Vì sao có tháng nhuận? Chu kỳ trái đất quay hết 1 vòng quanh mặt trời sẽ hết 365.24 ngày tức 365 ngày và 6 giờ. Một năm dương lịch sẽ có 365 ngày lấy theo số nguyên. Như vậy thì, Một năm dương lịch sẽ dư ra 6 giờ, bốn năm sẽ dư ra tổng 24 giờ (tức 1 ngày). Do đó cứ 4 năm ta lại có 1 năm 366 ngày và người ta gọi đó làm năm nhuận. Ngày nhuận dương lịch sẽ được tính vào tháng 2 do đó tại sao có ngày nhuận 29/2 tháng nhuận tháng 2. Mặc dù dương lịch (lịch Gregory) đã được áp dụng rộng rãi nhưng ảnh hưởng của lịch cổ (hay gọi là âm lịch) vẫn rất sâu rộng đối với người phương Đông. Âm lịch được dùng xác định các ngày đầu tháng, ngày Rằm, các ngày lễ, Tết, Trung thu.. Theo quy ước quốc tế Lịch Gregory năm có ngày nhuận sẽ là những năm chia hêt cho 4. Chúng ta có các năm nhuận gần nhất năm nhuận 2016, năm nhuận 2020 và năm nhuận 2024. Còn theolịch âm số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Ví dụ: - 2014 là năm nhuận âm lịch (thêm một tháng) vì 2014 chia hết cho 19 số dư là 0. - 2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3. - 2019 không phải năm nhuận âm lịch vì 2019 chia cho 19 dư 5. - 2020 là năm nhuận âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6. Cách tính ngày, tháng, năm nhuận như thế nào? Năm nhuận tính theo dương lịch Như đã nói, để xác định năm nhuận theo dương lịch, cũng chính là năm có ngày nhuận 29/2, bạn chỉ cần lấy số biểu của năm đó chia cho 4, nếu kết quả là chia hết thì đó chính là năm nhuận có ngày nhuận 29/2 theo dương lịch, khác với những năm bình thường khi mà tháng 2 chỉ có 28 ngày. Ví dụ: - Năm 2020: 4 = 505 dư 0. Vậy năm 2020 là trở thành năm nhuận dương lịch và có thêm một ngày 29 tháng 02. - Tuy nhiên, với những năm tròn thế kỉ, tức số biểu của năm là 2 số 0 ở cuối thì phải lấy 2 số đầu của số biểu năm đem chia 4. Năm nào chia hết thì sẽ là năm có ngày nhuận 29/2. Hoặc cũng có thể lấy số năm đó, chia hết cho 400, nếu chia hết cho 400 thì đó là năm nhuận. Năm nhuận tính theo âm lịch Theo nguyên lý hoạt động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời thì mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay còn gọi là thời điểm Sóc. Tại sao âm lịch có tháng nhuận? Bởi do có Năm nhuận âm tính theo nguyên lý hoạt động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời. Lịch âm sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. Theo cách tính của lịch âm, một tháng có 29, 53 ngày, nên một năm âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Lịch âm bị lệch gần 11 ngày so với dương lịch . Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày, cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng (30 ngày), tức là vẫn thiếu 3 ngày. Dồn tiếp 2 năm nữa là được tổng 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận. Vậy tại sao tháng nhuận âm lịch mỗi lần lại khác nhau, có phải cứ ngẫu nhiên nhân đôi một tháng nào đó lên là được không? Ví dụ: Năm Âm lịch nhuận gần nhất là năm Canh Tí (2020), tháng nhuận là tháng 4, nhưng năm nay 2023 thì tháng nhuận lại là tháng 2. Thật ra.. Về cách tính tháng nhuận âm lịch - tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Theo các chuyên gia, tháng nào không có Trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận. Trung khí là khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của trái đất và mặt trời. Theo đó, người ta chia đường đi của mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng gọi là 12 cung hoàng đạo và quy định rằng mặt trời cứ đi vào nửa cung hoàng đạo thì có một tiết tương ứng. Lúc mặt trời bắt đầu đi vào đến cung hoàng đạo gọi là Trung khí (trung có nghĩa là ở giữa). Còn lúc mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí (tiết có nghĩa là ngăn). Như vậy, một năm có 12 Trung khí (Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) và 12 Tiết khí (Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn Lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập). Trong một năm nhuận âm lịch, nếu có một tháng không có ngày Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có ngày Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận. Tháng đầu năm (tháng Giêng) và tháng cuối năm (tháng Chạp) không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch. Do năm nay tháng 2 âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận. Năm nhuận và những ảnh hưởng đến cuộc sống Năm nhuận có ảnh hưởng một phần thời gian đến cuộc sống như sau: Nếu xét về ngày nhuận 29/2, dư thêm 1 ngày, và 4 năm mới có 1 lần thì những người sinh nhật vào ngày 29/2, sẽ tổ chức sinh nhật 4 năm 1 lần. Với việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, vào những năm nhuận, không thể tuân theo lịch âm như năm thường. Do năm nhuận kéo dài thêm một tháng âm, tuy nhiên tháng nhuận mỗi năm khác nhau, do đó phải căn cứ vào tháng nhuận của năm nhuận đó để có kế hoạch canh tác và sản xuất cho khoa học. Cần có sự cân đối với lịch dương, nếu không dễ gặp điều kiện thời tiết xấu, thiên tai, mất mùa. Năm nhuận có ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công xây dựng công trình, thiết kế nội thất và hoàn thiện mặt tiền của nhiều gia đình. Chủ đầu tư nên căn cứ theo mùa, theo điều kiện thời tiết trong năm nhuận, tháng nhuận mà có kế hoạch chuẩn bị cho tốt và tránh mất thời gian. Bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu suối nước nóng từ đâu mà có? Bài trước: Tại Sao Bia Tiến Sĩ Lại Đặt Trên Lưng Rùa? Bài sau: Vì Sao Có Suối Nước Nóng? 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy