Anh Hùng Đại Việt [Phần 1]

Discussion in 'Lịch Sử' started by Hoàng Kim, Mar 21, 2021.

  1. Hoàng Kim

    Messages:
    152
    Vòng đeo tay bằng đồng

    [​IMG]
     
  2. Hoàng Kim

    Messages:
    152
    Vòng đeo chân bằng đồng

    [​IMG]
     
  3. Hoàng Kim

    Messages:
    152
  4. Hoàng Kim

    Messages:
    152
  5. Hoàng Kim

    Messages:
    152
  6. Hoàng Kim

    Messages:
    152
    Ấm gốm Đông Sơn

    [​IMG]

    Các trung tâm sản xuất gốm

    "Đồ gốm"
    Nghề gốm truyền thống Đông Sơn tồn tại và phát triển trong khi bị chiếm bởi phương Bắc.

    Dưới tác động chính trị, xã hội, kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến phương Bắc, nghề gốm truyền thống có những biến đổi.

    Cần nghiên cứu những dữ kiện khảo cổ học từ những trung tâm sản xuất gốm lớn.

    Những thế kỷ đầu Công Nguyên, Giao Chỉ và Cửu Chân hình thành nhiều khu lò sản xuất gốm. Nay hàng trăm tài liệu các lò nung gốm cổ thời Bắc thuộc.

    Hệ thống 10 khu lò sản xuất gốm ở 10 thế kỷ SCN, nổi bật 3 trung tâm lớn Thanh Hóa (Tam Thọ), Bắc Ninh (Đại Lai, Bãi Định, Tam Sơn, Thanh Lãng, Đương Xá), Vĩnh Phúc (Đồng Đậu, Thanh Lãng.).

    Trung tâm gốm Tam Thọ ở Thanh Hóa hình thành sớm nhất từ cuối TK. I, tồn tại đến TK. IV-V SCN.

    Các trung tâm khác hình thành thời Lục Triều, cho thấy quá trình tiếp xúc văn hóa Trung Hoa.

    Nghề gốm và gốm truyền thống Việt có những bước chuyển biến quan trọng.

    Điểm nổi bật:

    Phần lớn các khu lò gốm phân bố khu cư trú các dân Việt cổ sinh sống từ kim khí.

    Những khu lò nung gốm có niên đại sớm (như Tam Thọ, Đại Lai, Tam Sơn, Thanh Lãng) tạo dựng gần các khu di chỉ Đông Sơn. Đặc điểm này hình thành từ nhân tố:

    Thứ nhất, những khu dân cư đông đúc là thị trường tiêu thụ.

    Thứ 2, thời Đông Sơn, chưa có làng nghề chuyên làm gốm, những thợ gốm lành nghề sống trong những làng Việt cổ truyền vừa làm ruộng vừa làm nghề thủ công.

    Nguồn nhân lực dồi dào tham gia sản xuất ở những lò gốm người Hán.

    Quá trình lao động, thợ gốm Việt tiếp thu nhà sản xuất gốm Trung Hoa kỹ thuật tạo lò (lò hình bánh bao, lò rồng, lò cóc.) cùng nhiều thủ pháp kỹ thuật tạo gốm sứ và mô hình sản xuất gốm kiểu Trung Hoa.

    Từ những kinh nghiệm tích lũy, những thợ gốm Giao Chỉ, Cửu Chân tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, gửi những hồn cốt phong cách gốm Việt từ tạo dáng đến những hoa văn trang trí.

    Đồ gốm phong cách gốm truyền thống Đông Sơn vẫn duy trì nhiều thế kỷ SCN.

    Bộ phận khu lò gốm phân bố gần các đô thị, các lỵ sở quận, huyện lỵ.

    Khu lò Tam Thọ gần lỵ sở quận Cửu Chân. Khu lò Bãi Định nằm sát thành Luy Lâu - thủ phủ quan trọng thời Hán Đường.

    Các khu lò Đồng Đậu, Thanh Lãng gần lỵ sở huyện Mê Linh.

    Các lò gốm đáp ứng nhu cầu xây kiến trúc công sự, dinh thự, nhà cửa và nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trên người Hán và của bình dân bản địa.

    Các trung tâm sản xuất gốm cùng những sản phẩm cho phép khẳng định nhiều đồ gốm phong cách ngoại lai sản xuất tại Việt Nam.

    Dùng gốm Đông Sơn làm đồ tùy táng trong mộ gạch, tồn tại hoa văn trang trí Đông Sơn, xuất hiện loại lò nung mặt bằng dạng hình ống.. cho thấy cùng các lò gốm Trung Hoa còn có các lò gốm Việt và thợ gốm Việt.

    Do các lò gốm gần thị trường nông thôn, nông nghiệp trồng lúa nước nên nghề làm gốm phát triển theo hướng dân gian hóa, thể hiện qua đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chất liệu làm gốm, tiếp tục nung gốm phong cách Đông Sơn.

    Các lò gốm tạo dựng luôn thích ứng tự nhiên, lợi dụng tự nhiên trong các thế đồi gò, môi trường giao thông thủy sông nước, cách sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên dễ kiếm.

    Những tập quán sản xuất hình thành xuất phát từ đặc điểm tự nhiên môi trường Việt Nam và tập quán cư trú người Việt cổ.

    Đó là không gian sinh tồn mà Văn hóa Đông Sơn người Việt thích ứng từ lâu đời.

    Nghề gốm góp phần tích cực chống đồng hóa hay giải Hán hóa suốt 10 thế kỷ đầu Công Nguyên, tạo tiền đề phát triển nghề gốm sứ Đại Việt nổi tiếng sau này.

    Đồ gốm

    Các trung tâm gốm và nghề gốm cho thấy những phong cách gốm truyền thống Đông Sơn duy trì nhiều thế kỷ SCN.

    Các nhà khảo cổ nói suốt 10 thế kỷ đầu Công Nguyên có 2 dòng gốm song song phát triển, ảnh hưởng qua lại suốt thời Bắc thuộc, là dòng gốm tiếp nối truyền thống:

    Gốm thô Văn hóa Đông Sơn và dòng gốm mịn tráng men phong cách gốm phương Bắc.

    Trước khi gốm Trung Hoa vào, đồ gốm nước ta khoảng 7.000 năm trước. Thời Đông Sơn, đồ gốm đất nung gần đạt trình độ đồ sành, độ nung xấp xỉ 1000oC.

    Loại "gốm Đường Cồ" trắng mốc hoặc hồng, trang trí văn thừng thô in đập cắt chéo nhau tạo hình mắt lưới ô trám hoặc hình vuông, đặc biệt gốm có xương đanh và độ cứng như sành.

    Gốm Đường Cổ so các loại trước đó có tiến bộ đáng kể về chất liệu, kỹ thuật chế tác. Gốm đất nung cứng và đanh vẫn tồn tại loại gốm nung thấp thường bở, mủn.

    Truyền thống gốm Đông Sơn bảo lưu trong đồ gốm đất nung. Những đồ gốm thô tiếp nối truyền thống Đông Sơn về chất liệu, kiểu dáng, hoa văn.

    Chúng khác gốm Hán, so gốm Đông Sơn có những đổi mới công nghệ tạo, về kiểu dáng, hoa văn trang trí.

    Một số khu lò nổi tiếng Tam Thọ, Đồng Đậu, Thanh Lãng, Đương Xá.. dòng gốm cứng truyền thống mang phong cách Đường Cồ khá phổ biến.

    Sản phẩm gốm đất nung thời này khá đa dạng, chủ yếu gốm dùng trong sinh hoạt. Thợ gốm bản địa không chỉ sản xuất gốm Đông Sơn còn cả gốm phong cách ngoại lai.

    Hai truyền thống gốm cùng sản xuất, cùng dùng. Loại hình gốm kèm phương thức dùng kiểu Trung Hoa (như bình đốt trầm, kho đụn, khẩu giêng, tượng ba chân, tượng thần thú, quái vật hình người.) không có trong các khu lò gốm khai quật.

    Cơ sở truyền thống gốm lâu đời, thợ gốm Việt tiếp thu kỹ thuật gốm sứ Trung Hoa. Làm chủ kỹ thuật, tạo những nét mới cho gốm truyền thống với bản sắc riêng.

    Xét kỹ thuật, đồ gốm truyền thống Đông Sơn nâng cao hơn chất lượng.

    Gốm thô lõi đen vẫn sản xuất cùng đồ sành lõi đen. Gốm thô mỏng hơn, cứng hơn, tăng độ bền, chịu nhiệt.

    Gốm áo đỏ, áo trắng mốc kiểu Đường Cồ tiếp tục sản xuất với những đồ đựng lớn.

    Tồn tại loại đồ gốm này rộng rãi trong dân gian, làm nhạt Hán hóa, giữ cốt cách truyền thống gốm văn minh Đông Sơn.

    Yếu tố nghệ thuật Đông Sơn trên gốm. Thợ gốm Giao Chỉ, Cửu Chân không chép nguyên xi bố cục hoa văn Đông Sơn khi trang trí loại hình gốm mới, mà tách lẻ, hoặc biến đổi chút ít.

    Hình sao trên mặt trống đồng trang trí cho nắp bình đốt trầm hương (mộ 1B - Bỉm Sơn) là di vật điển hình mang dáng Trung Hoa.

    Hình sao tám cánh trang trí trên các đầu ngói ống Cổ Loa gợi hình ảnh mặt trời với những tia tỏa ra như trên mặt trống đồng.

    Một số mô típ trang trí trên đồ đồng Đông Sơn (vòng tròn tiếp tuyến, chấm tròn, răng cưa, đường vạch song song, chữ S) xuất hiện trên một số loại hình gốm phong cách Hán.

    Hoặc trên gạch xây mộ thời Hán ở Mạo Khê, Vũng Đông, Nghi Vệ, Thuận Thành, Lãng Ngâm, Tràng Kênh, Chèm..

    Nghiên cứu đồ gốm cứng ở lò Đương Xá (TK. IX-X), có ý nói hoa văn trên đồ gốm cứng trở lại phong cách trang trí và mô típ trang trí hoa văn Đông Sơn [6, tr. 79] .

    Những loại hoa văn mới thời Đông Sơn còn rất hiếm. Đó là hoa văn mặt người trên đầu ngói (nhiều ở Luy Lâu, một ít ở Cổ Loa, khu lò gốm Tam Thọ).

    Các kiểu mặt người này cách điệu cao, đường nét giản đơn, đặc biệt mọi diễn tả ở tư thế cười hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Bởi thế, nhiều nhà nghiên cứu đặt tên mặt hề.

    Đặc điểm này khác hẳn ngói mặt đàn ông dữ tợn ở Trung Hoa.

    Trang trí hình mặt người trên đầu gạch ở Tháp Nhạn (Nghệ Tĩnh) với nụ cười tươi tắn, tả thực, dường như lấy từ bộ mặt trẻ em bú sữa, rất thân thiện..

    Có thể từ những nguyên mẫu ngói mặt người Trung Hoa, thợ gốm Việt sáng tạo sản phẩm cùng loại mang tính đặc sắc người Việt.

    Thời Đại Việt, những tín hiệu nghệ thuật Đông Sơn tỏa sáng trên thạp gốm, bát, đĩa, ấm.. Lý-Trần.

    Gốm Lê-Mạc thấy tín hiệu Đông Sơn truyền thống thể hiện tạo dáng và trang trí trên nhiều loại hình gốm sứ [2, tr. 52-58] .

    Hiện vật đồng

    Thời Bắc thuộc, nhất thời Đông Hán thống trị, mộ táng và trong tầng văn hóa di chỉ cư trú, thường gặp vài đồ đồng vừa mang phong cách Văn hóa Đông Sơn vừa phong cách văn hóa Hán.

    Phần này chỉ đưa vài hiện vật đồng tiêu biểu. Ý nghĩa nhất định, hiện vật này nói sức sống Văn hóa Đông Sơn thời Bắc thuộc.

    Chậu trống

    Có người gọi chậu trống là trống chậu. Chưa thống kê đủ di vật này, từ các bảo tàng trung ương và địa phương, nay hơn 30 chiếc tập trung ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Nội.

    Đặc trưng chung mặt ngoài đáy chậu trang trí các loại hoa văn thường gặp trên mặt trống đồng (như văn mặt trời nhiều tia ở chính giữa, quanh là các băng văn hình chim bay, văn người hóa trang kiểu cờ bay nhảy múa trên trống đồng Đông Sơn muộn).

    Đáy lòng chậu khắc hình đôi cá bơi lượn đầu quay về một hướng là đặc trưng văn hóa Hán. Di vật vừa yếu tố Văn hóa Đông Sơn vừa văn hóa Hán.

    Chậu trống trong mộ Đông Hán ở Đá Bạc, Vân Đồn (Quảng Ninh) có 2 hình mặt hổ phù phong cách Hán phần ngoài gần miệng chậu [13, tr. 108] .

    BTLSVN lưu hơn 20 chậu loại này. Thạp có ký hiệu Lsb-31260 ở đáy còn trang trí một vành những chim Lạc như trên trống đồng Ngọc Lũ, cho thấy ảnh hưởng rộng lớn văn minh Đông Sơn tới văn hóa Hán (thể hiện qua những chậu chôn theo kẻ xâm lược).

    Thạp đồng Đông Sơn trang trí hoa văn Hán

    Nguồn gốc thuần Việt, nhưng SCN biến đổi chút ít trong cách trang trí hoa văn.

    Trước, Bảo tàng Hà Tây (cũ) trưng bày 2 thạp đồng kiểu Đông Sơn. Di vật này có những yếu tố hoa văn Hán.

    Chiếc thứ nhất thuộc loại thạp có nắp (thân hình trụ tròn, đáy bằng, kích thước cao 34cm, miệng rộng 30cm, đáy rộng 26cm).

    Kiểu dáng, hoa văn trang trí là thạp Đông Sơn chuẩn mực với những vòng trang trí trên thân thạp (gồm văn vòng tròn tiếp tuyến có tâm, văn răng lược và băng hồi văn, nhưng đôi quai gần vành miệng không phải đôi quai hình chữ U ngược, mà thay bằng đôi quai gắn hình hổ phù đeo vòng rất điển hình văn hóa Hán).

    Bình đồng kiểu con tiện

    Loại này phát hiện ít. Đây là đồ đồng kiểu văn hóa Hán, nhưng trang trí hoa văn phong cách đồ đồng Đông Sơn.

    Sách Đồ đồng Văn hóa Đông Sơn, Hoàng Xuân Chinh giới thiệu các bình đồng kiểu con tiện ở phòng triển lãm cổ vật tại Bảo tàng Hà Nội và Thanh Hóa.

    Những bình kiểu con tiện, miệng đứng cổ cao bụng nở gần hình cầu, chân cao choãi có vành lỗ thủng hình gần tam giác, hoặc hình khó xác định, có nắp đậy khít vào gờ miệng.

    Bình này rất gần loại "hồ" thời Hán ở Trung Quốc. Vai có đôi quai hình chữ U ngược, cổ và thân trang trí các vành văn vòng tròn tiếp tuyến kép, văn hình tam giác, hoặc văn chữ S có đầu xoáy tròn.

    Đó là những "ngôn ngữ nghệ thuật" đặc trưng đồ đồng Văn hóa Đông Sơn [5, tr. 120-121] .

    Kết luận

    Sức sống Văn hóa Đông Sơn chống Hán hóa suốt 10 thế kỷ là phản ánh quá trình đấu tranh của người Việt qua khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, và Ngô Quyền thắng Nam Hán, mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc:

    Thời văn hóa, văn minh Đại Việt, đồng nghĩa phục hưng kỳ diệu sức sống Đông Sơn, cội nguồn văn hóa Việt Nam.
    Tác giả: Trình Năng Chung - Nguyễn Giang Hải

    Nguồn

    Web tapchikhxh

    Còn tiếp
     
  7. Hoàng Kim

    Messages:
    152
    Ấm đun gốm Đông Sơn

    [​IMG]

    Về một loại gốm văn hóa Đông Sơn.

    "Gốm sứ"
    Văn hóa Đông Sơn, chúng ta thường bắt gặp một thuật ngữ quen thuộc là "gốm Đường Cồ." Vậy gốm Đường Cồ là gì? Tại sao lại gọi là gốm Đường Cồ?

    Đường Cồ là địa điểm khảo cổ học thuộc thôn Liệt Phương, xã Hoài Đức, huyện Phú Xuyên (Hà Nội).

    Từ kết quả khai quật tại đây, các nhà khảo cổ học chú ý loại hình gốm với những nét đặc trưng như kiểu miệng loe thành cong lòng máng, văn thừng thô, tạo thành những vết lõm như tổ ong, màu gốm trắng mốc, phớt hồng.

    Qua so sánh nhận thấy đây là loại gốm phổ biến trong các di chỉ khảo cổ học thuộc giai đoạn Văn hóa Đông Sơn khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, có khác biệt so với gốm ở lưu vực sông Mã, sông Cả.

    Từ đó, thuật ngữ "gốm Đường Cồ" bắt đầu sử dụng để chỉ loại hình gốm địa phương tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng.

    Gốm Đường Cồ trắng mốc và phớt hồng tại di chỉ khảo cổ học Đình Tràng, Đông Anh, Hà Nội (Nguồn: Lương Thị Hà)

    Gốm Đường Cồ thể hiện tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật chế tác gốm trong Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ.

    Đất sét pha cát tương đối mịn, đều làm xương gốm được chọn, sàng lọc cẩn thận, ít tạp chất nên gốm tương đối đanh, cứng và ít thấm nước.

    Gốm nung ở nhiệt độ khá cao, khoảng 900oC. Bề ngoài gốm có màu sáng:

    Trắng đục ngả vàng, hồng nhạt hay trắng mốc. Bên trong gốm có màu xám đen đều.

    Tuy nhiên về kiểu dáng và hoa văn trang trí, nhìn chung gốm Đường Cồ có phần suy giảm đáng kể so với các giai đoạn trước.

    Có lẽ, những người thợ Đông Sơn tập trung thời gian, trí lực, công sức vào các loại hình đồ đồng nhiều hơn. Bởi lẽ, các loại hình và đồ án hoa văn đẹp mắt thấy trên đồ gốm của giai đoạn trước đều có mặt trên đồ đồng của Văn hóa Đông Sơn.

    Gốm Đường Cồ phân bố chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ, có nguồn gốc và phát triển trực tiếp từ giai đoạn Văn hóa Gò Mun.

    Kết quả khai quật tại di chỉ Vinh Quang (Hoài Đức, Hà Nội) đã chứng tỏ điều này.

    Đồ gốm lớp dưới di chỉ này mang tính chất gốm Gò Mun, càng lên các lớp trên, tần suất xuất hiện gốm Đường Cồ càng nhiều, đến lớp trên cùng (thuộc Văn hóa Đông Sơn), chỉ còn tìm thấy gốm Đường Cồ.

    Bên cạnh gốm Đường Cồ ở lưu vực sông Hồng, loại hình gốm địa phương Văn hóa Đông Sơn còn có gốm Đông Sơn ở lưu vực sông Mã, gốm Làng Vạc ở lưu vực sông Cả.

    Như vậy, gốm Đường Cồ là 1 trong 3 loại gốm tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn tuy không được chú ý về hình thức như đồ đồng, song gốm có chất lượng tốt, kỹ thuật cao hơn so với loại hình gốm lưu vực sông Mã hay sông Cả.

    Gốm Đường Cồ phát triển trực tiếp từ loại gốm Gò Mun lên.

    Cùng với hiện vật đồng, trong Văn hóa Đông Sơn, những hiện vật gốm phản ánh khách quan đời sống vật chất và tinh thần cư dân Việt cổ giai đoạn này.

    Gốm Đông Sơn là một trong những biểu hiện của Văn hóa Đông Sơn.

    Nó bao gồm gốm nhiều di chỉ khảo cổ học, chủ yếu ở các địa điểm thuộc Bắc Trung Bộ, như Đông Sơn, Phà Công, Thiệu Dương, Núi Thấp (Thanh Hóa)..

    Đồ gốm này ra đời trong thời kỳ đồ đồng đã phát triển cao, còn đồ đá ít dần.

    Gốm Đông Sơn gồm nhiều chủng loại sản phẩm. Có tác giả thống kê nếu giai đoạn Đồng Đậu có 13 loại sản phẩm, Gò Mun 17 loại, thì giai đoạn Đông Sơn có 46 loại.

    Điều đó chứng tỏ sản phẩm được phân hóa theo công dụng, cho phù hợp nếp sống được nâng cao.

    Tạo dáng sản phẩm rất đa dạng, nhưng hoa văn trang trí lại có nhiều phần nghèo nàn. Gốm thường có màu hồng nhạt hoặc trắng mốc.

    Tuy nhiên, về nghệ thuật gốm Đông Sơn có đặc trưng riêng biệt sản phẩm đã phát triển cao về mặt thực dụng, do đó cách tạo dáng phát triển hơn trước.

    Nguồn

    Web gomsuu

    Web baotangthanhhoa

    Còn tiếp
     
  8. Hoàng Kim

    Messages:
    152
    [​IMG]

    Ba bước chuyển của gốm men Việt

    "Gốm men Việt"
    Nếu không kể thời đại đá mới và kim khí, đồ gốm Việt giống bao nền văn hóa khác của nhân loại, đều trải qua thời kỳ gốm không men.

    Nung ở ngoài trời với nhiệt độ khoảng 700oC và xương gốm chủ yếu được làm từ đất cộng với vỏ nhuyễn thể và bã thực vật, thì thực sự gốm Việt với tư cách là gốm men cũng có lịch sử khoảng 2.000 năm cách ngày nay.

    Dõi theo 2.000 năm ấy, gốm men Việt có 3 mốc chuyển cực quan trọng, mang tính chất cách mạng và cách tân để dựng xây quốc gia có truyền thống gốm sứ riêng biệt.

    Một khái niệm và thuật ngữ được các học giả phương Tây đưa ra vài thập niên cuối thế kỷ 20 mà đến nay dường như đa số giới nghiên cứu thừa nhận.

    Một truyền thống 2000 năm với riêng biệt không thể trộn lẫn với bất cứ cường quốc gốm sứ nào trên thế giới của gốm Việt, theo tôi, có đóng góp của 3 bước chuyển quan trọng.

    Bước chuyển đầu tiên là những thế kỷ đầu Công Nguyên, khi đồ gốm giai đoạn cuối thời Đông Sơn của người Việt cổ suy tàn và dường như bị lỗi thời trước đòi hỏi của thị trường tiêu thụ.

    Cùng lúc ấy, người Việt chịu tấn công của Đế chế Hán, nhằm đồng hóa văn hóa xứ này và giải thể nền Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ một thời.

    Người Việt cổ không bị đồng hóa, văn hóa bản địa không bị giải thể, mà vẫn giữ gìn bản sắc và khéo léo tiếp thu những yếu tố kỹ thuật mới để làm giàu kho tàng văn hóa nước nhà. Đồ gốm là điển hình như vậy.

    Những lò gốm ở Tam Thọ (Thanh Hóa), Luy Lâu (Bắc Ninh), Yên Lạc (Vĩnh Phúc).. xuất hiện với sự chuyển biến từ sản xuất gốm đất nung không men sang đồ gốm có men, với kỹ thuật nung gốm trong lò cóc.

    Và quy trình tổ chức sản xuất vô cùng khoa học tiên tiến, thực hiện từ những thợ thủ công Việt với thợ gốm người Hán.

    Họ tạo bộ sưu tập đồ dùng gốm vô cùng phong phú về hình loại và kiểu dáng, với nhiệt độ nung lên tới 13000C và với lớp men mỏng, xương gốm cứng, một thời mệnh danh là đồ bán sứ (semiporcelaine).

    Để rồi hàng hóa ấy không chỉ phục vụ cộng đồng mà xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á thời bấy giờ.

    Khai quật khảo cổ học khu lò gốm Tam Thọ, những nhà nghiên cứu nhận sự phân công lao động thông qua các khu vực chuyên biệt của nơi luyện đất, nơi tạo hình, nơi phơi gốm, nơi nung..

    Những sản phẩm gốm khu sản xuất này đâu đó có ảnh hưởng về phong cách ngoại lai, nhưng xương gốm, men được khai thác tại chỗ.

    Theo đó, có rất nhiều loại hình nồi, vò, vẫn giữ nguyên dáng của truyền thống gốm Đông Sơn trước đó.

    Có lẽ bảo lưu truyền thống và sáng tạo tiếp thu yếu tố ngoại lai đã tạo bản sắc riêng biệt, khiến các nhà nghiên cứu gốm của:

    Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lục địa cũng phải thừa nhận họ không thấy sự giống nhau giữa gốm thời Đông Hán ở Trung Nguyên với gốm Việt ở giai đoạn này.

    Giữ gìn bản sắc, tiếp thu mềm dẻo kỹ thuật bên ngoài, được cha ông ta xây nền đắp móng từ 2000 năm trước.

    Để rồi giờ đây chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, khi thời gian và thử thách hiểm nguy của dân tộc biến điều này thành hằng số của Di sản Văn hóa Việt Nam.

    Bước chuyển thứ hai, đó là thời Lý - Trần. Sau đêm trường Bắc thuộc, thời Lý - Trần được nhiều nhà nghiên cứu gọi tên là thời phục hưng văn hóa của Đại Việt, gốm men là biểu hiện khá điển hình và nổi trội. Tất cả dòng gốm hai thời đại này định hình:

    Men ngọc, men trắng, men nâu, men lục, men lam, men hoa lam và hoa nâu.

    Đó là những dòng gốm dường như đều thấy xuất hiện trong phức hợp gốm sứ Trung Hoa.

    Nhưng gốm men Việt có những biểu hiện riêng về màu sắc, chất liệu và loại hình.

    Màu sắc men ngọc của Đại Việt vô cùng phong phú (xanh, nước dưa, ố vàng.), chất liệu gốm men Đại Việt chủ yếu là đất sét pha ít cao lanh, loại hình mang tính gia dụng nổi trội, trong khi đó gốm men ngọc thời:

    Tống, Nguyên chỉ có một màu ngọc và xương gốm có quá nhiều cao lanh, nên giới nghiên cứu xếp chúng vào dòng xương gốm cốt đá (stone ware), loại hình gốm:

    Tống - Nguyên hướng tới đồ dùng cung đình, tôn giáo và tín ngưỡng.

    Điều đặc biệt, gốm hoa nâu (nền trắng hoa nâu và nền nâu hoa trắng), được coi đặc sản gốm Đại Việt, không có quốc gia nào có loại gốm này trong dòng chảy lịch sử gốm sứ của mình.

    Riêng biệt gốm men Việt Nam thời Lý – Trần còn nằm ở hoa văn trang trí, những đường nét phóng khoáng, không quy phạm và mang đậm đề tài Phật giáo (hoa sen, hoa cúc) – một tôn giáo ở hai thời Lý – Trần được coi là quốc giáo.

    Lý thú là trên hoa văn gốm men thời Lý – Trần, người nghiên cứu nhận ra nhiều thành tố hoa văn nghệ thuật đồ đồng Đông Sơn, có niên đại hơn 1000 năm trước (vòng tròn tiếp tuyến, kỷ hà, chữ S gấp khúc.).

    Quay lại với truyền thống nghệ thuật Đông Sơn, chẳng những chứng minh sức sống Đông Sơn còn nằm trong tiềm thức của các thợ thủ công Đại Việt, mà còn chứng tỏ cơ tầng mạnh mẽ nền văn hóa này.

    Để rồi thành tài sản mà đến nay, giới nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật vẫn còn khai thác, khi thì nguyên mẫu, khi thì cách điệu cho phù hợp hơi thở nghệ thuật hiện đại.

    Rất nhiều công trình nghiên cứu của mình, tôi vẫn cho hai bước chuyển trên của gốm men Việt như là hai cuộc cách mạng.

    Hai cuộc cách mạng ấy không phủ nhận sạch trơn, mà luôn kế thừa và tiếp thu nghệ thuật truyền thống.

    Đồng thời làm thay đổi dường như hoàn toàn diện mạo gốm men Việt, để biến chúng thành một phần không thể thiếu trong kho tàng gốm sứ thế giới và là tài sản văn hóa - văn minh nhân loại.

    Đối tượng khai thác không bao giờ cạn của các nhà nghiên cứu gốm sứ Đông - Tây trong mọi thời đại, tính tới thời điểm này.

    Bước chuyển thứ ba, tôi cho là cách tân, đổi mới của gốm men Việt cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, tương đương cuối thời Trần, đầu thời Lê sơ.

    Sự cách tân, đổi mới đánh dấu bằng 3 sự kiện, tương ứng với 3 dòng gốm mới được trình làng, đó là gốm men trắng vẽ lam, dòng gốm đa sắc có dát vàng 10 và dòng gốm men trắng văn in.

    Gốm men trắng vẽ lam xuất hiện từ thời cuối Trần, nhưng đến đầu thời Lê sơ nở rộ như nấm mọc sau mưa, với chứng tích tìm thấy ở khu:

    Lò gốm Chu Đậu (Hải Dương), Thăng Long (Hà Nội) mà cuộc khai quật con tàu cổ Cù Lao Chàm ở Hội An (Quảng Nam).

    Có thể nói là diện mạo đầy đủ nhất của gốm men Đại Việt thời đại này nói chung và gốm men trắng vẽ lam nói riêng.

    Trên tàu thấy gốm men đa sắc (tam thái, ngũ thái), sản phẩm sản xuất tại Chu Đậu và Thăng Long được đem đi xuất khẩu.

    Đặc biệt, men tam thái, ngũ thái của đồ gốm thời Lê sơ tìm thấy trên tàu Cù Lao Chàm có dát những đường hoa văn bằng vàng 10, khiến nhà gốm sứ học nổi tiếng thế giới người Anh - John Svenson phải thốt lên đây là thành tựu riêng có của Đại Việt thời đại ấy.

    Trên tàu thấy đồ gốm men trắng văn in, có xương mỏng như giấy, thấu quang, từng có trong hoàng cung Thăng Long, có hoa văn rồng 5 móng in nổi, như chứng tích đồ dùng của vua thời ấy.

    Nay tìm thấy ở tàu Cù Lào Chàm với số lượng ít, phẩm cấp và chất lượng thấp hơn, được giả thiết như những quà tặng biếu của vua Đại Việt đến các vương triều lân bang Đông Nam Á.

    Bối cảnh để gốm men Đại Việt có bước chuyển mang tính cách tân nằm ở hoàn cảnh khách quan, khi các vua đầu triều Minh:

    Chu Nguyên Chương – Minh Thành Tổ bế quan tỏa cảng, đồng nghĩa đồ gốm Trung Hoa không được phép xuất khẩu.

    Gốm men Đại Việt nhanh chóng tiếp thu thị phần, sản xuất những đồ gốm cao cấp, bán tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, để trám lấp vào thị trường gốm sứ Trung Hoa bỏ ngỏ.

    Nắm bắt cơ hội, nhưng có đủ sức để sáng tạo nên những sản phẩm ngang bằng, thậm chí còn hơn cả gốm sứ Trung Hoa khi ấy.

    Làm vừa lòng khách hàng khó tính nhất, theo tôi là bản lĩnh Việt, sức sáng tạo Việt, khi truyền thống sản xuất gốm tôi rèn nên đội ngũ thợ thủ công đủ làm chủ công nghệ mang tầm thế giới.

    Đó là bài học, đến nay còn nguyên tính thời sự với hàng xuất khẩu Việt Nam.

    Nói chuyện với các nhà nghiên cứu gốm sứ Đông Nam Á, họ nói gốm sứ thời Lê sơ với tư cách là cổ vật, giá trị kinh tế của chúng cao hơn so với đồ gốm sứ thời Minh cùng chủng loại.

    Ba bước chuyển của gốm men Việt khái quát qua bài viết ngắn quả là chưa xứng tầm với ngồn ngộn những cứ liệu có ở trong tay.

    Cùng những kiến giải đầy sức thuyết phục của tác giả, nhưng dung lượng không cho phép đi quá xa, hẹn một dịp khác, xin được kính trình với bạn đọc qua một chuyên khảo hoàn thiện hơn.

    TS. Phạm Quốc Quân

    Nguồn

    Web thegioidisan

    Còn tiếp
     
  9. Hoàng Kim

    Messages:
    152
  10. Hoàng Kim

    Messages:
    152
Trả lời qua Facebook
Loading...