Ôn tập - Đọc hiểu: Thần thoại, sử thi - Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 27 Tháng mười một 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Hệ thống câu hỏi ôn tập văn bản thần thoại, sử thi - (Ngữ văn 10) bao gồm các câu hỏi theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thần thoại:

    + Về nội dung:


    - Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

    - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

    - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

    + Về hình thức

    - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật..

    - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: Nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật..

    Đọc hiểu: Thần trụ trời - Thần thoại Việt Nam

    Ngữ văn 10, Chương trình mới

    Đọc văn bản sau:

    Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

    Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

    Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: Chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

    Từ đó, trời đát mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

    Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

    Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

    Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển..

    Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

    Ông đếm cát

    Ông tát bể (biển)

    Ông kể sao

    Ông đào sông

    Ông trồng câu

    Ông xây rú (núi)

    Ông trụ trời..

    (Theo Nguyễn Đổng Chi kể)

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Xác định thể loại của văn bản.

    Câu 2: Chỉ ra các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản.

    Câu 3: Những sự việc chính trong văn bản là gì?

    Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Được miêu tả với những vẻ đẹp gì?

    Câu 5: Liệt kê một số yếu tố thần kì trong văn bản. Tác dụng.

    Câu 6: Khái quát đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Thể loại của văn bản: Thần thoại.

    Câu 2: Các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản:

    Không gian: Trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể: "Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo."

    Thời gian: Cổ sơ, không xác định: "Thủa ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người"

    Câu 3: Những sự việc chính trong văn bản:

    Truyện kể về quá trình kiến tạo thế giới của Thần Trụ Trời, qua các sự việc sau:

    - Thần tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

    - Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.

    - Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

    Câu 4:

    - Nhân vật chính trong văn bản là thần Trụ Trời;

    - Thần Trụ Trời được miêu tả với những vẻ đẹp phi thường:

    + Thần có hình dáng khổng lồ.

    + Có năng lực phi thường, ý chí.

    + Mạnh mẽ và tài năng.

    + Có công tạo ra đất trời.

    + Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây..

    Câu 5:

    + Liệt kê một số yếu tố thần kì trong văn bản:

    - Thần có thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

    - Dùng đầu đội trời lên, đắp cột chống trời.

    - Mỗi hòn đá văng ra thành một hòn núi hay một hòn đảo, chỗ đào lên là biển cả..

    + Tác dụng: Các yếu tố thần kì vừa thúc đẩy quá trình phát triển của cốt truyện, vừa làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, kì thú.

    Câu 6: Khái quát đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản:

    - Nghệ thuật kể chuyện với cốt truyện đơn giản, chi tiết kì ảo, hoang đường, giọng trần thuật đầy ngưỡng mộ, thiêng liêng.

    - Nội dung: Qua việc lí giải sự hình thành và kiến tạo trái đất, muôn loài, tác giả dân gian thể hiện thái độ ngưỡng mộ những thế lực thần bí, khát vọng chinh phục tự nhiên, khám phá thế giới của con người xưa.

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu:

    Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Thần thoại Hy Lạp

    Đọc văn bản sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Xác định thể loại của văn bản.

    Câu 2: Chỉ ra các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản.

    Câu 3: Những sự việc chính trong văn bản là gì?

    Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Được miêu tả với những vẻ đẹp gì?

    Câu 5: Liệt kê một số yếu tố thần kì trong văn bản. Tác dụng.

    Câu 6: Khái quát đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Thể loại của văn bản: Thần thoại.

    Câu 2: Các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản:

    Không gian: Vũ trụ nguyên sơ nơi cõi trời và cõi đất, biển, sông tương thông tạo nên thế giới mênh mông kì vĩ và chi tiết, cụ thể, phong phú: Từ không gian bầu trời, mặt đất, biển khơi, đến không gian sinh sống của các vị thần..

    Thời gian: Cổ sơ, không xác định: Thủa con người sống chung với các vị thần

    Câu 3: Những sự việc chính trong văn bản:

    Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

    Phần 2: Cuộc chiến đấu giữa Hê-ra-clét và Ăng-tê.

    Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

    Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo, và cuộc đấu trí với thần để dành được táo

    → Cốt truyện li kì, hấp dẫn theo hành trình đi tìm táo vàng, môtip người anh hùng vượt qua thử thách.

    Câu 4:

    - Nhân vật chính trong văn bản là Hê-ra-clét.

    - Hê-ra-clet là á thần (Con người mang phẩm chất thần linh) : Sức khỏe, tài năng, trí tuệ phi thường.

    Câu 5:

    + Những nhân vật hoang đường: Thần đất, rồng trăm đầu, thần chiến tranh, thần biển, gã khổng lồ Ăng-tê, thần Prô-mê-tê, thần Át-lát..

    + Những chi tiết hoang đường: Gã khổng lồ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh,

    - Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được

    - Thần Át-lát có thể đỡ cả bầu trời - Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thần Át-lát..

    Câu 6: Giá trị nội dung – nghệ thuật:

    - Nghệ thuật kể chuyện với cốt truyện hấp dẫn, chi tiết kì ảo, hoang đường tạo ra thế giới nghệ thuật riêng vô cùng hấp dẫn, thú vị, giọng trần thuật đầy ngưỡng mộ, thiêng liêng.

    - Nội dung: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của người cổ đại về những ước mơ, khát vọng hướng đến những điều bí ẩn kì diệu của cuộc đời. Đồng thời đoạn trích cũng bộc lộ quan niệm về người anh hùng xưa (trí dũng vô song nhưng phải có lòng trắc ẩn) thể hiện niềm tin, niềm tự hào của người xưa về sức mạnh của con người, về khả năng chinh phục tự nhiên, khả năng khám phá thế giới.
     
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu:

    Ra-ma buộc tội - Sử thi Ấn Độ

    Đọc văn bản sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Xác định thể loại của văn bản.

    Câu 2: Chỉ ra các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản.

    Câu 3: Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.

    Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Được miêu tả với những vẻ đẹp gì?

    Câu 5: Liệt kê một số yếu tố thần kì trong văn bản. Tác dụng.

    Câu 6: Khái quát đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1:
    Thể loại của văn bản: Sử thi

    Câu 2: Các yếu tố không gian, thời gian trong văn bản:

    - Không gian cộng đồng, thời xuất hiện các triều đại.

    - Thời kì cổ đại Ấn Độ.

    Câu 3: Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện:

    Văn bản kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xita và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn hỏa (theo cách tự thanh minh của người Ấn Độ cổ).

    Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản là Ra-ma và Xi-ta.

    Ra-ma:

    - Người anh hùng, đức vua cao quý:

    + Khi đứng trước cộng đồng: Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình; Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.

    ⇒ Lời lẽ rành mạch, tự hào. Thể hiện tính công khai của sử thi.

    - Là con người với những xúc cảm đời thường, có ghen tuông, giận dữ:

    +Khi đứng trước Xi-ta: Xưng hô: Ta -phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách; Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng "ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta.."; Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: "Nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng.."; Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: "Ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa.."

    ⇒ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn

    + Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu: Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng "mắt dán xuống đất"; Ra-ma tê dại "nom chàng khủng khiếp như thần chết".

    Xi – ta:

    - Là người phụ nữ xinh đẹp "khuôn mặt bông sen"

    - Người vợ thủy chung, son sắt

    - Người phụ nữ giàu lòng tự trọng.

    ⇒ Xi-ta là một người phụ nữ đức hạnh, bất khuất thủy chung, giàu lòng tự trọng. Xứng đáng là một hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Ấn Độ thời xưa.

    Câu 5:

    - Các nhân vật loài vật: Tướng khỉ Ha-nu-man, quỷ vương Ra-va-na..

    - Thần lửa A-nhi

    - Hành động nhảy vào lửa của Xi-ta mang ý nghĩa biểu tượng.

    Câu 6: Giá trị nội dung – nghệ thuật

    - Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách đặc trưng, cốt truyện giàu kịch tính, mang đậm chất sử thi hào hùng.

    - Nội dung: Ca ngợi người anh hùng Ra-ma sáng suốt mà gần gũi với đời thường, trọng danh dự. Ngợi ca vẻ đẹp nàng Xi-ta, vẻ đẹp người phụ nữ dịu dàng, đoan trang, thủy chung và giàu lòng tự trọng. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về nền văn hóa Ấn Độ cổ xưa, về vai trò và vị trí của con người bị ràng buộc bởi nhiều thứ, nhưng lẩn khuất trong đó ta vẫn thấy được những giá trị của tình yêu, tình nghĩa vợ chồng bị bao bọc bởi cái vỏ mâu thuẫn và xung đột khó giải quyết.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...