Ôn tập đọc hiểu thơ Huy Cận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 16 Tháng hai 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bộ đề kiểm tra đọc hiểu thơ Huy Cận bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu:

    Nhận biết: Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật; bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình; bối cảnh lịch sử - văn hóa; những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc; đề tài của bài thơ..

    Thông hiểu: Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ; ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp; phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

    Vận dụng: Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học; Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

    Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ; Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu; so sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; viết liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn.

    ĐỌC HIỂU THƠ HUY CẬN

    Đọc hiểu Buồn đêm mưa - Huy Cận

    Đọc bài thơ sau, thực hiện yêu cầu

    Đêm mưa làm nhớ không gian

    Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la..

    Tai nương nước giọt mái nhà

    Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

    Nghe đi rời rạc trong hồn

    Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi..

    Rơi rơi.. dìu dịu rơi rơi..

    Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ..

    Tương tư hướng lạc phương mờ..

    Trở nghiêng gối nặng hững hờ nằm nghe

    Gió về, lòng rộng không che

    Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư..

    (Buồn đêm mưa, tập Lửa thiêng, Huy Cận)

    Câu 1. Xác định: Thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.

    Câu 2. Tâm trạng nhân vật trữ tình được đặt trong không gian, thời gian nào?

    Câu 3. Liệt kê 03 từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, qua đó hãy cho biết tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tâm trạng gì?

    Câu 4. Bài thơ thể hiện đặc điểm tiêu biểu nào của thơ Huy Cận trước cách mạng?

    Câu 5. Nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Xác định: Thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.

    - Thể thơ: Lục bát

    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

    Câu 2. Tâm trạng nhân vật trữ tình được đặt trong không gian, thời gian:

    - Không gian: Căn phòng, bên ngoài trời đang mưa.

    - Thời gian: Ban đêm

    Câu 3.

    - 03 từ ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình: Nhớ, buồn buồn, tương tư

    - Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Tâm trạng khắc khoải, buồn nhớ, cô đơn, vô định...

    Câu 4. Bài thơ thể hiện đặc điểm tiêu biểu của thơ Huy Cận trước cách mạng:

    - Nỗi buồn sầu triền miên, vô tận: Nghe tiếng mưa rơi mà lòng thi sĩ dấy lên nỗi buồn;

    - Nỗi ám ảnh không gian: Cảm giác về sự cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian đêm mênh mông.

    Câu 5. Nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ.

    Cảnh và tình trong bài thơ có mối quan hệ qua lại:

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Đọc hiểu: Áo trắng - Huy Cận: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong, Đề Thi Ngữ Văn Tham Khảo 10, 11 mới

    Đọc hiểu: Nhớ mẹ năm lụt - Huy Cận, Ngữ văn 10

    Và các bài khác bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười một 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu Mai sau - Huy Cận

    Đọc đoạn trích sau, thực hiện yêu cầu

    Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,

    Gió trăng ơi! Nay còn nhớ người chăng?

    Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng

    Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không cớ.

    Thuở chàng sống thì lòng chàng hay nhớ,

    Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

    Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa

    Cùng đất nước và nặng buồn sông núi? [..]

    (Trích Mai sau, tập Lửa thiêng, Huy Cận)

    Câu 1. Xác định: Thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Liệt kê những từ ngữ mà Huy Cận dùng để nói về chính mình.

    Câu 3. Qua đoạn thơ, em hiểu được điều gì về con người Huy Cận "khi xưa"?

    Câu 4. Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ.

    Câu 5. Theo em, nỗi "nặng buồn sông núi" của Huy Cận là nỗi buồn gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Xác định: Thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    - Thể thơ: Tám chữ

    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2.

    Những từ ngữ mà Huy Cận dùng để nói về chính mình: Hay sầu, hay nhớ, tủi nắng, sầu mưa, nặng buồn..

    Câu 3. Qua đoạn thơ, ta thấy Huy Cận "khi xưa" là người đa sầu, đa cảm, lòng nhiều ưu tư, sầu muộn..

    Câu 4. Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ.

    - Các câu hỏi tu từ:

    + Gió trăng ơi! Nay còn nhớ người chăng?

    + Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

    + Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa

    Cùng đất nước và nặng buồn sông núi?

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh nỗi buồn sầu miên man, cố hữu trong lòng thi sĩ.

    + Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ.

    Câu 5. Theo em, nỗi "nặng buồn sông núi" của Huy Cận là nỗi buồn:

    - Nỗi buồn dấy lên trong lòng thi sĩ khi đối diện với sông, núi mênh mang, xa vời.

    - Nỗi buồn xuất phát từ đáy lòng thi sĩ, khiến sông, núi cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn theo.

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2023
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu Thuyền đi - Huy Cận

    Đọc bài thơ sau, thực hiện yêu cầu

    Trăng lên trong lúc đang chiều,

    Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.

    Thuyền đi, sông nước ưu phiền;

    Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi.


    Sang đêm thuyền đã xa vời;

    Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.

    Canh khuya tạnh vắng bên cồn,

    Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang.


    Thuyền người đi một tuần trăng,

    Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ.

    Tiễn đưa đôi nuối đợi chờ -

    Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhớ nhau.

    (Thuyền đi, tập Lửa thiêng, Huy Cận, NXB Đời nay, 1940)


    Câu 1. Xác định: thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của đoạn trích.

    Câu 2. Những từ ngữ nào trong bài thơ biểu đạt sự chia li, xa cách?

    Câu 3. "Ta" trong bài thơ là người đi hay người ở lại? Tâm trạng của "ta" trong bài thơ là tâm trạng gì?

    Câu 4. Cảnh trong bài thơ góp phần biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào?

    Câu 5. Các yếu tố thể hiện chất cổ điển trong bài thơ là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Xác định: thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.

    - Thể thơ: lục bát

    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    - Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự

    Câu 2. Những từ ngữ biểu đạt sự chia li, xa cách: thuyền đi, giong miễn viễn khơi, xa vời, người ra, người đi, tiễn đưa...

    Câu 3.


    - "Ta" trong bài thơ là người ở lại.

    - Tâm trạng của "ta" trong bài thơ là tâm trạng buồn, nhớ, đợi chờ khắc khoải.

    Câu 4. Cảnh trong bài thơ góp phần biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào?

    - Cảnh trong bài thơ được miêu tả: sông nước ưu phiền, buồm treo ráng đỏ, canh khuya tạnh vắng, trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang...

    - Cảnh mang nét buồn, ảm đạm, hiu hắt, cảnh đó góp phần biểu đạt da diết, ám ảnh hơn tâm trạng buồn, khắc khoải trong lòng nhân vật trữ tình (giữa cảnh và tình có sự tương đồng).

    Câu 5. Các yếu tố thể hiện chất cổ điển trong bài thơ:

    - Đề tài, cảm hứng quen thuộc: cảnh chia li và nỗi buồn nhớ của lòng người;

    - Khung cảnh chia li quen thuộc trong thơ xưa: bên dòng sông, bến nước;

    - Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng: con thuyền, dòng sông;

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Thu rừng - Huy Cận

    Đọc văn bản sau:

    Bỗng dưng buồn bã không gian,

    Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.

    Nai cao gót lẫn trong mù

    Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

    Sắc trời trôi nhạt dưới khe;

    Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.

    Sầu thu lên vút, song song.

    Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.

    Non xanh ngây cả buổi chiều,

    - Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

    (Thu rừng – Huy Cận, trích Lửa thiêng)

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính.

    Câu 2. Tìm trong văn bản những từ ngữ biểu đạt tâm trạng của tác giả? Đó là tâm trạng như thế nào?

    Câu 3. Nhận xét về bức tranh thu rừng trong bài thơ.

    Câu 4. Xu hướng mô tả thế giới từ ngoại cảnh đến nội tâm được thể hiện như thế nào trong Thu rừng?

    Câu 5. Có người nhận xét: Nỗi buồn của Huy Cận là «nỗi buồn đẹp». Em hiểu «nỗi buồn đẹp» là nỗi buồn như thế nào? Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về điều đó.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    - Thể thơ: Lục bát

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2.

    - Những từ ngữ biểu đạt tâm trạng: Buồn bã, sầu, quạnh hiu, buồn, tiêu điều..

    - Đó là tâm trạng: Buồn bã, cô đơn, u sầu

    Câu 3. Bức tranh thu rừng trong bài thơ:

    - Là bức tranh đẹp, thanh sơ, yên bình: Cảnh vật sinh động, cao thấp nhiều tầng bậc, có mây, có núi, sắc trời, chim chóc, cành lá, suối khe..

    - Là bức tranh đượm buồn: Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng, vắng vẻ, từ lòng người, từ cách miêu tả: Không gian buồn bã, mây giăng màn âm u, cành nghe lạnh lùng, cây hiu quạnh..

    Câu 4. Xu hướng mô tả thế giới từ ngoại cảnh đến nội tâm:

    - Ngoại cảnh được miêu tả là cảnh thu rừng buồn, sự vật nào cũng như chất chứa nỗi buồn sầu, từ không gian buồn bã, đến những đám mây âm u, từ con nai bị chìm lẫn trong sương mũ, đến cảnh chim đi, lá rụng, cành cây trơ trọi..

    - Khi ngoại cảnh tác động đến nội tâm, hồn thơ của Huy Cận càng bộc lộ thấm thía nỗi buồn bã, cô đơn của con người: Sầu lên cao vút, lòng quạnh hiu..

    - Cảnh và người như hòa quyện trong nỗi buồn sầu da diết.

    Câu 5.

    Đã buồn là đau, là tủi, thậm chí là muốn chấm dứt cả sự sống. Vậy mà lại có nỗi buồn đẹp? Nỗi buồn đẹp là nỗi buồn như thế nào? Nếu nỗi buồn «không đẹp» khiến con người tuyệt vọng, bi thương thì nỗi buồn «đẹp» lại tỏa sáng nhân cách con người, thôi thúc con người suy nghĩ, hành động và sống tốt hơn hiện tại. Nỗi buồn của Huy cận là nỗi buồn đẹp. Đó là nỗi buồn của con người biết đau, biết tủi trước vận mệnh đất nước, non sông. Đó là nỗi buồn của con người yêu nước, chưa phó mặc cuộc đời cho số phận. Nỗi buồn ấy đã thôi thúc nhà thơ tìm đến cách mạng, tìm đến thơ. Như vậy, chẳng phải là nỗi buồn đẹp sao? Trong cuộc sống hiện tại, có rất nhiều nỗi buồn đẹp như vậy. Buồn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội, buồn trước những phận đời bất hạnh, đáng thương, buồn khi mất đi người thân yêu bên cạnh, buồn khi gây nên tổn thương cho người khác.. đều là những nỗi buồn đẹp của tâm hồn chưa khô héo, chưa lạnh lẽo, vô tâm. Còn biết buồn là còn có cảm xúc. Còn biết buồn là còn biết cảm thông, thấu hiểu. Thử hỏi, trước nỗi đau của người khác, ta không có chút rung động gì, ta là người như thế nào? Chẳng phải là kẻ «máu lạnh» hay sao? Nỗi buồn là biểu hiện đầu tiên của con người có lòng trắc ẩn. Từ lòng trắc ẩn ấy, người ta mới có thể có những hành động nhân văn để giúp đỡ người khác. Biết bao tấm gương thiện nguyện trong đời thực đều xuất phát từ lòng trắc ẩn, từ nỗi buồn trước những cảnh đời éo le, bất hạnh đáng để ngưỡng mộ, học tập. Vậy nên, mỗi chúng ta, không nên để nỗi buồn tiêu cực lấn át; nhưng cũng nên giữ lại những nỗi buồn «đẹp» - nỗi buồn của sự thấu cảm, để sống thiện lương hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2023
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Vạn lý tình - Huy Cận

    Đọc bài thơ sau:

    Người ở bên trời ta ở đây;
    Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy.
    Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,
    Vạn lý sầu lên núi tiếp mây.

    Nắng đã xế về bên xứ bạn;
    Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.
    Trông vời bốn phía không nguôi nhớ,
    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.

    Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt,
    Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày.
    Chiếu chăn không ấm người nằm một -
    Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay
    .

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1.
    Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2. Em hiểu nhan đề bài thơ "Vạn lí tình" như thế nào? Khái quát nội dung bài thơ.

    Câu 3. Liệt kê những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình? Đó là trạng thái cảm xúc gì?

    Câu 4. Nhận xét về không gian cảnh vật được miêu tả trong những câu thơ sau:

    Nắng đã xế về bên xứ bạn;

    Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.

    Trông vời bốn phía không nguôi nhớ,

    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.

    Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ sau:

    Người ở bên trời ta ở đây;

    Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy.


    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    - Thể thơ: Thất ngôn (7 chữ)

    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2.

    - Nhan đề bài thơ "Vạn lí tình" có nghĩa là tình cách xa vạn dặm;

    - Khái quát nội dung bài thơ: Bài thơ viết về mối tình cách trở, người ở chốn này, kẻ ở chốn kia, xem chừng ngàn năm khó gặp. Từ đó cho ta hiểu tâm trạng nhớ nhung, đượm buồn của nhân vật trữ tình.

    Câu 3.

    - Liệt kê những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình: chờ mong, tương tư, sầu, nhớ, buồn, thương..

    - Đó là trạng thái cảm xúc: Buồn sầu vì xa cách, nhớ thương mong gặp..

    Câu 4. Nhận xét về không gian cảnh vật được miêu tả trong những câu thơ sau:

    Nắng đã xế về bên xứ bạn;

    Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.

    Trông vời bốn phía không nguôi nhớ,

    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.


    Đó là không gian mênh mông, rộng lớn với bầu trời nắng xế, bãi sông mênh mông, bốn phía xa xăm vời vợi;

    Không gian ấy góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình khi phải một mình đối diện với trời nước bao la.

    Câu 5.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2023
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Vạn lý tình - Huy Cận

    Đọc bài thơ sau:

    Nắng chia nửa bãi, chiều rồi..

    Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.

    Sợi buồn con nhện giăng mau,

    Em ơi! Hãy ngủ.. anh hầu quạt đây.

    Lòng anh mở với quạt này,

    Trăm con chim mộng về bay đầu giường.

    Ngủ đi em, mộng bình thường!

    Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ..

    Cây dài bóng xế ngẩn ngơ..

    - Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?

    Tay anh em hãy tựa đầu,

    Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

    Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Tìm những từ ngữ biểu đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Câu 3: Hình ảnh "trinh nữ xếp đôi lá rầu" trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa gì về mặt cảm xúc và biểu tượng trong bài thơ?

    Câu 4: Từ "Sợi buồn" và "con nhện giăng mau" tạo nên bầu không khí như thế nào cho bài thơ? Những hình ảnh này góp phần gì vào việc thể hiện tâm trạng của tác giả?

    Câu 5: Điệp khúc "Ngủ đi em.." và cách tác giả dùng lời ru mang lại cảm xúc gì cho người đọc? Tại sao tác giả lại lựa chọn cách biểu đạt này để thể hiện tình cảm?

    Câu 6: Câu thơ "Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?" ẩn chứa ý nghĩa triết lý và cảm xúc như thế nào? Nó thể hiện gì về trải nghiệm của nhân vật em trong bài thơ?

    Câu 7: Tại sao tác giả lại sử dụng hình ảnh "nặng trái sầu rụng rơi" ở cuối bài thơ? Hình ảnh này giúp gợi lên những cảm xúc hay suy tư gì cho độc giả?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ: Lục bát.

    Câu 2:

    - Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: Anh;

    - Những từ ngữ biểu đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Rầu, buồn, sầu, ngẩn ngơ..

    Câu 3:

    Hình ảnh "trinh nữ xếp đôi lá rầu" gợi lên sự buồn bã, thầm kín và e ấp, tương tự như cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cây trinh nữ thường khép lá khi có tác động bên ngoài, nên hình ảnh này biểu tượng cho sự nhạy cảm, cô đơn và sự ngại ngùng, e ấp trong tình yêu.

    Câu 4:

    "Sợi buồn" và "con nhện giăng mau" mang lại không khí u buồn, tĩnh lặng và có phần cô đơn cho bài thơ. Những hình ảnh này làm nổi bật cảm giác trống vắng và sự lắng đọng của thời gian, khiến người đọc cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

    Câu 5:

    Điệp khúc "Ngủ đi em.." và cách tác giả dùng lời ru tạo nên cảm giác êm dịu, nhẹ nhàng, và gợi lên sự ân cần, che chở. Tác giả dùng lời ru để thể hiện tình cảm dịu dàng, âu yếm và mong muốn xoa dịu nỗi buồn của người thương. Cách thể hiện này giúp làm giảm bớt không khí u sầu, đồng thời thể hiện sự quan tâm chân thành.

    Câu 6:

    Câu thơ "Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?" chất chứa ý nghĩa về sự trưởng thành và chín muồi của tâm hồn qua những mùa "thương đau." "Chín mấy mùa thương đau" cho thấy nhân vật em đã trải qua nhiều đau khổ, thăng trầm và đã "chín" về mặt cảm xúc. Câu hỏi mang tính triết lý về ý nghĩa của những trải nghiệm và đau thương trong cuộc đời.

    Câu 7:

    Hình ảnh "nặng trái sầu rụng rơi" gợi lên sự tan vỡ của cảm xúc và nỗi buồn sâu sắc. Tác giả chọn hình ảnh trái sầu rụng để biểu thị nỗi đau đè nặng và sự suy tàn của cảm xúc. Hình ảnh này gây ấn tượng mạnh, khiến người đọc cảm nhận được sự thổn thức và đồng cảm với tâm trạng của tác giả, tạo nên một nốt kết buồn nhưng đầy ám ảnh cho bài thơ.
     
    Tiên Nhichiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...