiều nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, là không tập thể dục, là tăng cân, là thiếu ngủ, là bệnh tật. Dẫu biết rất rõ như vậy nhưng không tránh được. Một ông anh khuyên là phải biết nói "Không", bỏ tất niên mà về chơivới con. Nói thì dễ nhưng làm sao khó quá. Nếu như ai đã từng chứng kiến sự mong đợi của nhân viên khi có mặt sếp dự tất niên thì sẽ thông cảm và chia sẻ được! Cũng may, mỗi năm chỉ có một lần Tết để mà tất niên! Lại hát nghêu ngao: "Tết nhất làm chi, ai bày, tết nhất làm chi.."
Hạnh phúc của doanh nhân Bấm để xem Ngày cuối năm mà lịch họp vẫn dày đặc. Cố gắng đi làm sớm, đến quán café quen, ăn sáng một mình và dành cho bản thân những phút giây tĩnh lặng. Chợt nhớ vừa rồi, khi tham gia giảng dạy cho 40 bạn sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mình đã yêu cầu các em phải dành ít nhất là 5 phút mỗi ngày để suy nghĩ về bản thân. Các em rất tâm đắc, ghi chép cẩn thận nhưng mình thì đã không thực hiện được! Mới thấy, thời gian mình dành cho bản thân ít ỏi quá! Nhịp sống hối hả, những cuộc họp triền miên, những chuyến công tác trong và ngoài nước liên tục, ăn uống thất thường, rượu bia vô độ đã làm mình già và yếu đi thấy rõ. Gần đây, lại không duy trì được việc chơi tennis đều đặn, cơ thể trở nên nặng nề. Lần khám sức khỏe định kỳ sắp tới, chắc chắn là sẽ phải uống thuốc. Nhớ lần vừa rồi tại Thâm Quyến, một ông bác sĩ theo trường phái Tây Tạng, đoán bệnh qua vân tay, đã phán chắc nịch là: Anh bị mỡ trong máu, cholesterol cao, thận yếu.. phải mua ngay thuốc của chúng tôi về uống nếu không thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn. Mình đã tủm tỉm cười và nói rằng, bác sĩ nói chính xác, mười người như em thì đến chín người bị như vậy rồi! Bác sĩ Tây Tạng này thất vọng ra mặt khi mình không mua "tiên dược" của họ và cũng không mua luôn thuốc trị bỏng, "công hiệu mà giá rẻ bất ngờ"! Mỗi ngày, khi thức giấc buổi sáng, mình cảm nhận rõ cuộc đời là những sự lựa chọn. Với mình, sẽ lựa chọn chuyện đưa con đến trường, dẫn con vào lớp học, hôn con và chúc con học giỏi với chuyện xách vợt tennis ra sân. Thật lòng mà nói, dạo sau này, mình đều chọn việc đưa con đến trường. Mình luôn nhận thấy thời gian mình dành cho hai con quá ít ỏi. Hai thiên thần nhỏ, hai cô công chúa của mình thì lại quá dễ thương và đáng yêu, "đeo" ba tới cùng mỗi khi có thể. Đến công ty, lại lên danh sách các công việc phải làm trong ngày, cũng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Đó cũng là những sự lựa chọn. Buổi trưa thì phải quyết định là sẽ ăn cơm văn phòng chung với các đồng nghiệp vui nhộn hay lang thang bên ngoài. Cuối giờ chiều, khi ngước nhìn ngoài cửa sổ thì màn đêm đã sập xuống thì lại phải trả lời câu hỏi, về nhà sớm với con hay đi lai rai với bạn bè! Cho nên, mình rất tâm đắc với định nghĩa: "Hạnh phúc là sáng muốn đi làm và tối muốn về nhà!" Trong thời đại mà sự thay đổi diễn ra chóng mặt, việc tự học là điều bắt buộc. Một tuần vào lại nhà sách là thấy choáng ngợp với các cuốn sách vừa xuất bản. Chỉ cần đọc những cái tựa thôi là đã thấy lo lắng. Làm sao đọc hết được đây? Mà xem qua thì thấy cuốn sách nào cũng hay, cũng cần cho công việc và cuộc sống. Rồi những lúc lang thang trên mạng, vào những trang web hay, lại kinh hoàng với những kiến thức mới. Đọc ngấu nghiến như sợ nó biến mất, ghi ghi chép chép, copy lưu vào máy tính nhưng gần như chưa bao giờ xem lại. Vì vậy, càng cảm nhận sâu sắc "bể kiến thứ" mênh mông và sự hiểu biết hạn hẹp của mình! Bây giờ cũng có rất nhiều khóa học hay, ngày càng đi sâu vào vấn đề tâm lý, động viên con người hơn là kỹ năng, kỹ trị. Tranh thủ thời gian đi học, tham gia tích cực vào những buổi lên lớp mà sẵn sàng bỏ qua việc vị trí xã hội, kinh nghiệm quản lý của mình có thể cao hơn người đứng lớp hoặc mình quá già so với các bạn đồng học khác. Lại tìm thấy niềm vui trong việc tiếp nhận kiến thức mới, có thêm những người bạn hay việc bình thản thay mặt nhóm lên trình bày theo yêu cầu của thầy. Học xong một khóa lại muốn học tiếp khóa khác nhưng sợ trùng với lịch đi công tác sắp tới. Về nhà, thì suy nghĩ miên man việc vận dụng những điều đã học cho công việc và cuộc sống cá nhân. Nghiệm ra được một điều, những kiến thức kinh doanh học được hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống, đặc biệt là việc giáo dục con trẻ. Sau khi học về MBO (quản trị theo mục tiêu), OGSM, KPI ở trường thì về nhà trao đổi liền với con về định hướng cuộc đời, mục tiêu học hành, các phương pháp để đạt được mục tiêu và các thước đo đánh giá. Con gái, vui vẻ chấp nhận và nghiêm túc thực hiện mà không biết rằng, những chuyện này, ba vừa được học trên lớp! Khối lượng công việc ngày càng tăng, áp lực đè nặng lên vai mình và những đồng nghiệp. Đôi khi vì bận rộn quá, stress quá mà con người trở nên nóng tính, cáu gắt và khép kín, thu mình lại. Mình đã chọn cách sống cởi mở, chân thành và mong muốn những đồng nghiệp cũng giống vậy. Nhưng đúng là không thể! Sự phân công rạch ròi, "tối tăm mày mặt" với công việc làm nhiều bạn "mackeno" với mọi thứ xung quanh. Vai trò điều tiết, chia sẻ của lãnh đạo là bắt buộc. Qua đó, càng cảm nhận sâu sắc sự may mắn của bản thân và yêu thương hơn những bạn đồng nghiệp. Bởi vì, nếu như không có sự ổn định nhất định về tài chính cá nhân, không ở một vị trí nhất định trong công ty, có chắc là mình sẽ luôn giữ được nụ cười trên môi, sự phóng khoáng và mở lòng như vậy không? Một bạn nhân viên tâm sự: Em hơn 30 tuổi rồi, lương ba cọc ba đồng, đang ở nhà thuê, làm sao em dám cưới vợ sếp ơi? Nhìn lại thì đa số nhân viên đều có hoàn cảnh tương tự. Thương các em lắm! Tâm sự với các em về quãng đường vừa qua của mình: Cũng ở nhà thuê nhỏ xíu trong khu tập thể của một trường học, lấy vợ khi là anh nhân viên quèn với lương thấp hơn bây giờ nhiều. Mười mấy năm đi làm, gặp nhiều may mắn cùng với sự cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ giúp đỡ của những người xung quanh, bây giờ cuộc sống của mình đã tạm ổn. Mình thật lòng mong muốn và cầu chúc các em sẽ can đảm lập gia đình và thành công trong cuộc sống! Nhiều em cười buồn nhưng rồi cũng gửi thiệp cưới! Hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời đôi khi là đi cùng với sự nỗ lực, vượt qua khó khăn của mỗi người! Quán café đang mở những bản nhạc xuân rộn rã. Ở cái tuổi và trong trạng thái cảm nhận được sự hữu hạn của đời người, mình vẫn thấy một niềm vui nho nhỏ dấy lên trong lòng. Ngày mai, sẽ là một ngày đầu năm mới! Còn bao dự định, ấp ủ, ước mơ sẽ được thực hiện trong những ngày sắp tới! Càng yêu quý hơn mỗi giây phút mình may mắn có mặt trong cuộc đời này!