Vũ Trọng Phụng - Thiên Tài Nhìn Thấu Bản Chất Con Người

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi GiangStrawberry, 27 Tháng mười hai 2022.

  1. GiangStrawberry

    Bài viết:
    2
    Đề bài: Trình bày cảm nghĩ về các tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

    Bài làm:

    "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này" – đó là câu nói đầy ai oán của Vũ Trọng Phụng khi ông sắp lìa đời. Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ.

    [​IMG]

    Tình dục, giáo dục giới tính và mại dâm qua giọng văn thẳng-mà-thật của Vũ Trọng Phụng​

    Suốt cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, Vũ Trọng Phụng miệt mài như một con kiến, cặm cụi chui vào những hang cùng ngõ hẻm của xã hội, từ những giai cấp mạt hạng khốn cùng đến những ông to bà lớn ăn trên ngồi chốc. Với lối suy nghĩ khác lạ, luôn ẩn đi cái tôi của mình, Vũ Trọng Phụng luôn nhìn đời với con mắt của thiên hạ. Các nhân vật trong câu chuyện của ông đều là những con người điển hình trong xã hội. Họ sống rất thật, rất đời, không có sự che đậy hoa mỹ, họ lột tả trần trụi hết những bản chất của con người. Hỷ, nộ, ái, ố - tham, sân, si - những lời giả dối, lừa đảo, giả tạo, dâm dục đều được khắc họa đầy châm biếm mà chua cay. Họ là tất cả chúng ta, họ biểu đạt lời nói thật sự giấu trong sâu thẳm lòng dạ mỗi con người. Vũ Trọng Phụng không cố ý tô vẽ họ, mà ông để họ gặp nhau, chạm vào nhau rồi vỡ ra những tấn bi kịch khôi hài. Vũ Trọng Phụng như một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng bằng văn học. Các tác phẩm của ông đều có nhiều tầng ý nghĩa, các nhân vật đều có nội tâm phức tạp, điển hình là nhân vật Phúc trong "Trúng số độc đắc". Anh ta tha hóa con người vì đồng tiền. Những điều thiện lương trong sáng đều bị kim tiền che mờ. Cả tiểu thuyết chỉ tập trung vào nhân vật Phúc (nhân vật chính trúng số). Không có trang nào mà không có Phúc, tất cả chỉ để biểu đạt tâm tư suy nghĩ của anh, cả ngoại hình anh cũng chỉ được phác họa vài dòng ngắn gọn. Vũ Trọng Phụng mượn nhân vật Phúc để kể về về nhân tình thế thái, về thói đời, lòng người đổi trắng thay đen. Và cả chính Phúc, được dịp may đổi đời, rồi có cơ hội chứng kiến, hiểu và cười lòng người thế, cũng không tránh khỏi việc bản thân thay đổi theo hoàn cảnh, thời thế. Bởi vì Phúc cũng là con người.

    [​IMG]

    Bằng bút lực cuối đời, Vũ Trọng Phụng viết nên thiên tiểu thuyết "Trúng số độc đắc", đặt vấn đề về sự tương quan giữa tiền tài và phẩm cách, về sức mạnh của đồng tiền, về bản chất của con người.. qua một thể nghiệm tâm lý hết sức thú vị.

    Trong tác phẩm "Số đỏ", Xuân là một người cơ hội, tuy giả tạo hay thủ đoạn với người ngoài nhưng anh ta sống rất thật với con người mình. Suy cho cùng, Xuân tóc đỏ cũng chỉ là một con người bị tha hóa vì những định kiến, lối sống của cả xã hội. Anh ta vào vai người dẫn chuyện, cho chúng ta thấy được những hiện thực bi hài, để rồi cười hay khóc cũng đều hợp lẽ. Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào "Âu hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền" đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh "văn minh", "tiến bộ", "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống.. Số đỏ tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt - đây là một hạn chế - song tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị thời sự, có tính chiến đấu rõ rệt và mang tính trường tồn.

    [​IMG]

    Vũ Trọng Phụng có lẽ là người hiểu rõ xã hội và bản chất con người nhất, đó là những phóng sự chân thực, để ta đối chiếu, chiêm nghiệm rồi vỡ òa ra: "Chà, trăm năm rồi vẫn vậy!".

    Hết

    Hà Nội, 27-12-2022
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...