Đọc hiểu: Nước mắt - Nam Cao, Đề Ôn Tập Ngữ Văn THPT Chương Trình Mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 4 Tháng mười hai 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Nước mắt - Nam Cao bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài.

    Đọc hiểu: Nước mắt - Nam Cao

    Đọc văn bản sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

    Câu 2. Xác định: Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật trong văn bản.

    Câu 3. Xác định đề tài của văn bản trên. Em biết được truyện ngắn nào của Nam Cao cũng viết về đề tài này?

    Câu 4. Nhân vật chính trong truyện là ai?

    Câu 5. Câu chuyện được kể trong văn bản là câu chuyện gì?

    Câu 6. Vì sao Điền lại bực tức, cáu gắt với vợ, con? Sự thay đổi trong thái độ, suy nghĩ của Điền ở phần cuối truyện cho em hiểu điều gì về vẻ đẹp của nhân vật Điền?

    Câu 7. Từ văn bản, em hiểu được điều gì về cuộc sống của những trí thức như Điền trong xã hội cũ?

    Câu 8. Nhận xét về những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Điền.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Thể loại của văn bản: Truyện ngắn

    Câu 2.

    - Ngôi kể: Thứ ba;

    - Điểm nhìn: Có điểm nhìn của người kể chuyện; có điểm nhìn của nhân vật (chủ yếu là điểm nhìn của nhân vật Điền)

    => Như vậy, truyện có sự chuyển dịch điểm nhìn linh hoạt, từ người kể chuyện sang nhân vật Điền. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật giúp nhà văn thâm nhập được vào thế giới tâm hồn nhân vật; đi sâu khắc họa sự thay đổi tâm lý của nhân vật: Từ tức giận, oán trách sang thương cảm, xót xa. Đồng thời, sự chuyển dịch điểm nhìn còn giúp lời kể trở nên linh hoạt, đa dạng: Giọng trần thuật khách quan, giàu cảm xúc, khiến cho truyện ngắn thấm đẫm chất trữ tình.

    Câu 3. Đề tài của văn bản trên: Truyện viết về đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

    Truyện cùng đề tài của Nam Cao: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Quên điều độ..

    Câu 4. Nhân vật chính trong truyện là nhân vật Điền - một trí thức nghèo.

    Câu 5. Câu chuyện: Truyện kể lại tình huống Điền đi nhận lương, không may mất một đồng bạc, hắn tiếc tiền, quên mua thuốc cho con theo lời vợ dặn. Về nhà, vợ trách, Điền càng thêm bực bội, cáu gắt với vợ con. Cuối cùng, anh cũng bình tĩnh lại, thương xót, đồng cảm cho những người khốn khổ quanh mình.

    Câu 6.

    - Nam Cao đã đặt nhân Điền vào tình huống khiến Điền phải nóng giận, bực tức: Điền đi nhận lương, có một tờ tiền bị rách, Điền chẳng những không đổi được mà còn làm mất luôn tờ tiền đó. Vì nghèo, khổ, mất tiền, Điền sinh ra tiếc, rồi bực mình. Về nhà lại nghe vợ càu nhàu do quên mua thuốc cho con, Điền càng thêm cáu gắt, trút bực tức lên vợ con mình.

    - Vẻ đẹp của nhân vật Điền:

    + Điền là người có thương vợ, thương con: Anh nhịn ăn, nhịn tiêu, không dám mua sách, mua áo để lấy tiền cho vợ con; anh thương con bé Hường bị ốm, ôm nó vào lòng, quạt cho nó; anh thấu hiểu cho sự khó tính, hay cằn nhằn của vợ..

    + Điền là người nhân hậu, bao dung: Biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để thấu hiểu cho vợ, cho con gái, cho ông ký ở nhà dây thép.

    + Điền là người trí thức có ý thức phản tỉnh cao, luôn nghiêm khắc với bản thân: Từ chỗ ích kỉ trong suy nghĩ, giận dỗi với mọi người, anh dần tự xem xét để nhận ra lỗi sai của mình, để có cái nhìn nhân ái hơn.

    Câu 7. Truyện "Nước mắt" cho ta hiểu được phần nào về hoàn cảnh nghèo khổ, bi đát của người trí thức trong xã hội cũ thông qua cảnh ngộ của Điền: Là người mang danh trí thức nhưng thực chất nghèo khổ, cơ cực, bị gánh nặng áo cơm "ghì" sát đất: Không dám mua thuốc chữa bệnh, không dám mua một chiếc áo, một quyển sách; không dám thuê xe mà cuốc bộ lên tỉnh trong thời tiết nóng bức; con cái ốm đau liên miên, dè sẻn từng đồng mua thuốc..

    Câu 8. Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Điền:

    - Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật có sự chuyển dịch từ bên ngoài vào bên trong, từ điểm nhìn người kể chuyện sang điểm nhìn nhân vật khiến nội tâm nhân vật hiện lên chân thực, rõ nét.

    - Đặt nhân vật trong tình huống có vấn đề: Điền lên tỉnh lấy tiền, gặp phải ông ký khó tính, đánh mất một đồng bạc và quên không lấy thuốc cho con, vợ gắt gỏng.. - tình huống đời thường khiến bất cứ ai cũng không giữ được bình tĩnh.

    - Sử dụng những chi tiết đắt giá để miêu tả tâm lí chân thực, tinh tế: Chi tiết tờ giấy bạc cũ bay mất thổi bùng lên sự giận dữ; chi tiết về tiếng khóc cái Hường là xoa dịu trái tim Điền..

    - Truyện đặc biệt thành công khi sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp khiến nhân vật trở nên sống động, tâm lí được đào sâu, giọng văn đa dạng..
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...