Anh Hùng Đại Việt [Phần 1]

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Hoàng Kim, 21 Tháng ba 2021.

  1. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Hai chiếc muôi có tạo dáng cán hình đầu trâu với sừng cong vểnh, có đeo các lục lạc trên sừng, tai và mõm trâu.

    Riêng chiếc bên phải hiện ở Bảo tàng hoàng gia Mariemont, nước Bỉ, sưu tập từ năm 2001, dài khoảng 22cm.

    [​IMG]
     
  2. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
  3. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
  4. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
  5. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Mỹ Thuật Ðông Sơn

    Nguyễn Khắc Lễ

    ( "Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam", 1981)

    Mỹ thuật Ðông Sơn tượng trưng cho thời cực thịnh mỹ thuật thời kim khí của người Lạc Việt.

    "Mỹ thuật Đông Sơn"
    Thời này dánh dấu bước tiến khá dài của người Lạc Việt về phương diện kỹ thuật cũng như về phương diện mỹ thuật.

    Về kỹ thuật, Tổ tiên chúng ta tìm ra quặng đồng, quặng sắt. Biết luyện các kim khí đó, biết pha chế để tạo các hợp kim có đủ tính chất cần dùng cho dụng cụ.

    Về mỹ thuật, những dụng cụ kim khí thời này có hình dạng rất đẹp, trang trí bằng các hình vẽ, hình kỷ hà đủ kiểu, nói lên phong phú về óc thẩm mỹ của Tổ tiên.

    Mỹ thuật Ðông Sơn có tầm ảnh hưởng rất rộng. Riêng ở Ðông Sơn, các nhà khảo cổ tìm được hàng ngàn dụng cụ kim loại đủ kiểu.

    Ngoài ra, ở các vùng Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Thái Lan, Miến Ðiện, Ma Lai, Nam Dương, người ta tìm thấy nhiều dụng cụ có sắc thái tương tự (tất nhiên không đẹp bằng), chứng tỏ mỹ thuật Ðông Sơn chi phối khắp vùng Ðông Nam Á.

    (xem bài nghiên cứu "New Light on A Forgotten Past", của giáo sư Wilhelm G. Solheim II, đăng trên tạp chí National Geographic, tháng 3.1971)

    Trống đồng là loại nhạc cụ dùng trong các lễ hay khi đánh nhau.

    Trống đồng tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Ðông Sơn, 24 trống), Hà Ðông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Ðịnh, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi 1 trống).

    Ở Hoa Nam tìm thấy nhiều nhất ở Vân Nam (5 trống). Các tỉnh khác thì Quế Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên (mỗi tỉnh tìm thấy 3 trống), Quảng Ðông (2 trống).

    Tại Cam bốt, Lào, Thái Lan, Miến Ðiện, Mã Lai, Nam Dương thấy nhiều trống đồng cổ. Riêng Thái Lan và Lào cũng như ở xứ Mường (thượng du Việt Nam) nay vẫn dùng trống đồng.

    Trống đồng đẹp nhất phải kể các trống Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ.

    Trống đồng Ngọc Lũ tìm thấy ở chùa Ngọc Lũ (Hà Nam) 1901.

    Trống cao 0, 63m, đường kính mặt trống 0, 86m, trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống.

    Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao (hay mặt trời) 14 cánh. Chung quanh sao là 16 vòng tròn đồng tâm trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau:

    Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi.

    Trước nhà là 4 giàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo.

    Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm.

    Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa.

    Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con).

    Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ 18 con chim đang đậu dưới đất.

    Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến dấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền.

    Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn.

    Trống Ðồng Hòa Bình

    Trống đồng Hòa Bình tìm thấy ở Mường Dâu, Hòa Bình.

    Trống này thường gọi trống Moulié (tên người mua được và tặng lại cho Viện Bảo tàng), tàng trữ trong Bảo tàng Quân đội Pháp, chuyển cho Bảo Tàng Viện Guimet (Paris).

    Trống Ðồng Hoàng Hạ ở làng Hoàng Hạ (Hà Ðông), cao 0, 615m và đường kính mặt trống 0, 78m.

    Mặt trống đồng Hoàng Hạ trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm trong đó có khắc hình nhà sàn, người, chim bay.

    Tang trống chỗ phình ra khắc hình thuyền. Các nhân vật trên thuyền tương tự ở trống Ngọc Lũ, thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút.

    Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Ma Lai về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng.

    Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về.

    LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM

    Nay nói mỹ thuật mọi người thường chỉ nghĩ hội họa và điêu khắc.

    Song với mỹ thuật cổ Việt Nam, hội họa là tranh nói chung mà cơ bản là mảng đồ họa, điêu khắc gồm cả tượng tròn và chạm khắc trang trí các loại, ngoài ra còn phải kể một số công trình kiến trúc mang tính điêu khắc hoành tráng và trong cấu trúc phủ đầy những hình chạm trang trí.

    Chỉ từ giai đoạn cận - hiện đại, trong quá trình tiếp xúc văn hóa với phương Tây và phát triển chuyên sâu của khoa học, kiến trúc mới tách ra để mỹ thuật tập trung vào tranh và tượng.

    Quan niệm mở rộng, lịch sử mỹ thuật Việt Nam khởi nguyên từ thời tiền sử và sơ sử, luôn bám sát tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

    Vị trí địa lý tựa lưng vào lục địa, nhìn ra Biển Đông, cầu nối giữa Đông Nam Á đại lục và hải đảo, kẹp, giữa hai nền văn hóa - văn minh lớn.

    Ấn Độ và Trung Hoa, nằm trên đường hàng hải quốc tế Việt Nam có được giao lưu rộng rãi để tiếp nhận tinh hoa thế giới mà hoàn thiện mình và tỏa sáng.

    Nạn ngoại xâm luôn thường trực, dân tộc ta giữa những thời gian dựng nước ngắn ngủi, luôn phải tiến hành chiến tranh giải phóng và kháng chiến trường kỳ, vinh quang nhiều nhưng phải hy sinh lớn về xương máu và của cải.

    Tình hình ấy, dân tộc ta phải bám lấy thực tại và vượt lên để biểu hiện lại cuộc sống của mình bằng nghệ thuật - rõ nhất là ở mỹ thuật với cao đẹp tâm hồn hướng thiện.

    Trên lộ trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam, dựa vào tính chất và phong cách các loại hình nghệ thuật, chúng ta có thể chia trục dọc tiến trình phát triển theo 5 giai đoạn kế tiếp nhau:

    - Mỹ thuật thời tiền sử và sơ sử

    - Mỹ thuật thời quân chủ Phật giáo

    - Mỹ thuật thời quân chủ Nho giáo

    - Mỹ thuật thời cận đại và tiếp xúc nghệ thuật phương Tây

    - Mỹ thuật thời hiện đại

    Mỗi giai đoạn, bên cái chung còn nhiều cái riêng do điều kiện cụ thể xã hội quy định, cần tách ra thành những mảng có tính độc lập tương đối - ở đây là các chương.

    Cùng là các nhà nước quân chủ tự chủ, nhưng mỗi triều đại có cách quản lý đất nước khác, tạo diện mạo mỹ thuật khác cần xem xét trong chương riêng.

    Ở đây nước có chủ "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư", chúng tôi lấy tên triều đại làm phù hiệu để gắn vào các chương.

    Có vấn đề gắn với nhiều thời lịch sử - như tranh dân gian, chúng tôi xếp thành chương riêng, mang tính cách chuyên đề.

    Với tính giáo trình lịch sử chuyên ngành, lịch sử mỹ thuật Việt Nam được đề cập như tiến trình chính thống quốc gia, chúng tôi không đi vào mỹ thuật các dân tộc ít người, song mỹ thuật Chăm lại là vấn đề lịch sử hiện tồn của Việt Nam và thế giới.

    Còn tiếp
     
  6. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Chương I: MỸ THUẬT THỜI TIỀN SỬ

    "Mỹ thuật"
    Thời tiền sử về hình thái xã hội gọi là thời nguyên thủy, khảo cổ học gọi là thời đồ đá, chúng tôi dùng thuật ngữ "Thời tiền sử" để nhấn mạnh bình diện văn hóa.

    1. Thời đồ đá cũ ở Việt Nam

    Thành tựu khảo cổ học Việt Nam trong TK. XX chứng minh Việt Nam là một trong những cái nôi loài người.

    Ở đây có phát triển liên tục và trực tiếp từ thấp đến cao, từ đời sống nguyên thủy đến xã hội văn hóa - văn minh, cơ sở để khẳng định lịch sử Việt Nam là lịch sử nhiều thiên niên kỷ.

    Từ 30 vạn năm trước, di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc sơ kỳ đá cũ, người nguyên thủy để lại những công cụ tiến dần đến yếu tố nghệ thuật:

    Từ công cụ vạn năng không rõ hình thù tiến tới xác định loại hình ổn định:

    Công cụ chặt, rìu tay, nạo.. có cái đẹp tỉ lệ và cân đối. Đến vài vạn năm trước, Văn hóa đá cuội Sơn Vi (Phú Thọ), người đương thời tiến vào hậu kỳ đá cũ, có nơi còn sống trong hang, song có nơi tiến ra miền đồi trung du là thềm phù sa cổ sông Hồng, nắm bắt kỹ thuật ghè đẽo đá cuội.

    Thời đồ đá giữa với Văn hóa Hòa Bình.

    Cuối thập niên 20 TK. XX, nhà khảo cổ Pháp bà M. Colani sau khi khảo sát nhiều hang động ở Hòa Bình và Thanh Hóa, đưa thuật ngữ khảo cổ học "Văn hóa Hòa Bình" được Hội nghị Quốc tế 1932 công nhận chỉ chung cả vùng Đông Nam Á, gắn với đồ đá giữa hay sơ kỳ đá mới, cách nay chừng 1 vạn năm.

    Người Hòa Bình phát triển đá cuội và có thêm công cụ xương mở ra nông nghiệp sơ khai trồng rau và củ.

    Công cụ ổn định thêm một bước về loại hình, gồm công cụ hình đĩa để chặt và nạo, rìu chữ nhật, chày và bàn nghiến.

    Bắt đầu biết mài đá và biết làm nghệ thuật. Một số "tác phẩm" tiêu biểu:

    - Mũi dùi xương lam

    Gan được khắc một số vạch theo hình mầm cây thuộc họ hòa thảo, làm như mũi dùi như mũi khoan dễ xuyên.

    Đặc biệt nghệ thuật hang động có hình 3 mặt người và 1 mặt thú ở hang Đồng Nội (Hòa Bình), ngay gần cửa hang hướng Đông, trên vách nhũ ở độ cao 1m5 đến 1m75 vừa tầm mắt và tầm tay, người xưa để lại 4 hình khắc gần nhau, chia hai nhóm.

    Nhóm người gồm 3 mặt người, nhưng người ngoài cùng do phá hoại của thời tiết chỉ còn nửa trong cũng đủ mắt, mũi, miệng với dáng thon thả và kích thước như mặt người trong còn đầy đủ (cao 13cm, rộng 18cm), biểu hiện nữ tính; mặt người giữa to hơn (cao 31cm, rộng 34cm) phương phi chữ điền, thêm lông mày.

    Nhóm trong là 1 mặt thú thuộc loại ăn cỏ, có sừng, mắt tròn, cánh mũi rộng, miệng rộng, lớn hơn mặt người (cao 57cm, rộng 51cm).

    Như vậy người Hòa Bình sau khi quan sát kĩ đối tượng trong không gian ba chiều biết diễn tả trên mặt phẳng hai chiều, và chỉ thông qua đặc trưng chủ yếu là mặt và dưới góc nhìn chính diện.

    Đường nét dứt khoát, hình rõ ràng, bố cục giữa hai nhóm và ngay trong một nhóm đều cân xứng, tỉ lệ vừa phải, tập trung diễn tả điểm chính, tạo cảm giác hài hòa.

    Đáng chú ý nữa là trên đầu mỗi người đều có hình sừng như chữ Y hẳn là biểu hiện của Totem giáo vật Tổ.

    Thời đồ đá mới với Văn hóa Bắc Sơn miền núi đến Văn hóa Quỳnh Văn miền biển khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước, Văn hóa Hòa Bình phát triển lên giai đoạn mới, phân thành những văn hóa đồ đá mới nhỏ hẹp.

    Tiêu biểu là Văn hóa Bắc Sơn ở miền núi và Văn hóa Quỳnh Văn ở miền biển, Văn hóa Hạ Long ở ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng, Văn hóa Bàu Tró ở ven biển và đồng bằng Bắc Trung Bộ, còn nhiều hang động ở miền núi.

    Nét chung là tiến sang thời đồ đá mới với các kỹ nghệ mài công cụ đá ngày càng hoàn thiện và chế tác đồ gốm, tiến tới nền nông - nghiệp lúa nước.

    Từ chế các công cụ đá nhỏ rồi mài rộng toàn thân, con người qua trồng trọt nhận ra nhịp điệu cuộc sống và cái đẹp cái ích của tỉ lệ và cân đối, công cụ chuyên môn hóa, để thích ứng với từng chức năng.

    Đồ gốm lúc đầu xuất hiện tình cờ do đồ đan trát đất 2 vào trong bị cháy để lại hoa văn dấu nan đan.

    Sau đó đồ gốm nặn tay cần tạo hoa văn cho đẹp và tiện bưng bê, bằng khắc rạch hay chấm đầu que, dùng bàn rập, con lăn hay in dây thừng.

    Hoa văn lúc đầu đơn giản, chỉ là các vạch răng lược sóng nước, chéo ô trám.. tiến đến đoạn thẳng dọc, đường sóng song song, đường cong nửa vòng tròn, sóng chéo số 8, xoáy ốc, chữ S, gân lá..

    Người đương thời còn dùng thổ hoàng tức phiến thạch có sắt bị đốt cho màu đỏ, tán thành bột rồi tô lên công cụ đá, đồ gốm, đồ trang sức và cả xương người để tạo vẻ đẹp và thiêng liêng.

    Ở Đa Bút (Thanh Hóa) có vỏ ốc nhuộm đỏ có rìu chôn theo người chết cũng được nhuộm đỏ. Ở Minh Cầm và Bàu Tró (Quảng Bình) có bình gốm tô dải đỏ rộng 1cm đến 2, 5cm hay những đường song song.

    Một số nơi ngay cả xương người cũng nhuộm đỏ, có thể mang ý nghĩa tái sinh. Đặc biệt tìm được một số hiện vật mang rõ tính trang trí và dấu ấn tạo hình:

    Nghinh Tắc (Thái Nguyên) có miếng đất sét cứng vàng mịn dài 10cm rộng 4cm dày 0, 7cm, vòng quanh rìa có nhiều nét vạch vuông góc hoặc xiên với cạnh, tạo 15 nhóm (mỗi nhóm thường 15 vạch), bên trong khắc những vạch nhỏ chữ V chồng nhau theo 8 hàng dọc song song.

    Đáng chú ý là hai mặt có số nhóm đều nhau và đối xứng. Nội dung chưa rõ là đánh dấu hay mô tả hình gì (vườn rau chẳng hạn) nhưng có ý thức về trang trí và cân đối.

    Ở Na Ca (Thái Nguyên) có viên cuội dài 6, 4cm rộng 3, 1cm dày 2, 5cm đẽo thành phác tượng đầu người trán nhẵn, cằm rộng, mũi dài, mắt nheo, miệng cười chữ V đều biểu hiện tình cảm vui tươi.

    Ở động Ky (Thái Nguyên) có viên cuội dài 10cm khắc cả hai mặt:

    Một mặt là hình mặt người rõ các chi tiết mắt, mũi, miệng hiện thực và tinh tế, mặt kia khắc các nhóm hình kỷ hà gồm 4 ô vuông nhỏ ở hàng trên, 2 ô vuông vừa ở hàng giữa, tiếp đến hình 6 cạnh (thiếu 1 cạnh) liền với hình vuông to ở phía dưới như cái nhà.

    Nghệ thuật tiền sử ở Việt Nam là nghệ thuật nguyên thủy thuộc thời đại đồ đá, tiến triển trên chặng đường dài cả nửa đầu vạn niên kỷ thứ nhất TCN, hiệu quả tiến bộ của con người với cặp mắt tinh tế, óc sáng tạo, bàn tay khéo léo để từ quan sát rút ra đặc trưng và bản chất đối tượng, diễn đạt lại bằng thẩm mỹ đơn sơ.

    Phẩm chất nghệ thuật ấy là tinh khiết và chân thật, thôi thúc từ bên trong của những người chưa có ý thức làm nghệ thuật.

    Nguồn tổng hợp

    Còn tiếp
     
  7. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Chương II: MỸ THUẬT THỜI SƠ SỬ

    "Mỹ thuật"
    Các giai đoạn văn hóa thời sơ sử trước Cách mạng tháng Tám 1945, sau thời đồ đá, các học giả phương Tây mới chỉ biết Văn hóa Đông Sơn thuộc thiên niên kỷ thứ nhất TCN.

    Sau ngày miền Bắc giải phóng, các nhà khảo cổ học Việt Nam khám phá dần ra các giai đoạn Văn hóa tiền Đông Sơn.

    Khoảng 4.000 năm trước, trong các di chỉ khảo cổ, đồ đá đạt trình độ cực thịnh với kỹ thuật chế tác tổng hợp:

    Ghè, đẽo, cưa, khoan, tiện, mài, đánh bóng tạo những loại hình đa dạng.

    Về công cụ có rìu, đục, dao với hình dáng ổn định. Về đồ trang sức có vòng, khuyên, nhẫn gia công trau chuốt tinh tế.

    Đặc biệt còn làm được cả tượng như tượng đàn ông ở Văn Điển (Hà Nội) chỉ nhỏ bằng đầu đũa mà sinh động.

    Quan trọng người xưa bắt đầu biết đồng, nhờ đó thoát khỏi tình trạng nguyên thủy để từng bước từ trung du xuống và từ duyên hải lên chinh phục đồng bằng, lập làng trù phú, xây dựng xã hội văn hóa - văn minh, chính thức mở đầu lịch sử dựng nước dân tộc.

    Tuỳ mức sử dụng đồng và trình độ kỹ thuật đúc đồng, trên vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ có 3 giai đoạn Văn hóa tiền Đông Sơn phát triển kế tiếp nhau:

    Giai đoạn Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ thời đồng thau, tồn tại khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN.

    Giai đoạn Đồng Đậu thuộc trung kỳ thời đại đồng thau tồn tại khoảng nửa sau thiên niên kỷ II TCN.

    Giai đoạn Gò Mun thuộc hậu kỳ thời đại đồng thau, tồn tại khoảng cuối thiên niên kỷ II TCN.

    Văn hóa Phùng Nguyên tuy chưa tìm được công cụ đồng, nhưng ở di chỉ Gò Bông tìm thấy một số cục đồng và xỉ đồng, chứng tỏ luyện kim tại chỗ và tạo hợp kim đồng thau.

    Giai đoạn này, nổi bật lên là đồ gốm:

    Đa dạng về kiểu dáng và cỡ (có đồ lớn để nấu và đựng có đồ nhỏ làm cốc uống nước), đặc trưng cơ bản là tạo dáng 3 phần với tỷ lệ hợp lý (miệng loe, thân thon, đáy choãi, chững chạc và sinh động).

    Đặc biệt về trang trí vẽ nét chìm trên mặt ngoài gốm theo bố cục băng ngang nhưng đôi khi có ô dọc, hoa văn cách điệu từ mẫu hình có sẵn, mang cái đẹp cân đối và tỉ lệ, phản ánh tư duy toán học cao về đối xứng các loại, vẽ tay truyền tình cảm trực tiếp và toát năng lực diễn tả mạnh.

    Sang Văn hóa Đồng Đậu, đồ đá vẫn chiếm ưu thế nhất là đồ trang sức, đồ gốm nung cao hơn và trong trang trí phối hợp nhiều kiểu hoa văn, phổ biển là hoa văn sóng nước, thừng bện, chữ S.

    Đồ đồng thau nhiều loại như rìu, lao, giữa, lưỡi câu, mũi tên.

    Đến Văn hóa Gò Mun, đồ đá suy thoái và bị lãng quên dần, đồ gốm nung già và trang trí hoa văn có xu hướng chim cá.

    Từ các Văn hóa tiền Đông Sơn mở ra con đường trực tiếp tiến lên Văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng, tồn tại trong thiên niên kỷ 1 TCN và vài thế kỷ đầu CN.

    Nhưng địa bàn Văn hóa Đông Sơn rất rộng, bao gồm cả miền Bắc Việt Nam, vì thế còn có các đường khác tiến lên Đông Sơn ở các lưu vực sông Mã và sông Lam.

    Dưới nữa có Văn hóa Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ là tiền Chăm Pa và Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ là tiền Phù Nam, về sau cũng hòa nhập vào văn hóa đất Việt.

    Văn hóa Đông Sơn, đồ đá rất ít và nghèo, chủ yếu đồ trang sức. Đồ gốm nặng tính thực dụng, trang trí đơn sơ.

    Trái lại, đồ đồng phát triển rất rực rỡ, loại hình phong phú, nghệ thuật tạo dáng và trang trí đều hoàn hảo, kỹ thuật chế tác đạt đỉnh cao mà nay vẫn chưa khám phá hết.

    Đặc biệt phát hiện công cụ sắt (như cuốc, mai, thuổng, mũi tên) và dấu tích nghề luyện kim sắt. Văn hóa Đông Sơn thuộc hậu kỳ thời đại đồ đồng sang sơ kỳ thời đồ sắt.

    4 giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn là phát triển kế tiếp, liên tục và trực tiếp từ thấp đến cao, từ địa bàn hẹp (Bắc Bộ) đến rộng (nửa nước phía Bắc), có quan hệ với Văn hóa Sa Huỳnh và Óc Eo mà còn tỏa rộng ảnh hưởng ra cả Đông Nam Á để khái niệm "Văn hóa Đông Sơn" thành thuật ngữ khảo cổ học quốc tế.

    Chính khoảng 2000 TCN từ sơ kỳ thời đồng thau đến sơ kỳ thời sắt là 4 thời kỳ Hùng Vương dựng nước, đi từ tình trạng sơ khai đến hoàn bị các nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.

    2. Trống đồng Đông Sơn và nghệ thuật trang trí

    Hiện vật tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn là trống đồng có ở khắp Đông Nam Á.

    Những năm cuối TK. XIX đầu TK. XX thu hút nhiều học giả phương Tây, được chú ý nhất là Heger với công trình "Những trống kim khí ở Đông Nam Á" xuất bản ở Leipzig năm 1902.

    Ông chia 4 loại trống, trống loại I sớm nhất, đẹp nhất thuộc Văn hóa Đông Sơn, nay gọi trống đồng Đông Sơn.

    Theo thống kê Viện TTKHXH trong thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945-1980) (Hà Nội 1981) đến 1980, số trống đồng loại lớn và trung bình ở Việt Nam 91 chiếc và 78 trống minh khí, tất cả 169 chiếc.

    Gần 20 năm nay, tiếp tục tìm nhiều trống đồng Đông Sơn nữa, có những trống rất to và rất đẹp như trống Cổ Loa (Hà Nội), trống Đền Hùng (Phú Thọ).

    Việt Nam có mật độ trống đồng Đông Sơn dày đặc, nhiều trống đẹp nhất, địa bàn gốc, như thế chủ nhân trống đồng Đông Sơn là người Việt cổ phát triển từ giai đoạn Phùng Nguyên lên.

    Điều này phù hợp việc nhiều trống đồng phát hiện trong mộ táng và tầng Văn hóa Đông Sơn, nhiều hoa văn trang trí trống đồng Đông Sơn giống hoa văn trang trí trên thạp đồng và rìu đồng Đông Sơn.

    Những trống Đông Sơn dù to nhỏ khác nhau, trang trí nhiều ít khác nhau, thời gian đúc sớm muộn khác nhau, nhưng đều thống nhất về kiểu dáng gồm 3 khối hình học cơ bản chồng nhau:

    Phần chân trống ở dưới là khối nón cụt, phần thân ở giữa là khối trụ và phần tang ở trên là một phần khối cầu bị hai lát cắt song song.

    3 khối hình học trên rất khác nhau nhưng kết hợp hài hòa làm trống có các phần cân đối, vững chãi sinh động, đường biên uyển chuyển với 3 phần rõ ràng có hướng phát triển khác nhau.

    Nối tang trồng phình ra căng tròn với thân trồng thu lại đứng thẳng là 2 đôi quai vặn thừng tết. Mặt trống là mặt phẳng hình tròn không chờm ra ngoài tang trống.

    Trống đồng Đông Sơn đẹp ở tạo dáng càng nổi lên ở tạo hình trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc. Về mặt này tiêu biểu là các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa và Đền Hùng.

    Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh (12 hoặc 14 cánh) ở giữa - mà cứ giữa hai cánh lại có hình như đôi cá úp bụng vào nhau biểu hiện giao phối Âm Dương, nếu khai triển cho những dải băng song hành gắn với cư dân làm ruộng và đan lát.

    Sang mặt bên trống phần tang vẫn bố cục hoa văn trang trí theo băng ngang, phần thân lại kết hợp cả băng ngang với dải dọc tạo những ô chữ nhật là loại thường thấy ở nghệ thuật cư dân chăn nuôi.

    Hoa văn trang trí trên các trống đồng Đông Sơn luôn gồm 2 loại là hồi văn hình học và hoa văn xã hội.

    Hồi văn phổ biến là vòng tròn chấm tâm chung tiếp tuyến về hai phía (gần chữ S nằm) là tam giác cân nổi và chìm đan xen nhau, dải chấm trầm, dải vạch ngang hoặc chéo, chữ S gãy góc thành triện nằm.

    Các hồi văn này kéo dài như vô tận, bố trí thành từng nhóm cân đối hai bên một dải chính hay một vạch, phong phú và chững chạc.

    Kẹp giữa hai dải hồi văn là các hoa văn xã hội diễn tả các hoạt động xã hội người, chim và thú.

    Ở đây có những yếu tố văn hóa vùng cao (hươu chạy, chim bay), những yếu tố văn hóa vùng trũng sông biển (thuyền chiến, thuyền đua, cá, chim, nước), có những yếu tồ văn hóa vùng đồng bằng (cảnh giã gạo, chơi trồng nụ trồng hoa, nhà sàn, múa hát, các chiến binh).

    Bên những yếu tố văn hóa bản địa, có yếu tố văn hóa ngoại nhập (bò u).

    Tất cả hoạt động của người và sinh vật đều xoay quanh mặt trời (ngôi sao) đang tỏa sáng, có thể đó là biểu hiện tín ngưỡng thờ mặt trời.

    Những hình trang trí trống đồng Đông Sơn, nổi trội lên là những sinh hoạt con người, hầu hết là hoạt động tập thể, ít cũng đôi trai gái giã gạo hoặc chơi trồng nụ, trồng hoa, nhiều thì đoàn múa hát tay uốn cong quá độ, nhất là những thủy thủ trên các thuyền chiến và thuyền đua.

    Tất cả chim, thú và người đều thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, gợi lên vòng quay tự nhiên (dây leo, khoáy tóc) và chuyển động ảo của mặt trời.

    Nếu các hồi văn là hoa văn hình học hóa, các cảnh sinh hoạt xã hội là sơ đồ hóa phát triển từ hình học lên, luôn bám sát hiện thực cuộc sống, diễn tả theo lối đơn tuyến bình đồ, nhưng đến cuối thời Đông Sơn do trong lòng xã hội khủng hoảng mà các hình ngày càng trừu tượng và rối.

    3. Nghệ thuật tạo tượng

    Đầu thập niên 80 TK. XX, tìm được được trên 200 tượng thuộc thời đồ đồng.

    Trừ 2 tượng gốm chưa được xác định, các giai đoạn tiền Đông Sơn có 22 tượng (gồm 1 tượng đá, 20 tượng gốm, 1 tượng đồng), Đông Sơn có 183 tác phẩm (1 tượng gỗ, 1 tượng đá, 1 tượng gốm, 2 tượng sừng, 178 tượng đồng).

    Xã hội càng phát triển đời sống văn hóa nghệ thuật càng phong phú, chất liệu cũ (đá, đất nung) phổ biến ở giai đoạn tiền Đông Sơn sang giai đoạn Đông Sơn chỉ chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ bé, nhường chỗ cho chất liệu đồng có nhiều ưu thế trong chế tác và bảo quản.

    Nếu ở tiền Đông Sơn mới chỉ có 3 tượng người, sang Đông Sơn nâng lên 34 tượng người, chứng tỏ xã hội càng văn minh, nghệ thuật càng lấy con người làm đối tượng ca ngợi.

    Con người có khi ở tư thế ngồi chơi thoải mái, nhưng có khi vui múa hát, thổi khèn và ân ái, có lúc đứng đĩnh đạc trên cán dao hoặc chuôi kiếm như tượng đài.

    Dù sao trong cuộc sống đơn sơ, người thời đại đồ đồng có nhiều gắn bó mật thiết với môi trường, họ tập trung diễn tả những con thú quanh mình.

    Thời tiền Đông Sơn, tổng số 22 tượng, ngoài 22 tượng động vật vỡ nát không xác định được con gì, có một nửa là tượng bò (10), 1/4 là tượng gà và chó (3 + 2 = 5), tức tập trung vào những giống vật thuần dưỡng coi như bạn thân con người.

    Thời Đông Sơn, tổng số 183 tượng, có 80 tượng cóc, 10 tượng nhái - chiếm một nửa, biểu hiện của việc cầu mưa rất cần cho nông nghiệp lúa nước.

    Tượng rùa khá nhiều (25 con), hẳn là vật thiêng, có thể liên tưởng Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế nỏ thần.

    Những con vật khác thì hổ nhiều nhất (10 con), người xưa cần tìm hiểu để phòng tránh và có thể tôn nó làm thần để trừ ma tà.

    Ngoài ra có voi (15), lợn (4), rắn (4), hươu (2), trâu (1) và chó (1) đều là những con vật dễ gặp trong cuộc sống.

    Những tượng thời đồ đồng dù bằng chất liệu rất sẵn (đá, đất nung) hay chất liệu quý hiếm (đồng) đều là tượng nhỏ, thông thường chỉ 5- 7cm, dùng trang trí, có khi để đeo như bùa hộ mệnh.

    Nhỏ bé, nhưng tả khá chi tiết, rất thần thái. Sớm nhất là tượng người đàn ông Văn Điển thuộc Văn hóa Phùng Nguyên chỉ cao 3, 6cm, bằng đá, chạm rõ mặt trái xoan, màu thắng, mắt tròn, ngực nở, bụng thon, rõ giới tính.

    Tiếp đến tượng bò Đồng Đậu chỉ dài 5cm, bằng đất nung, dáng hung dữ với u nhô lên, mặt cúi gầm, đưa cặp sừng chĩa ra đằng trước như muốn lao vào đối thủ.

    Đến Văn hóa Đông Sơn, chó trên thỏi đồng Hà Đông chỉ dài 2, 8cm rõ ràng đang thủ thế với dáng đứng choãi chân, nhô đầu ra dằng trước và há mõm sủa.

    Người Việt Khê thổi khèn, các cặp trai gái ân ái trên tháp đồng Đào Thịnh và hai người cõng nhau ở Đông Sơn có nhỉnh hơn một chút càng sinh động với nội tâm phấn chấn đến ngây ngất.

    Tượng tròn ở thời đồ đồng có tính hiện thực sâu sắc nhưng không sa vào trạng thái tự nhiên, nhờ khái quát hóa mà cả hình và tượng đều đạt đẹp sắc sảo song vẫn dung dị, tạo hướng đi đúng cho nghệ thuật tạo hình người Việt cổ.

    4. Thành tựu kiến trúc

    Người Việt cổ thời Đông Sơn còn ứng dụng nghệ thuật vào đời sống hàng ngày.

    Trước hết là làm đẹp cho con người với các kiểu đầu tóc búi cao trên đỉnh hoặc cắt xõa ngang vai, có khi tết đuôi sam bỏ dài sau lưng.

    Với các kiểu áo dài xẻ tà sang trọng và kiểu con trai đóng khố, con gái mặc váy quây lại. Đặc biệt là các kiểu đồ trang sức khuyên tai, vòng tay, chuỗi hạt đeo cổ rất phong phú.

    Thành tựu lớn trong nghệ thuật đời sống là kiến trúc. Từ thời đại đồ đá tiến sang thời đại đồ đồng thau cũng từ miền núi tiến sâu dần vào đồng bằng, chiếm lĩnh các đất, gò bãi, sườn đồi để quần cư lập ấp dựng làng, yêu cầu cấp thiết làm nhà.

    Từ những lều, chòi qua thực nghiệm sừ dụng dần cải tiến, để đến Văn hóa Đông Sơn tạo lập kiến trúc riêng mà mô hình nhà còn thấy khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn và dấu tích kiến trúc còn để lại ở di chỉ Đông Sơn, với những cột nhà bằng gỗ dài 4m5 có lỗ 6 mộng (để tra dầm sàn) cách chân cột 1m25, những dóng tre và mảnh phên đan.

    Kết hợp những nguồn tư liệu trên, nhận ra đó là những nhà sàn phù hợp điều kiện môi trường sống còn nhiều hoang dã, vừa phòng tránh thú rừng làm hại, vừa thích nghi hoàn cảnh úng lụt xảy ra hàng năm theo chu kỳ.

    2 kiểu nhà sàn chính. Kiểu thứ nhất là loại nhà dài, mái cong võng hình thuyền và chảy xuống sát sàn kiêm luôn vách che chắn, hai đầu mái nhô ra và uốn cong cuộn lại duyên dáng, trên nóc mái có 1 hoặc 2 chim to đậu, sàn nhà dựng trên hệ thống cột.

    Kiểu 2 là loại nhà ngắn, mái cong vồng lên như mui thuyền, hai sườn mái rất dày, sàn nhà dựng trên đầu 1 cột to ở giữa có các tay chống nhô ra đỡ, cẩn thận lại có thêm tường vách đỡ hai bên.

    Những mẫu nhà này đều thon thả mà chắc chắn, dựng lên bằng gianh, tre, gỗ, sàn có tại chỗ, chúng liên kết tạo ra bộ khung cột - kèo - xà, dồn sức nặng xuồng nền nhà qua các cột, nó là chỗ trú ngụ mà thực sự là công trình kiến trúc ở kiểu dáng và trang trí. Phối hợp những đơn nguyên kiến trúc gần nhau thành làng.

    Do nhu cầu chống thiên tai, cải tạo môi trường và an ninh đời sống, các làng liên kết lại dưới chỉ đạo của nhà nước sơ khai. Phải có kinh đô.

    Nếu kinh đô nước Văn Lang còn là truyền thuyết, kinh đô Âu Lạc là thành Cổ Loa vẫn còn dấu tích rõ ràng đến nay.

    Thành Cổ Loa ở ngoại thành Hà Nội nay, trung tâm Âu Lạc, đầu mối hệ thống giao thông đường thủy.

    Nơi đây ở ven sông Hoàng Giang vừa có gò bãi vừa có đầm lầy, đắp nổi những dải đắt cao, gia cố nền móng những nơi đất lấy bằng kè đá và rải mảnh gốm để chống trôi sụt.

    Truyền thuyết kể thành xây "9 lớp, chu vi 9 dặm" có hàm ý là số thiêng chỉ quy mô lớn trùm tất cả.

    Thực tế khảo sát, tòa thành này có 3 vòng khép kín, bao lấy nhau nhưng lệch gần sát về phía Nam.

    Vòng ngoài dài chừng 8000m, vòng giữa 6500m, cả 2 không có hình thù rõ rệt, vòng trong hình chữ nhật chu vi 1650m. 3 vòng thành dài hơn 16km, kèm theo có hào nước bên ngoài, thêm nhiều ụ hỏa hồi để kiểm soát trận địa, đòi hỏi lượng đất đá đào đắp khổng lồ.

    Dân cả nước lúc đó chỉ chừng 1 triệu người, đây là kỳ tích lao động với nhiều sáng tạo, dường như vượt ngoài sức con người, viện dẫn đến trợ giúp của thần tiên.

    Văn hóa Đông Sơn đang phát triển, từ TK. II TCN với cuộc xâm lược từ phương Bắc, đồng thời có giao tiếp cưỡng bức với văn hóa Hán theo xu hướng đồng hóa.

    Thế bất lợi, Văn hóa Đông Sơn bị đập vụn nhưng nhiều mảnh nhỏ được lưu trong các xóm làng, cơ sở đó phần nào cảm hóa lại tầng lớp thống trị ngoại tộc, tiếp thu chọn lọc và biến cải một số yếu tố văn hóa Hán, tiếp tục đúc trống đồng Đông Sơn dưới hình thức trá hình để ngửa là chậu (nhưng cập kênh) mà để úp là trống.

    Tiếp nhận tự giác văn hóa Phật giáo Ấn Độ thâm nhập hòa bình và hòa nhập tín ngưỡng bản địa.

    Những điều đó gây men cho ý thức dân tộc để đấu tranh giải phóng, từ những thắng lợi tạm thời của Hai Bà Trưng, Lý Bí đến thắng lợi hoàn toàn của Ngô Quyền, cơ sở để xây dựng văn hóa dân tộc kỷ nguyên Đại Việt.

    Nguồn tổng hợp

    Còn tiếp
     
  8. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Chương III MỸ THUẬT CHĂM

    "Mỹ thuật"
    Chăm (Champa, Chàm, Chiêm Thành) nay là dân tộc thiểu số chừng 100.000 người, chung sống trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhưng trước khi hội nhập chính thức vào Việt Nam ở TK. XV, xây dựng nhà nước độc lập với nền văn hóa nghệ thuật riêng rất độc đáo.

    Từ đầu TK. XX, thế giới biết đến nền nghệ thuật này và xem là kỳ tích lịch sử. Nhưng Pháp và Mỹ phá hủy kiến trúc - điêu khắc Chăm có nơi hoàn toàn (như ở khu đền tháp Đồng Dương), có nơi rất nghiêm trọng (như ở khu thánh địa Mỹ Sơn).

    Thập niên 80 TK. XX, chính phủ Ba Lan giúp chúng ta kịp cứu những công trình hiện còn và đăng ký vào DSVHTG.

    Người Việt cổ có Văn hóa Đông Sơn, miền Trung có Văn hóa Sa Huỳnh đồng đại và rất rực rỡ, nhiều nhà khoa học xem là Văn hóa tiền Chăm.

    Từ TK. II người Chăm giành độc lập, thống nhất hai bộ tộc phía Bắc và phía Nam đều thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polynesia), lập nước Lâm Ấp - về sau đổi là Champa, từ phía Nam Hoành Sơn xuống Bình Thuận.

    Do những biến thiên lịch sử, kinh đô Champa nhiều lần di chuyển khi ở phía Bắc lúc phía Nam, gắn trung tâm chính trị luôn là trung tâm văn hóa.

    Từ những trung tâm ấy lan tỏa ra xung quanh, trừ những khu di tích bị phá hủy hoàn toàn, ngày nay chúng ta vẫn còn hệ thống tháp Chăm:

    Mỹ Sơn, Bằng An, Chiên Đàng, Khương Mỹ (Quảng Nam), Cánh Tiên, An Chánh, Thủ Thiện, Bánh ít, Bình Lâm, Hưng Thạnh (Bình Định), tháp Nhạn (Phú Yên), Pô Nagar (Khánh Hòa), Hòa 'Lai, Pô Klaung Garai (Ninh Thuận), Pô Ro me, Pô Hài và Phú Hài (Bình Thuận).

    Phía Bắc Hải Vân và sườn Đông cao nguyên Tây Nguyên tìm thấy nhiều dấu tích tháp Chăm, thậm chí có cây tháp còn nguyên trong rừng xanh.

    Tháp Chăm là kiến trúc tôn giáo, xây thành từng cụm trên những đồi núi không cao (chừng 50m), hướng Đông đón ánh mặt trời và như gợi về nguồn xa biển cả, xây dựng cảnh quan hoành tráng.

    Mỗi cụm di tích có một tháp chính ở giữa và một số tháp phụ quây quanh, luôn có tháp Cổng ở phía Đông và tháp Hỏa phía Nam.

    Các tháp thờ bình diện vuông, 3 mặt làm cửa giả chỉ nhô ra một chút, mặt trước có cửa ra vào kéo dài tạo thành gian tiền sảnh chạy dọc.

    Thông thường tháp có 3 hoặc 4 tầng, độ cao phổ biến ở mức trên dưới 20m phù hợp bề rộng mặt đồi khi quan sát tại chỗ có thể di chuyển lùi xa 2-3 lần độ cao.

    Chiều cao tháp thường gấp 2 đến 2, 5 lần cạnh chân tháp (không kể gian sảnh cửa trước nhô ra) làm nó vươn lên mà vẫn bề thế, cùng cả quần thể dàn trải chắc chắn.

    Các tầng trên là lặp lại của tầng 1, chỉ có cửa giả, thu nhỏ dần, đặt chồng nhau theo khối tháp. Các tầng ngăn cách nhau bởi diềm mái nhô ra, góc mái có hoa đao như ngọn lửa.

    Đỉnh tháp và đỉnh các cột góc các tầng đều làm thành một linga và bản thân cả tháp thờ được xem là linga khổng lồ dựng trên mặt đồi tròn bè là yorú tương ứng.

    Hình tượng kiến trúc hoành tráng trên hoàn toàn thống nhất với điêu khắc thờ trong lòng tháp. Lòng tháp là phòng vuông hẹp, nóc nhọn vút cao tạo không gian vời vợi gắn với thần linh.

    Giữa lòng tháp là bệ thờ, trên có cặp tượng linga - yom mang hình tượng sinh thực khí nam nữ, hòa hợp Âm Dương theo tư tưởng phồn thực. Yoni như thớt dưới của cối xay bột, luôn có vòi chĩa về hướng Bắc - Âm.

    Nhiều linga có mặt trước tạo thành tượng thần hay gắn phù điêu chân dung bán thân vua, luôn nhìn ra cửa chính hướng Đông - Dương.

    Quanh cặp tượng linga - yoni không gian rất hẹp, dường như chỉ đủ cho tín đồ xếp hàng dọc đi quanh một vòng rồi ra cửa vừa vào.

    Tháp Chăm có tường dầy từ 1m1 đến 1m6, có cái gần 2m, xây đặc bằng những viên gạch chín đều như nhau, qua nhiều trăm năm - thậm chí hơn nghìn năm thử thách mà gạch không bị thối mủn; ở mặt tháp, từng viên gạch gắn nhau rất xít, không thấy có hồ vữa.

    Nhiều người tìm cách lý giải, song tất cả giả thuyết đều còn kẽ hở, vì thế kỹ thuật xây tháp Chăm đến nay vẫn còn bí mật. Gần đây hé mở kỹ thuật xây mài chập với nước có nhựa-cây ô đuốc.

    Mặt ngoài tháp là hệ thống cột gạch ốp vào tường song hành vươn lên cao, nhiều mảng lồi lõm đan xen, khắc rạch trực tiếp lên gạch những tượng và dải hồi văn trang trí, đường nét sắc sảo và liền mạch không sứt mẻ. Đây là điểm độc đáo hiếm gặp ở các nền điêu khắc khác.

    Mặt tháp còn gắn một số tượng đá sa thạch với đề tài được tôn giáo gợi hứng (chủ yếu đạo Bà La Môn), cả những sinh hoạt ca múa trong đời sống thường nhật.

    Phổ biến là tượng thần Shiva chủ về ca múa, dang những cặp tay múa uyển chuyển, nghệ thuật không gian phần nào thể hiện cả nghệ thuật thời gian.

    Vũ nữ thể hiện nhiều, chạm nổi cao thành đoàn người phối hợp nhau, hoặc tượng tròn độc lập.

    Tiếp đến là tượng các tiên nữ, các chiến binh, chim thần Garuda và bò thần Nandin.

    Tượng đá Chăm phong phú về đề tài, tập trung phô diễn vẻ đẹp thân thể người, có sức sống nội tâm sôi nổi và kiều diễm thân mình, mơn man da thịt, luôn toát thẩm mỹ thanh cao.

    Điêu khắc Chăm luôn hướng theo hiện thực nhưng không sa vào tự nhiên vụn rối.

    Kỹ thuật đục chạm có lúc tinh như đồ kim hoàn, có lúc mạch lạc đến cứng cỏi, không bao giờ lỗi sót.

    Quốc gia Chăm tồn tại từ TK. II đến TK. XV, sau đó thời gian dài như có tự trị cộng đồng.

    Nhưng những thế kỷ đầu nghệ thuật Chăm còn phải mò mẫm, đến TK. VII mới định hình với hoàn mỹ cổ điển, sau đó trong quá trình phát triển luôn mang theo dấu ấn thời gian, nhờ đó có thể phân kỳ từng giai đoạn.

    Dưới góc độ mỹ thuật, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với học giả Pháp Ph. Stee (Ph. Stern) năm 1942 chia mỹ thuật Chăm ra 7 phong cách nối tiếp nhau:

    1. Phong cách Mỹ Sơn E1 (hay phong cách cổ) : Đầu TK. VIII đến TK. IX

    2. Phong cách Hòa Lai: Múa đầu TK. IX

    3. Phong cách Đồng Dương: Giữa TK. IX đến đầu TK. X

    4. Phong cách Mỹ Sơn: TK. X

    5. Phong cách chuyển tiếp (hay phong cách Pô Nagar) : TK. XI

    6. Phong cách Bình Định: TK. XII đến hết TK. XIV

    7. Phong cách muộn: TK. XV đến đầu TK. XVII.

    Phát triển phong cách trên theo đơn tuyến thời gian. Nếu kết hợp không gian theo vùng địa lý, ở đây vừa có tính địa phương vừa hội nhập: Xu hướng thanh tú, đường bệ của Mỹ Sơn E1 ở phía Bắc, xu hướng uốn éo, rậm rạp của Hòa Lai phía Nam, kết hợp lại tạo phong cách Đồng Dương chung cho cả nước.

    Sau đó từng vùng lại kết hợp Đồng Dương với truyền thống cũ tạo ra phong cách Mỹ Sơn ở Bắc và phong cách Pô Nagar ở Nam. Do tiến trình lịch sử, nghệ thuật Chăm chỉ còn phát triển phía Nam, phân đoạn theo mốc hội nhập vào quốc gia Việt Nam, chung sống đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

    Nguồn

    Thcsdanhoa

    Còn tiếp
     
  9. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Phát hiện mới về mỹ thuật Đông Sơn

    "Mỹ thuật"
    Văn hóa Đông Sơn là văn hóa phát triển rực rỡ thời đồ đồng đạt hoàn hảo kỹ thuật và mỹ thuật. Những giá trị vô giá về mỹ thuật cũng như lịch sử văn hóa của mỹ thuật Đông Sơn, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Đông Sơn tại Nhà triển lãm VietArt (số 42, Yết Kiêu) từ 26-9 đến 3-10.

    Từ cuối TK. XIX đến TK. XX có nhiều học giả phương Tây đặc biệt quan tâm sáng tạo mỹ thuật của chủ nhân Văn hóa Đông Sơn.

    Tới khi lập Viện Khảo cổ học Việt Nam (năm 1968) với nhiều năm nghiên cứu khảo cổ về thời Hùng Vương thì Mỹ thuật Đông Sơn được quan tâm cũng như chú trọng một cách hệ thống.

    Đây là lần đầu có triển lãm theo chuyên đề với quy mô lớn, giới thiệu Mỹ thuật Đông Sơn rộng rãi với công chúng.

    TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cũng là người chủ trì thực hiện triển lãm này cho biết, điều ông tâm đắc nhất ở triển lãm chính là đưa đến với công chúng góc nhìn khác về Mỹ thuật Đông Sơn. Ông nói:

    "Xưa nay chúng ta đều tưởng Mỹ thuật Đông Sơn chỉ trình bày trên mặt phẳng hai chiều, nhưng nhờ có phát hiện khảo cổ mới đây, chúng tôi chứng minh mỹ thuật Đông Sơn được trình bày trên không gian ba chiều, đó là những bức tượng đồng giàn nhạc Đông Sơn.

    Vòng tay bằng đồng mô phỏng hình mây tre, cá sấu (hoặc ếch nhái) đuổi nhau; băng trang trí hình thuyền trong lễ hội khải hoàn trên thạp đồng Đông Sơn.."

    Bức tượng, nói đúng hơn là nhóm tượng giàn nhạc Đông Sơn cho thấy tay nghề (đối với nghề đúc đồng), óc thẩm mỹ, đời sống văn hóa tinh thần người Việt thời Đông Sơn rất phong phú và đặc sắc.

    Tác phẩm gồm 9 nhân vật đúc nguyên khối bằng đồng, mỗi người đang chơi các loại nhạc cụ (một người đánh trống đồng, một người thổi kèn, một người múa, một người hát.). Mỗi nhân vật đều có sắc thái riêng, rất ấn tượng.

    Đặc biệt là tượng người đứng hai tay chống nạnh, mô-típ này khá quen thuộc với các nhà khảo cổ vì sử dụng lặp đi lặp lại trong hoa văn khắc trên nhiều mặt trống đồng, nay lần đầu thấy ở không gian ba chiều (tượng tròn).

    Nhóm tượng gồm 9 nhân vật này to bằng bàn tay. Bức tượng cho thấy tay nghề tinh xảo và đời sống tinh thần rất phong phú cư dân Đông Sơn. Tiến sĩ Nguyễn Việt cho biết:

    "Mỹ thuật Đông Sơn là phần quan trọng khi xem xét nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn.

    Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa đặc sắc nhất, kế thừa và phát triển trên nền Văn hóa tiền Đông Sơn.

    Nói vậy để thấy tầm quan trọng mỹ thuật Đông Sơn với những vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt cổ."

    Đến triển lãm mỹ thuật Đông Sơn, những người yêu thích nghệ thuật, văn hóa, lịch sử sẽ chiêm ngưỡng những hiện vật chứng minh có giao lưu của Văn hóa Đông Sơn với các vùng khác như:

    Văn hóa Hoa Hạ, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Hải Đảo.. đó là nhóm hiện vật công cụ, vũ khí, vải nhuộm và đồ trang trí. Một số tư liệu gốc cũng trưng bày như thạp, dao găm, rìu, đầu mũi tên, mùn vải..

    Triển lãm Mỹ thuật Đông Sơn là nơi thưởng thức nghệ thuật hình khối và ánh sáng (khá thú vị khi khảo cổ kết hợp mỹ thuật).

    Công chúng dễ dàng thấy triển lãm đầu tư rất kĩ mặt ánh sáng trong các phòng trưng bày kết hợp cách sắp đặt tranh ảnh hiện vật.

    Các bức ảnh bản rập hoa văn mặt trống đồng, thạp, dao găm được phóng to ở nhiều kích cỡ khác nhau; các bức ảnh chụp mẫu vật được bố trí theo hình tứ diện để quan sát hình ảnh hiện vật được các mặt.

    Triển lãm này thực sự hấp dẫn nhiều nhà sử học, khảo cổ học, mỹ thuật cổ, đông đảo công chúng quan tâm mỹ thuật cổ Việt Nam..

    Hân hoan, tự hào với nét tinh hoa truyền thống còn lưu giữ trên trống đồng, nhưng không ít người chạnh lòng khi nghĩ những trống đồng quý giá, bảo vật của người Việt lại đang lưu giữ bởi nhà sưu tập nước ngoài.

    Đông Hà

    Nguồn

    Baomoi

    Còn tiếp
     
  10. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Mỹ Thuật Đồ Đồng Ở Việt Nam

    "Mỹ thuật"
    Nghề thủ công truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, nghệ thuật đúc đống ở Việt Nam trải nhiều giai đoạn phát triển và đạt độ đỉnh cao vào TK. XIX, XX.

    Nghệ thuật đúc đồng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ thời Đông Sơn cách nay gần 3000 năm, tiêu biểu thời này có trống đồng Ngọc Lũ.

    Từ thời Lý – Trần đến các thời Lê, Nguyễn, nghệ thuật đúc đồng ở Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ tạo nên những dòng sản phẩm đồng đa dạng.

    Thủa sơ khai, nghệ thuật đúc đồng hình thành chủ yếu từ nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống.

    Người dân tạo nên các sản phẩm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nồi, bát, cốc, những dụng cụ săn bắn..

    Sau đó dần phát triển thêm những sản phẩm trưng bày, trang sức.

    Sản phẩm đồ đồng thờ cúng cũng được phát triển từ tín ngưỡng thờ cúng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

    Nhu cầu thờ cùng góp phần thúc đẩy phát triển các làng nghề thủ công, đặc biệt nghề đúc đồng.

    Những sản phẩm như bát nhang, lư hương, chân nến, tượng Phật.. được các làng đúc đồng và các nghệ nhân tạo ra để phục vụ tín ngưỡng thờ cúng thiêng liêng của người Việt với kiểu dáng vô cùng đa dạng.

    Những giai đoạn sản phẩm gia dụng đồ đồng không còn thịnh hành, sản phẩm đồ đồng thờ cúng vẫn ưa chuộng.

    Mỗi làng nghề, mỗi gia đình có nghề đúc đồng truyền thống sẽ có bí quyết riêng để tạo dấu ấn cho sản phẩm song kỹ thuật đúc đồng nhìn chung vẫn theo những bước cơ bản.

    Đầu tiên là tạo mẫu, thợ dùng đất sét hay thạch cao dẻo để tạo mẫu định sẵn.

    Bước 2 là tạo khuôn, dùng đất phù sa trộn đất sét, tro trâu và bông vụn đắp ngoài vật mẫu.

    Thứ 3, nấu chảy nguyên liệu:

    Dùng đồng vụn và các hợp kim với tỷ lệ phù hợp đun nóng chảy và trộn lẫn với nhau. Tiếp theo là rót khuôn, đây là khâu khó nhất, đòi hỏi trình độ tay nghề cao.

    Bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm, sau khi nguội, dỡ sản phẩm khỏi khuôn, mài, giũa, đục, chạm, tách và đánh bóng theo ý nghệ nhân.

    Để sản phẩm mượt mà, sáng bóng không bị gờ, không lẫn đồng sóng hay đồng cháy phụ thuộc nhiều khả năng của thợ. Sản phẩm sau khi hoàn tất phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật.

    Về tính nghệ thuật lại đòi hỏi cao trong khâu chế tác, những chi tiết chạm trổ hay tạo hình sản phẩm là yếu tố cốt lõi tạo thành giá trị nghệ thuật.

    Những tác phẩm nổi tiếng lịch sử có thể thấy rõ phát triển nghệ thuật đúc đồng mà sau nâng lên thành riêng ngành mỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam.

    Trống đồng Ngọc Lũ là tác phẩm tiêu biểu nghệ thuật đúc đồng từ thời Đông Sơn.

    Sản phẩm tiêu biểu cho thời nhà Nguyễn là cửu đỉnh và cửu vị thần công hiện đang trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

    Hiện vật này được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đợt công nhận thứ nhất 1-10-2012.

    Không thể không nhắc tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen đặt ở đền Quan Thánh, Hà Nội, tượng đúc bằng đồng đen, cao 3.96m với chu vi 8m, nặng 4 tấn.

    Kích thước lớn nhưng tượng tượng thánh Trấn Vũ không phải tượng đồng lớn nhất.

    Tượng đồng lớn và đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay là tượng Phật A Di Đà tại chùa Thần Quang.

    Tượng này do các nghệ nhân làng Ngũ Xã, Hà Nội đúc những năm 1949-1952. Nếu tính cả tòa sen 96 cánh, tượng này cao khoảng 5, 5m; 12 tấn.

    Qua lịch sử hàng nghìn năm từ khi xuất hiện đến nay, khắp dải đất hình chữ S có rất nhiều làng nghề đúc đồng phát triển.

    Các làng nghề này tự tìm tòi và tạo hướng đi riêng biệt chuyên sâu của làng với những dòng sản phẩm chủ chốt:

    Gò đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) ; đúc đồng Đền Cầu (Bắc Ninh) và Đông Mai (Văn Lâm, Hưng Yên) ; đúc đồng Huế; đúc lư hương Tân Hòa Đông và dát đồng tam khí Hòa Hưng (TP. HCM) và các làng nghề thuộc Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa..

    Những thợ thủ công từ các làng nghề này mang tinh hoa nghề của họ đến đất Thăng Long để hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã - nổi tiếng hơn 500 năm qua.

    TK. XIX, làng Ngũ Xã được coi trung tâm đúc đồng lớn và nổi tiếng nhất cả nước.

    Hiện các sản phẩm đúc đồng chủ yếu vẫn là những sản phẩm thờ cúng và đồ trưng bày. Đồ gia dụng bằng đồng không còn phổ biến, ít được dân sử dụng.

    Các làng nghề đúc đồng truyền thống cả nước, đặc biệt có làng Ngũ Xã vẫn phát triển mạnh.

    Nghề đúc đồng là một trong số ít những nghề truyền thống vẫn tồn tại, ngày càng phát triển ở Việt Nam.

    Mỹ thuật đồ đồng thành loại hình riêng góp phần không nhỏ vào đa dạng các loại hình mỹ thuật ở Việt Nam.

    Bài & Ảnh: Lan Hương

    Nguồn

    Web baotangthanhhoa

    Còn tiếp
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...