Lý do vì sao Gia Cát Lượng tha chết Tào Tháo ở Hoa Dung đạo? * * * Khi nói về Tam Quốc đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ Gia Cát Lượng không thể hoàn thành tâm nguyện giúp cho Thục Hán thống nhất thiên hạ là vì một sai lầm trong quá khứ. Đó chính là trong trận Xích Bích, 80 vạn đại quân Tào Tháo kéo xuống vây đánh liên minh Tôn Lưu, khi thất bại thảm hại buộc phải rút binh tháo chạy về Bắc qua lối Hoa Dung. Đây vốn dĩ là cơ hội tốt để giết chết Tào Tháo, nhưng Quan Vũ khi đó lại tha chết cho Tháo. Chạm chán ở đường Hoa Dung, thực ra là kết quả sắp đặt trước đó do vị quân sư đại tài Gia Cát Lượng định liệu. Vậy tại sao vị quân sư kỳ tài này lại gián tiếp để Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo, quyết định thả Hổ về rừng. Gia Cát Lượng cả đời tính toán cẩn trọng, vì sao lại có thể phạm phải sai lầm tai hại này? Trong thời đại Tam Quốc, ba ông chủ lớn thống lĩnh ba tập đoàn chính trị hùng mạnh Ngụy, Thục, Ngô, thì thực lực Tào Tháo vẫn được xem là hùng mạnh nhất. Tào Tháo là người giỏi về mưu lược, biết nắm bắt thời cơ. Đó cũng chính là một phần lý giải vì sao chỉ trong thời gian rất ngắn, ông ta đã có thể vươn lên nắm giữ hùng cứ một phương, chiếm trọn hai phần ba diện tích lãnh thổ Trung Hoa lúc bấy giờ. Thời gian đầu Tào Tháo từng tham gia rất nhiều trận chiến, giành được không ít thắng lợi. Tuy nhiên sau khi thế lực ba huynh đệ Lưu, Quan, Trương nổi lên, dần hình thành được thế chân vạc nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc, thể hiện qua vô vàn những trận đấu trí đấu lực vô cùng sôi nổi. Đơn cử như trận chiến Xích Bích vào năm 208, liên minh Thục Hán, Đông Ngô đã giáng xuống một đòn chí mạng khiến phe Tào Ngụy thua trận tan tác, làm gián đoạn giấc mộng thống nhất thiên hạ của vị quân chủ mang nhiều tham vọng này. Đây cũng là trận chiến cho thấy tài năng vượt trội của vị quân sư đại tài Gia Cát Lượng. Sau trận chiến này ông tiếp tục phò trợ, giúp Lưu Bị chiếm lấy Kinh Châu, Ích Châu và thành lập ra nhà nước Thục Hán sau trận Hán Trung. Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá hậu chủ Lưu Thiện. Vị thừa tướng đại tài còn nhiều lần đem quân thực hiện Bắc phạt. Tuy nhiên vì sức cùng lực kiệt, ông đã qua đời tại gò Ngũ Trượng vào năm 234 trong khi chiến dịch Bắc phạt còn đang dang dở, đại nghiệp thống nhất thiên hạ chưa thành. Nhiều người vẫn luôn cho rằng, nguyên nhân là vì Gia Cát Lượng đã thả cho Tào Tháo chạy thoát ở Hoa Dung đạo, tiếp tục nuôi dưỡng ra được thế lực Tào Ngụy hùng mạnh, trực tiếp cản trở khiến nhà Thục Hán không thể trở thành bá chủ Tam Quốc. Thế nhưng lúc bấy giờ, Bàng Thống một nhi sĩ vị quân sư đại tài theo phò Lưu Bị, ông ta có tài mưu lược cũng tài giỏi chẳng thua kém gì Gia Cát Lượng, đã đưa ra lý giải. Hóa ra là do Gia Cát Lượng giả vờ làm sai. Thực chất ẩn sau hành động để vuột mất cơ hội giết chết Tào Tháo lại là một mưu mô thâm sâu khó lường. Vậy vì sao Gia Cát Lượng lại tha chết cho Tào Tháo? - Thứ nhất: Nếu Gia Cát Lượng không ngấm ngầm tính toán để Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo, e rằng Lưu Bị sẽ không bao giờ ghi được dấu ấn riêng cho mình, nhìn vào liên minh Tôn Lưu cũng đã có thể thấy rõ điều này. Năm xưa Thục Hán và Đông Ngô bản thân đã không hề có mối quan hệ tốt đẹp, giờ thì có chung một kẻ thù là Tào Ngụy nên tạm gác xuống tất cả. Nhưng nếu vị quân chủ Tào Tháo một khi bị giết chết, liên minh Tôn Lưu ắt hẳn sụp đổ, Lưu Bị Tôn Quyền chắc chắn trở mặt thành thù. Mặt khác thực lực Thục Hán bấy giờ còn quá yếu nhược, không phải đối thủ của Đông Ngô, chắc chắn kẻ được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là gia tộc Tôn Thị. - Thứ hai: Việc để Tào Tháo chạy thoát cũng chính là kế sách trong cục diện Tam Quốc, là một nước cờ vô cùng khôn ngoan của Gia Cát Lượng. Tào một khi về được đất Bắc thì cũng đồng nghĩa với việc quân Đông Ngô, Tây Lương sẽ không ngừng mở rộng địa bàn. Thục Hán sẽ trực tiếp chịu áp lực nặng nề từ Phương Bắc, không thể nào tập trung toàn lực chiếm lấy Ích châu được. Đây thực chất cũng là một phần trong "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng đã vạch ra cho Lưu Bị trên con đường xây dựng đại nghiệp. - Thứ ba: Sở dĩ Gia Cát Lượng chọn Quan Vũ trấn ải Hoa Dung cũng bởi một lý do, vị tướng quân này nổi tiếng là người trung nghĩa. Việc cố tình sắp xếp này rõ ràng là có chủ đích tính toán từ trước, lợi dụng tư tưởng "có ân ắt phải báo" của Quan Vũ. Sự mềm lòng của Quan Vũ muốn báo đáp chút ân tình năm xưa của Tào lúc dung nạp ông ta cũng đều nằm trong sự tính toán tài tình của Gia Cát Lượng. Do đó cũng chính là bước nhảy vọt giúp Lưu Bị có cơ hội củng cố lực lượng, tiếp tục thực hiện "Long Trung Đối Sách" thành lập ra nhà Thục Hán sau này. Có thể thấy rằng, mưu kế cũng như nhãn quan chính trị vô cùng nhạy bén của vị quân sư tài hoa Gia Cát Lượng quả thực cao minh, không phải ai cũng có thể nhìn ra được. * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ