Đọc hiểu: Nhớ mẹ năm lụt - Huy Cận, Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 10 Tháng mười một 2022.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Nhớ mẹ năm lụt
    - Huy Cận, Ngữ văn 10


    [​IMG]
    Đọc bài thơ sau:

    Năm ấy lụt to tận mái nhà
    Mẹ con lên chạn – Bố đi xa
    Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
    Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

    Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
    Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
    Nước mà cao nữa không bè thúng
    Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

    Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
    "Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!"
    Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
    Đáp lại từ xa một tiếng "ời"

    Nước, nước... lạnh tê như số phận
    Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
    Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
    Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

    (Trích "Nhớ mẹ năm lụt" – Huy Cận)

    Lựa chọn 1 phương án trả lời đúng:

    Câu 1. Dòng nào nêu đúng nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ;

    A. Nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình là người con;

    B. Nhân vật trữ tình là người con, chủ thể trữ tình là người mẹ;

    C. Người mẹ - người con đều là nhân vật trữ tình;

    D. Người mẹ - người con đều là chủ thể trữ tình.

    Câu 2. Bài thơ nào sau đây cùng thể thơ với bài Nhớ mẹ năm lụt?

    A. Mùa hoa mận

    B. Đoàn thuyền đánh cá

    C. Lính đảo hát tình ca trên đảo

    D. Đồng dao mùa xuân

    Câu 3. Câu thơ nào khái quát sự việc xảy ra trong quá khứ - sự việc khơi nguồn cảm xúc để nhà thơ viết nên bài thơ này:

    A. Năm ấy lụt to tận mái nhà

    B. Mẹ con lên chạn – Bố đi xa

    C. Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
    D. Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

    Câu 4. Tâm trạng cảm xúc của người mẹ được miêu tả trong bài thơ là:

    A. Buồn rầu, lo lắng

    B. Phẫn uất, đau lòng

    C. Lo sợ, thương con

    D. Thương con, tuyệt vọng

    Câu 5. Em hiểu như thế nào về ánh mắt mẹ được miêu tả trong câu thơ: Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

    A. Ánh mắt mở to, nhìn về phía trước của mẹ; ánh mắt thể hiện khát vọng cháy bỏng về sự bình yên cho các con.

    B. Ánh mắt trằn trọc không ngủ được;

    C. Ánh mắt trũng sâu vì mất ngủ;

    D. Ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc để cứu con.

    Câu 6. Tác dụng của điệp từ "nước" (nước réo, nước cao, nước mênh mông, nước sâu) được sử dụng trong đoạn thơ:

    A. Nhấn mạnh vào kí ức không quên, nỗi ám ảnh về trận ngập lụt rất lớn ngày xưa khiến mấy mẹ con phải tránh lũ trên chạn với tâm trạng đầy sợ hãi âu lo

    B. Thể hiện tâm trạng đầy sợ hãi, lo lắng, hoảng hốt của nhân vật trữ tình lúc đó chắc hẳn còn là đứa trẻ nép mình run rẩy bên tay mẹ.

    C. Tạo cách diễn đạt ấn tượng, sinh động, giàu hình ảnh cho lời thơ

    D. Cả A, B, C

    Câu 7. Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong bài thơ là:

    A. Tần tảo, lam lũ

    B. Đảm đang, giàu đức hi sinh;

    C. Thương con, kiên cường

    D. Đẹp người, đẹp nết

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của bài thơ.

    Câu 9. Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng trong câu: Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

    Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 150 chữ cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.A - Nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình là người con;

    Câu 2.B - Đoàn thuyền đánh cá (đều là thể thơ thất ngôn - 7 chữ)

    Câu 3.A - Năm ấy lụt to tận mái nhà

    Câu 4.C - Lo sợ, thương con

    Câu 5.D - Ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc để cứu con.

    Câu 6.D - Cả A, B, C

    Câu 7.C - Thương con, kiên cường.

    Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của bài thơ: Qua hình ảnh người mẹ kiên cường, yêu thương con hết lòng; bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả.

    Câu 9.

    - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu là: biện pháp so sánh (hơn);

    - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh:

    + Nhấn mạnh hình ảnh đôi mắt mẹ đầy lo âu nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn;

    + Thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con, sự thấu hiểu của con đối với mẹ;

    + Làm cho câu thơ thêm gợi hình, biểu cảm.

    Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    thu 1607, hahahamy, ymth03940 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 1 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu Nhớ mẹ năm lụt - Đề 2

    Đọc bài thơ sau:

    Năm ấy lụt to tận mái nhà

    Mẹ con lên chạn – Bố đi xa

    Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh

    Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

    Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

    Thương con lúc ấy biết gì hơn?

    Nước mà cao nữa không bè thúng

    Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

    Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

    "Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!"

    Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

    Đáp lại từ xa một tiếng "ời"

    Nước, nước.. lạnh tê như số phận

    Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

    Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

    Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.


    (Trích "Nhớ mẹ năm lụt" – Huy Cận)

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1:
    Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    A. Tự do

    B. Bảy chữ (thất ngôn)

    C. Thất ngôn bát cú

    D. Song thất lục bát

    Câu 2: Các phương thức biểu đạt trong bài thơ là:

    A. Biểu cảm, miêu tả

    B. Biểu cảm, tự sự

    C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả

    D. Biểu cảm, tự sự, nghị luận

    Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là:

    A. Con

    B. Mẹ

    C. Láng giềng

    D. Nước lụt

    Câu 4: Hoàn cảnh của mấy mẹ con được miêu tả trong bài thơ là:

    A. Bố đi xa, nước lụt kéo đến bất ngờ, cả nhà phải trèo lên chạn tránh lụt

    B. Bố đi xa, nước lụt kéo đến bất ngờ, cả nhà phải sang láng giền tránh lụt

    C. Nước lụt dâng tận mái nhà, mấy mẹ con phải trèo lên ngọn cây tránh lụt

    D. Bố đi đúng ngày nước lụt dâng tận mái nhà, cả nhà lo cho bố

    Câu 5: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì, tác dụng: Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu

    A. Phép nói quá, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên

    B. Phép nói quá, nhấn mạnh nỗi lo của mẹ

    C. Phép so sánh, nhấn mạnh nỗi lo âu của mẹ, tăng tình gợi hình biểu cảm cho lời thơ

    D. Phép điệp ngữ, nhấn mạnh nỗi lo âu của mẹ, tăng tình gợi hình biểu cảm cho lời thơ

    Câu 6: Điệp từ "nước" đi cùng các động từ, tính từ: nước réo, nước cao, nước mênh mông, nước lạnh tê, nước sâu.. có tác dụng như thế nào?

    A. Nhấn mạnh kí ực khủng khiếp trong tâm trí nhân vật trữ tình

    B. Thể hiện tâm trạng lo âu của mẹ, của con trogn hoàn cảnh sinh tử

    C. Tạo cách diễn đạt sinh động, ấn tượng, giàu hình ảnh, biểu cảm cho lời thơ

    D. Cả A, B, C

    Câu 7: Hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ là người:

    A. Thương con, kiên cường, dũng cảm

    B. Đảm đang, tháo vát, nết na

    C. Hoạt bát, nhanh nhẹn, thạo việc

    D. Yêu quê hương, đất nước

    Câu 8: Nêu cảm nhận của em về chi tiết lời gọi dặn của mẹ: Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn/ "Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!"

    Câu 9: Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của người con khi nhớ về mẹ mình?

    Câu 10: Thông điệp nhân văn từ bài thơ là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. B. Bảy chữ (thất ngôn)

    Câu 2. C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả

    Câu 3. A. Con

    Câu 4. A. Bố đi xa, nước lụt kéo đến bất ngờ, cả nhà phải trèo lên chạn tránh lụt

    Câu 5. C. Phép so sánh, nhấn mạnh nỗi lo âu của mẹ, tăng tình gợi hình biểu cảm cho lời thơ

    Câu 6. D. Cả A, B, C

    Câu 7. A. Thương con, kiên cường, dũng cảm

    Câu 8. Hai câu thơ: Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn/ "Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!" là lời mẹ gọi và dặn láng giềng: Nếu có tình huống nguy hiểm xảy ra, mẹ có bề nào thì hãy cữu lấy các con của mẹ. Chi tiết này cho thấy, dù trogn hoàn cảnh sinh tử, mẹ vẫn không hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho sự an toàn của các con. Chi tiết lời dặn gọi đã cho ta thấy được tình thương con vô bờ bến của mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.

    Câu 9.

    - Bài thơ là những kí ức kinh hoàng của người con về trận lụt sinh tử trong tuổi thơ. Trong kí ức ấy, không chỉ có hình ảnh nước lụt dâng lên khủng khiếp mà còn có hình ảnh của người mẹ thao thức cả đêm canh nước, lo lắng cho sự an toàn của cả nhà..

    - Qua dòng hồi ức của con, ta thấy tình cảm không chỉ của mẹ dành cho các con, mà còn là tình cảm của con đối với mẹ mình, tình cảm ấy được thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm và trong cả bài thơ: Xót xa cho mẹ trong cảnh lụt ngặt nghèo, thương yêu, biết ơn mẹ đã lo lắng, che chở cho các con.. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.

    Câu 10. Bài thơ thể hiện nhiều bức thông điệp nhân văn từ bài thơ:

    - Tình mẫu tử thật lớn lao, cảm động

    - Trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn là người yêu thương, lo lắng cho các con đến quên mình..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...