Vẻ Đẹp Trữ Tình Của Sông Đà Qua Đoạn Trích: Con Sông Đà Gợi Cảm … Trên Dòng Sông

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi luiss462, 5 Tháng một 2022.

  1. luiss462

    Bài viết:
    8
    Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua đoạn trích: "Con Sông Đà gợi cảm.. trên dòng sông". Nhận xét về ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.

    Nguyễn Tuân (1910-1987) quê thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, sử dụng ngòi bút của mình để phục vụ kháng chiến và trở thành nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mỹ.. kho từ vựng phong phú tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt.. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám ông đắm chìm trong quá khứ đi tìm cái đẹp ở quá khứ, những cái đẹp đã qua đi bỏ rơi thực tại mục nát, thối rữa. Đây là thời Nguyễn Tuân sáng tác được nhiều tác phẩm gây ấn tượng như: "Vang bóng một thời".. Còn sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tâm hồn ông lúc này hòa nhập với đất nước, cùng cuộc sống con người thức tỉnh khỏi âm vang của quá khứ, ra đi tìm cái đẹp trong chính cuộc sống đời thường và có một số tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng như: "Sông Đà", "Một chuyến đi"..

    Nổi lên trong số các tác phẩm mà ông viết thì có tập tùy bút "Sông Đà" năm (1960), gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo, tùy bút "Người lái đò Sông Đà" cũng nằm trong tập trên. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đây còn là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm thiết tha của con người, muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kỳ vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của người lao động bình dị ở miền tây bắc. Không những thế tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhập cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kỳ công của tạo hóa và kỳ tích lao động của con người. Có thể thấy "Sông Đà" nói chung và "Người lái đò Sông Đà" nói riêng cũng thể hiện nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của ông: Không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác cho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm cho ra những chủ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất.

    Đoạn trích "Con Sông Đà gợi cảm.. những con đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên" trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" đã miêu tả, khắc họa rõ nét vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua đó ta còn nhìn thấy được ngòi bút tài ba, uyên bác của Nguyễn Tuân.

    Thật vậy, sông Đà ở đoạn đầu của tác phẩm là một con sông hung bạo, dữ dội với tính cách quái lại nhưng đến cuối tác phẩm hay chính là đoạn trích trên nó lại thể hiện mình rất có sức hút đủ để mọi người gợi nhớ và có cảm giác thân quen như một cố nhân vậy. Giờ đây, sông Đà không còn là con sông hung bạo hiểm trở, không còn là những thác nước cheo leo hay những bờ đá dựng đứng đầy hiểm trở mà con sông đã trở thành người bạn thân thiết, tri kỉ của con người. Trong niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà "gợi cảm" như một "cố nhân". Hai chữ "cố nhân" vừa là hình ảnh nhân hóa dòng sông như một người bạn cũ xa nhớ gần yêu, vừa đưa đến cho dòng sông chút vương vấn, cổ kính, xưa cũ của Đường thi. Đoạn văn sau đó tràn ngập những cấu trúc so sánh đặc sắc để miêu tả dòng sông Đà gợi cảm và trước hết là để bộc lộ cảm xúc của con người khi sắp gặp lại một người chưa ra tới cửa rừng, mới chỉ nhìn thấy dòng sông lấp lóa nắng thấp thoáng ẩn hiện giữa những vạt cây mà đã háo hức, bồn chồn, đã vội vã, khao khát. Trước cái nắng ấy, nhà thơ liền liên tưởng đến "một màu nắng tháng ba Đường thi" Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu ", ông đã đem đến cho người đọc một con sông Đà với vẻ lãng mạn của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của sắc xuân tỏa ra từ câu thơ vời vợi nhớ nhung. Điều này đã khiến cho sông Đà không chỉ chảy trong không gian mà như còn tha thiết trong dòng thời gian miền viễn xa xăm của Đường thi. Đây cũng là màu sắc thứ ba trong sắc nước của sông Đà: Là màu sắc được người nghệ sĩ tài ba Nguyễn Tuân với ngòi bút sắc sảo của mình vẽ nên, một màu sắc không tồn tại trong hội họa mà chỉ hiện lên trong lúc cảm hứng thăng hoa, là một sự liên tưởng độc đáo. Câu văn:" Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà "có điệp từ" sông Đà "cuối mỗi vế câu đẳng lập như nhịp lên niềm say mê phấn khích, như nhân lên những khoảng không gian phóng khoáng của bến bãi sông Đà và nhà văn đã không kịp bình tĩnh để quan sát bằng lý trí để miêu tả bằng những cụ thể mà tất cả đều bị cuốn đi bởi cảm giác hân hoan, dồn dập theo nỗi khát khao. Mặc dù bị cảm xúc lấn áp như vậy nhưng trong câu:" Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng "cũng đã cụ thể hóa được phần nào điều mà nhà văn muốn nói. Nắng chỉ có thể nhìn thấy mà không thể cầm nắm," giòn tan "chỉ đặc điểm sắc thái của những vật thể mong manh dễ vỡ." Nắng giòn tan "là một ẩn dụ đẹp gợi tả cái nắng thật trong, thật sáng, thật mỏng và thật nhẹ, nó vừa mong manh, vừa quý giá, nó tương phản hoàn toàn với cái u ám trĩu nặng của bầu trời những ngày" mưa dầm "giúp người đọc dễ dàng hình dung cảm giác trìu mến, nâng niu của nhà văn khi gặp lại con sông. Nhà văn so sánh niềm hân hoan ấy với việc" vui như nối lại chiêm bao đứt quãng ", được mơ đi mơ lại một giấc mơ đẹp thì mơ lần nào cũng như lần đầu, cảm xúc không bao giờ thay đổi. Sông Đà đã thực sự trở thành người bạn cũ, một tri âm với bao kỉ niệm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại, bao chung thủy trong tương lai đến một cố nhân trái tính mà vẫn có sức hấp dẫn đến lạ kỳ. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

    Nếu quan sát màu nước của sông Đà Nguyễn Tuân quan sát từ điểm nhìn trên cao, trên tàu bay thì khi quan sát cảnh ven sông ông lại quan sát ở một điểm nhìn gần khi ông ngồi trên con thuyền trôi trên sông. Ở điểm nhìn nghệ thuật này, Nguyễn Tuân đã được ngắm nhìn cảnh đẹp nên thơ của bờ sông Đà. Câu văn" Thuyền tôi trôi trên sông Đà "gợi ra trước mắt người đọc một không gian yên ả, thanh bình. Lúc này con thuyền nhẹ nhàng trôi trên dòng sông chứ không phải là thuyền lao nhanh như một mũi tên tre khi vượt trùng vi thứ 3." Cảng ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê quãng sông này cũng có lúc lặng tờ đến thế mà thôi ", tính từ" lặng tờ "lặp lại tới hai lần tạo ấn tượng về sự hoang sơ," nguyên thủy "của sông Đà. Cái hoang sơ," nguyên thủy "ấy như bao trùm lấy không gian và chạy theo thời gian khiến cho cảnh như chưa từng có sự tác động của con người. Lúc này thiên nhiên thật hài hòa và mang vẻ trong trẻo nguyên sơ. Với kiến thức lịch sử uyên bác của Nguyễn Tuân đã đưa người đọc trở về với những triều đại nổi tiếng của Việt Nam đó là" đời Lí "," đời Trần "," đời Lê ", về với thế giới xa xưa khi đó cảnh ven sông cũng lặng tờ như bây giờ vậy. Theo ánh mắt của nhà văn khi đi sông Đà như đắm chìm trong những cảm xúc đầy tinh vi khi thu vào tầm mắt là màu xanh đầy sức sống của" một nương ngô vừa nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa ". Vậy ra cảnh vật nơi đây cũng có dấu ấn của con người in trên màu xanh mỡ màng, nhà văn cũng vô tình nhận ra nơi đây tịnh không một bóng người chỉ có những búp nõn của đồi gianh đang trở mình vươn lên trùng điệp, nối tiếp. Ngồi trên thuyền, nhà văn tiếp tục quan sát tùng dáng điệu của con hươu thơ ngộ, con hươu vểnh tai, nhìn không chớp mắt, con hươu ngẩng đầu khỏi áng cỏ sương. Hình ảnh đàn hươu xuất hiện" cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm "trên màu xanh bát ngát của bờ bãi là một nét vẽ tài hoa làm cho bức tranh thiên nhiên sông Đà được màu hoang dại và cổ tích so với dòng sông khúc thượng nguồn bờ bãi sông Đà thật yên bình. Ngòi bút Nguyễn Tuân cũng giàu chất thơ, chất hội họa biết bao. Các biện pháp tu từ nhân hóa so sánh và sử dụng từ ngữ một cách tinh tế, tài hoa" bờ tiền sử "," nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ": Đã thơ mộng hóa trừu tượng cảnh vật tạo ấn tượng trong lòng người đọc về bờ bãi sông Đà nguyên xơ, thuần khiết, yên bình. Với khung cảnh như vậy, tác giả chợt thốt lên:" Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ-Yên Bái-Lai Châu "." Thèm "ở đây là thèm cái ánh sáng của thời đại để soi rọi sông Đà, thèm một âm thanh rộn rã điểm tô cho khung cảnh yên bình này để gửi gắm vào bài bút ký này những dòng văn lắng đọng đầy chất lãng mạn này. Hình ảnh chú hươu ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò" mà không hề giật mình sợ hãi vụt chạy đi vừa gợi lên vẻ đẹp thuần khiết vừa tô đậm nét hoang sơ, yên bình của cảnh vật. Không những thế nhà văn còn khéo léo vận dụng hiệu quả của nghệ thuật nhân hóa để tưởng tượng ra cuộc đối thoại hồn nhiên, trong trẻo với "con hươu thơ ngộ". Nguyễn Tuân đã nhìn thiên nhiên với cái nhìn ở những chi tiết, dáng vẻ mang tính thẩm mỹ, tài hoa: Con hươu thơ ngộ, ngẩng đầu nhung, áng cỏ sương, chăm chăm nhìn, con vật lành, tiếng còi sương.. Mặc dù cảnh vật xung quanh tĩnh lặng là thế nên nhà văn đã điểm vào đó một chút âm thanh qua bút pháp lấy động tả tĩnh được miêu tả chi tiết qua câu: "Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến". Nhà thơ trích dẫn câu thơ của Tản Đà: "Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" đã góp phần mang lại chất trữ tình trong trang văn đồng thời còn tô đậm vẻ đẹp yên bình và kỳ vĩ của dòng sông qua những quãng xuôi chèo êm ả. Nhìn dòng sông chảy "lững lờ" nhà văn như cảm nhận được tâm trạng của dòng sông, nó "như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc", "như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây điển trên dòng trên". Dường như mọi cảnh, mọi vật trong văn của Nguyễn Tuân đều mang trong mình một tâm hồn riêng vậy.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    wiine, tay11, ngoduytan12314 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...