Vì sao Tào Tháo không chiêu mộ Gia Cát Lượng về làm quân sư cho mình? * * * Trọng dụng nhân tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức, chỉ dùng người tài không câu nệ xuất thân, hay không bao giờ để người tài lọt vào tay kẻ khác, đó là ba trong số các nguyên tắc dùng người kinh điển của chiến lược gia chính trị Tào Mạnh Đức. Cũng nhờ sử dụng những nguyên tắc này mà trong tay Tào Tháo đã có vô số hàng ngàn nhân tài đầu quân dưới trướng mình, có thể kể đến những cái tên nổi danh như Quách Gia, Trình Dục, Tuân Úc, Nhạc Tiến, Vu Cống. Thế nhưng lại khiến hậu thế xưa nay thắc mắc, Gia Cát Khổng Minh chính là một trong hai nhân tài hiếm hoi được nhận định là có thể an thiên hạ. Vậy một người quý trọng hiền tài như sinh mệnh là Tào Tháo vì sao năm xưa lại không chủ động tranh đoạt với Lưu Bị để có thể chiêu nạp được kỳ tài hiếm có này về dưới trướng của mình. Theo lý giải của các nhà sử học thì việc Tào Tháo không chủ động chiêu nạp Gia Cát Lượng, xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân thứ nhất: Tập đoàn chính trị Tào Tháo lúc đó thực sự không có một vị trí nào thích hợp cho Gia Cát Lượng. Khi Gia Cát lượng rời núi thì tập đoàn chính trị của Tào Tháo đã có vô số các nhân tài hết sức đông đảo, nhân tố không thiếu nhất chính là mưu sĩ, cụ thể phải kể tới là Quách Gia, Trình Dục, Tuân Úc. Khi nhắc đến vị mưu sĩ Tuân Úc thì hầu hết mọi người đều đã biết, vị này chẳng những giúp Tào Tháo quản lý rất tốt các vấn đề nội chính, mà còn có thế tiến cử ra được những nhân tài đắc dụng. Tiếp đến thì phải kể tới vị quân sư mưu sĩ Quách Gia, vị này chính là một trong số những nhân vật hiếm hoi giúp bày mưu tính kế trên chiến trường cho Tào Tháo, hơn nữa còn có thể chế ngự được cả Gia Cát Lượng. Còn có nhiều giai thoại kể lại rằng, sở dĩ Gia Cát Khổng Minh có một khoảng thời gian lánh đời chính là muốn né tránh việc giao tranh trực diện với Quách Gia, bởi ông biết mưu lược của mình chưa thể vượt qua ông ta được. Mà còn trùng hợp hơn nữa chính là, vào năm 208 lúc Gia Cát Lượng nhận lời rời núi, lại là khoảng thời gian chỉ sau một năm Quách Phụng Hiếu qua đời. Nguyên nhân thứ hai: Về lai lịch cũng như tuổi tác Gia Cát Lượng lại chưa đủ để Tào Tháo động lòng, Gia Cát Lượng sinh năm 181, lúc xuất sơn theo phò tá Lưu Bị mới là 27 tuổi. Vậy nên trong mắt vị quân chủ Tào Tháo thì Gia Cát Lượng chỉ là một cậu học trò vắt mũi chưa sạch mà thôi. Mặt khác thì lại có nguyên nhân sâu xa hơn, bình sinh Gia Cát Lượng nhất mực khiêm nhường, ngoại trừ một vài bằng hữu biết được hoài bão chí lớn của ông ta ra, còn lại đều không biết gì. Với xuất thân khiêm tốn như vậy thì đương nhiên Gia Cát Lượng sẽ không thể có cơ hội được trọng dụng bên trong tập đoàn chính trị Tào Ngụy. Nguyên nhân thứ ba: Trong thời đại Tam Quốc, xét về phương diện địa lý thì đất nước Trung Hoa quả thực vô cùng rộng lớn, giao thông còn hết sức hạn chế, việc đi lại truyền gửi thông tin cũng vì vậy mà bị giới hạn. Hơn nữa thế lực Tào Ngụy lại ở phương bắc, còn Gia Cát Lượng thì ẩn cư tại đất Kinh Châu, kẻ nam người bắc thật khó diện kiến vô cùng. Lại thiết nghĩ nếu như năm xưa, nếu Tào Tháo lường trước được sự việc những vị quân sư đắc lực bên mình như Quách Gia sẽ qua đời sớm, thì có lẽ ông ta sẽ bất chấp mọi giá mà chiêu nạp bằng được một nhân tài như thế. Mà nếu giả thiết ấy trở thành sự thật thì chắc vị quân chủ Lưu Bị ắt gặp phải tổn thất nặng nề, làm sao có thể gây dựng ra được thế lực hùng mạnh Ngô Tôn Lưu, áp dụng theo Long Trung đối sách. Dĩ nhiên việc Lưu Bị chiêu nạp được Khổng Minh theo mình cũng nhờ vào sự tương đồng có chung chí hướng. Lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng dựa vào nho giáo, đề cao chữ "Nhân", trong khi đó thì Tào Tháo lại ngày đêm nuôi mộng bá quyền. Chính bởi sự khác biệt về tư tưởng cốt lõi đã khiến cho Gia Cát Lượng và Tào Tháo không thể chung đường. * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ