Bụp giấm có tác dụng gì và đặc điểm nhận biết của nó

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi trungtamthuoc, 7 Tháng mười hai 2018.

  1. trungtamthuoc

    Bài viết:
    4
    Cây Bụp giấm hay còn gọi đay Nhật. Trong dân gian thường gọi là bụp giấm do có màu giống hoa dâm bụp và có vị chua như giấm nên được đặt tên là hoa Bụp giấm.

    Bụp giấm thuộc họ Bông

    Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa

    Đặc điểm thực vật của cây bụp giấm

    [​IMG]

    Cây bụi, cao 1 -2 m, thân màu lục hay màu đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Cánh nhắn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, phía trên chia 3 – 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.

    Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa máu đỏ tím sẫm, đài phụ gồm 8 – 12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xòe ra và gập xuống, đài chính to, các lá dài dày, nhọn đầu, mong nước màu đỏ tía.

    Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang dài tồn tại, hạt nhiều, màu đen

    Mùa hao quả: Tháng 7 – 10

    Theo tài liệu nước ngoài, tùy theo mục đích sử dụng, người ta phân loại bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. Var/ sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc) và Hibiscus sabdariffa L. Vả sltissuma (chủ yếu để lấy sợi bện thừng)

    Phân bố và đặc điểm sinh thái cây bụp giấm

    Hibiscus L. Là một chi lớn trong họ Malvaceae, phần lớn là cây bụi gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Ấn Độ, có khoàng 40 loài, Việt Nam 23 loài. Nhiều loài là cây trồng làm cảnh, làm thuốc và làm rau ăn.

    Bụp giấm có nguồn gốc ở Tây Phi. Bụp giấm được nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 10 năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu hạn. Cây trồng ở Việt Nam tỏ ra có khả năng thích nghi nhiều loại đất, kể cả đất đồi vùng trung du, hơi chua (Ba Vì – Hà Tây). La loại cây nhiệt đới, bụp giấm sinh trưởng phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24oC.

    Cách trồng cây bụp giấm

    [​IMG]

    Bụp giấm là cây sống nhiều năm, nhưng trong sản xuất người ta chỉ trồng một năm rồi phá đi trồng lại. Cũng có thể đốn cho cây tái sinh, nhưng hoa quả sẽ nhỏ. Cây không kén đất, có khả năng chịu hạn, không chịu úng. Vì vậy, cần trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt.

    Cây được trồng nhân giống bằng hạt và bằng cành. Phương pháp nhân giống bằng giâm cành chỉ sừ dụng trồng trong quy mô nhỏ để làm cảnh, còn trong sản xuất dược liệu thường áp dụng cách nhân giống bằng hạt.

    Hạt bụp giấm nhiều, dễ nảy mầm, thường được gieo trong vườn ươn vào tháng 2 – 3. Chọn chỗ đất tốt, tiện tưới tiêu để làm vườn ươn. Đất vườn ươn được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 0, 8 – 1 m. Hạt được gieo đều trên mặt luống. Phủ bằng rơm rạ hoặc trấu và tưới ẩm hàng ngày. Sau 4 – 5 ngày, hạt sẽ nảy mầm và sau 25 – 30 ngày có thể đánh cây con đi trồng.

    Ruộng sản xuất cần làm đất kỹ, lên xuống cao 25 – 30 cm, rộng 0, 7 – 1, 1m để trồng 2 hay 3 hàng. Nếu trồng 2 hàng thì trồng với khoảng cách 40 x 40 cm, lệch nanh sâu, nếu trồng 3 hàng thì đảm bảo khoảng cách 35 x 40 cm. Lượng phân bón này tùy thuộc vào chất đất. Trung bình, có thể dùng 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục, 150 – 200 kg phân lân, 75 – 100kg kali dễ bón cho 1 ha, cách bón phổ biến là rải phân lên mặt luống, sau đó hót đất ở rãnh luống để phủ lên.

    Chỉ cần làm cỏ trong vài ha tháng đầu, khi cây đã giao tán, ruộng bụp giám rất ít cỏ. Sau khi cây bén rễ và trước lúc ra hoa, có thể dùng phân chuồng, nước giải hay đạm pha loãng 2% để tưới thúc cho cây.

    Bụp giấm ít bị sâu bệnh hại. Thỉnh thoảng có thể có sâu xanh, sâu cuốn lá hại thân lá.

    Bụp giấm ít bị sâu bệnh hại. Thỉnh thoảng có thể có sâu xanh, sâu cuống lá hại thân lá.

    Bụp giấm ít bị sâu bệnh hại. Thỉnh hoảng có thể có sâu xanh, sâu cuốn lá hại thân lá

    Bụp giấm không nên trồng liên canh. Ruộng bụp giấm thường 4 – 5 năm mới trồng lại. Cây còn có thể trồng trông bồn, chậu để làm cảnh vì có nhiều hoa đẹp, bền màu, ra nhiều đợt.

    Bộ phận dùng của cây bụp giấm

    Đài hoa bụp giấm đã phơi hoặc sấy khô

    Lá và quả đôi khi cũng được dùng

    Thành phần hóa học

    Bụp giấm chứa nathocyan 1, 5% acid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid và một số thành phần khác anthocyan bao gồm chủ yếu là delphinidin – 3-sambubosid. Ngoài ra còn có cyanidin – 3 – glucosid, delphinidin – 3 – glucosid, delphinidin và một ít sắc tố.

    Acid hữu cơ bao gồm acid hibiscic 23%. Các acid từ quả chứa chủ yếu là acid citric 12-17%, acid malic, acid tatric

    Tác dụng dược lý

    Nước sắc, dịch chiết bằng cồn từ đài hoa bụp giấm, tiêm tĩnh mạch với liều 200mg/kg trên chó mê có tác dụng hạ huyết áp với mức hạ tối đa đạt khoảng 50%. Trên chó gây cao huyết áp thực nghiệm, nước sắc từ đài hoa cho uống qua dạ dày với liều 4g/kg dùng liên tục tỏng 10 ngày huyết áp hạ rõ rệt.

    Bụp giấm được xem như có độc đối với loài ốc là ký chủ của ký sinh trùng sán máng

    Nước hãm của đài hoa có tác dụng lợi mật, lợi tiểu, hạ huyết áp, nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và sáy trùng đường ruột.

    Chất hibissin có trong đài hoa được xác định có tác dụng kháng sinh. Lá có tác dụng lợi tiểu, an thần, làm mát dịu

    Tính vị, công năng

    Bụp giấm có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái

    Công dụng của cây bụp giấm

    Lá bụp giấm có vị chua, bạn có thể dùng làm rau ăn, đài hóa cũng được dùng làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, mứt kẹo, siro hoặc đem phơi khô và nấu lấy nước uống. Nước hãm đài hoa uống giúp tiêu hóa, chữa bệnh liên quan gan mật, cao huyết áp, thần kinh

    Lá, đài hoa và quả còn chữa bệnh scorbut. Ở một số nước như Mianma, Đài Loan, hạt bụp giấm được dùng làm thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Ở Philipin, rễ bụp giấm là thuốc bổ đắng, kích thích ăn uống, còn có hiệu quả đối với bệnh xơ cứng động mạch và các bệnh nhiễm trùng đường ruột

    Liều dùng: 9 – 15g đài hoa sắc hoặc hãm nước uống

    Bài thuốc có bụp giấm

    Chữa cao huyết áp bằng bụp giấm

    Cao chiết của đài hao bụp giấm trộn với hydroxyd nhôm, bào chế thành viên, mỗi viên tương đương với 0, 64g dược liệu. Mỗi lần uống 3 – 5 viên, ngày 2- 3 lần.

    Tài liệu tham khảo

    1. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi

    2. Thực vật học
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...