Cảm nhận vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa trữ tình của sông Đà qua 2 đoạn văn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 19 Tháng năm 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận của anh chị về con sông Đà trong 2 đoạn văn sau: Từ đó nhận xét cảm hứng của Nguyễn Tuân đi tìm chất vàng mười trong thiên nhiên Tây Bắc. "Còn xa lắm mới đến.. cháy bùng bùng" và "Con sông Đà tuôn dài.. mỗi độ thu về".

    Bài làm

    "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt đầu lên câu hát

    Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.."

    ( "Đất Nước" – Nguyễn Khoa Điềm)

    Những dòng sông yêu thương của quê hương, đất nước Việt Nam tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nghệ sĩ. Nếu như Hoàng Cầm tha thiết với sông Đuống thân thương; Hoàng Phủ Ngọc Tường đắm say với sông Hương thơ mộng, kiều diễm thì Nguyễn Tuân ngây ngất với vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình của sông Đà. Với niềm say mê ấy, Nguyễn Tuân đã viết nên tập "Sông Đà" mà linh hồn của nó chính là tuỳ bút "Người lái đò sông Đà". Đọc tác phẩm, ta ấn tượng với vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa dữ dội nhưng cũng rất đỗi trữ tình, thơ mộng của dòng sông Đà qua hai đoạn văn:

    "Còn xa lắm mới đến [..] cháy bùng bùng" và "Con sông Đà tuôn dài [..] mỗi độ thu về".

    Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân được mệnh danh là "nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp". Chính vì vậy, ông luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, Nguyễn Tuâm đã vận dụng kiến thức của nhiều ngành: Lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, quân sự.. Và tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" in trong tập "Sông Đà" (1960) là một tiêu biểu. Tác phẩm là kết quả của một chuyến đi thực tế đầy gian khổ và đầy hào hứng của tác giả đến vùng Tây Bắc xa xôi hòng kiếm tìm "chất vàng mười" trong thiên nhiên và con người nơi đây. Sông Đà trong cái nhìn của Nguyễn Tuân như một thực thể sống động vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ của thác, nước, đá vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, đắm say. Mà tiêu biểu là hai đoạn văn trên.

    Trước hết, ta hãy cùng đến với vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà qua đoạn thứ nhất. Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm. Nếu như mở đầu Nguyễn Tuân tập trung miêu tả diện mạo của dòng sông ở cảnh "đá bờ sông", "mặt ghềnh Hát Lóong", "hút nước" thì đến đây dường như ta thấy được diện mạo của nó qua âm thanh của thác nước:

    ".. Còn xa lắm mới đến.. cháy bùng bùng".

    Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là "cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng" (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng quần nhiệt, muốn biến những trang văn thành những bông hoa lộng lẫy, yêu kiều, vừa mê hoặc vừa thích đúng người đọc. Có lẽ trăng Nguyễn Tuân đã ký thác những điều đó có vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của Đà giang. Để cho độc giả có cái nhìn cận cảnh về sự nguy hiểm của Sông Đà, nhà văn "suốt đời đi tìm cái đẹp" từ lúc nào đã hóa thân thành một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.

    Nguyễn tuân đã miêu tả âm thanh của tiếng nước thác bằng một hệ thống từ ngữ phong phú, truyền cảm. Cùng với nghệ thuật nhân hóa được sử dụng một cách đắc địa, nhà văn đã truyền hồn sống cho dòng sông, biến thác nước sông Đà thực sự trở thành một loại thủy quái đang giận dữ, gầm gào, đe dọa con người ngay cả khi nó chưa xuất hiện. Khi thì nhà văn nghe thấy nó như "oán trách gì", rồi lại như là "van xin", khi lại thấy nó đang "khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo".. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những ngôn từ sống động để miêu tả âm thanh thác nước theo những cung bậc tăng dần của cảm xúc giận dữ. Đó vừa là cách nhà văn nói đến khoảng cách rút ngắn dần khi tiếp cận con sông, vừa là cách tạo ấn tượng về sự dữ dội của sông Đà và tăng dần cảm giác hồi hộp, sợ hãi trong tâm khảm người đọc.

    Nếu như ban đầu, Nguyễn tuân mới chị để dàn nhạc cất lên khúc như đang "oán trách", "van xin", "khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo" thì đến đây bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: "Nó rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổi lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu ra cháy bùng bùng". Câu văn dài đầy ấp những hình ảnh dữ dội được người nghệ sĩ sử dụng phép so sánh đầy kỳ thú. Âm thanh thác nước "rống lên" được ví như âm thanh của "tiếng hàng ngàn con trâu mộng.." gợi ấn tượng về khúc nhạc hùng tráng của thiên nhiên đang ở trạng thái đang phấn khích, quần loạn. Thật là một cảnh chí có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người thưởng văn bởi cả nỗi sợ hãi và niềm say mê, khao khát chiêm ngưỡng.

    Là một kẻ thích chơi ngông, nhà văn đã thể hiện sự tài hoa của mình khi lấy hình ảnh gợi tả âm thanh, lấy "lửa" tả "nước", lấy "rừng" tả "sông", đặt những hình ảnh tương phản vốn rất "kỵ" nhau. Có phép so sánh nào độc đáo và thú vị đến thế không? Tưởng rằng nó sẽ làm cho câu văn trở nên rối, khó hiểu như hiệu quả của nó thật bất ngờ. Nhà sáng tạo đã khiến âm thanh của thác nước không chỉ được cảm nhận bằng thính giác, không chỉ được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn gây ấn tượng bởi xúc giác và thị giác. Nguyễn tuân phải chăng đã lục lọi đến tận cùng kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm ra những chữ nghĩa chính xác nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất?

    Dường như ta hơn một lần cũng từng bắt gặp thứ thiên nhiên hùng vĩ nơi từ Bắc dưới ngồi bút phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa của Quang Dũng:

    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người".

    ( "Tây Tiến - Quang Dũng) Mắt trái giật ở nam và nữ điềm gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Với biện pháp tu từ nhân hóa" thác gầm thét "," cọp trêu người "làm tăng thêm phần dữ dội, hoang vu, bí hiểm của núi rừng. Thiên nhiên như đang trêu đùa, hu dọa con người. Có lẽ, phải yêu thiên nhiên, phải hiểu đặc tính của nó thì Quang Dũng mới có thể viết lên những vần thơ đặc sắc như thế, Nguyễn Tuân mới có thể miêu tả Đà giang độc đáo đến thế.

    Nếu như đoạn văn thứ nhất vẽ nên bức tranh Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, dữ dội thì đến đoạn thứ hai, tao đấm chim, say mê với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của nó:

    " Con sông Đà tuôn dài [..] độ thu về ".

    Giữa bộn bề phone tao có phiên chợ văn chương, rất náo nhiệt đông đúc của những gian hàng lãng mạn, nhà văn được người ta ví như một vị khách hàng đặc biệt. Hoặc có thể đưa ta đến những chân trời phiêu du mộng tưởng của tình yêu khát vọng, thích tao vào cõi đời ta đang sống hay thôi hôn tao về với nhịp thở ấm áp của những trang văn. Phải chăng Nguyễn Tuân cũng đã đang đưa ta đắm chìm vào vẻ đẹp lộng lẫy giống như một cô gái Tây Bắc e ấp tình tứ?

    Nhà văn vẽ nên nét chữ tình đầu tiên với hình ảnh" con sông Đà tuôn dài.. khói núi mèo đốt nương xuân ". Câu văn rất dài chỉ có một dấu ngắt duy nhất kết hợp với điệp từ" tuôn dài, tuôn dài "vừa gợi tả sinh động độ dài của dòng sông, vừa đem đến cảm giác về sự liền mạch bất tận, gợi hình ảnh dòng sông uốn lượn tuôn chảy từ những dãy núi hùng vĩ của biên giới Tây Bắc, miên man chạy xuống đồng bằng, lặng lẽ hòa vào sông Hồng rồi tha thiết đổ ra biển. Những thanh bằng liên tiếp ở đâu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ạ, em đềm, bình lặng cho dòng sông khúc hạ nguồn. Khi so sánh dòng sông với áng tóc trữ tình, nhà văn đã đem đến cho Sông Đà nét mềm mại, đầm thắm, vẹn nguyên dáng đầy nữ tính, nhưng lại không làm mất đi vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của dòng sông. Trong câu văn miêu tả rất tài hoa của Nguyễn tuân, có thể nhận thấy Sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của" mây trời ", sự tươi tắn rực rỡ của" hoa ban hoa gạo tháng hai "và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi thân yêu của" làn khói núi mèo đốt nương xuân ". Hai chữ" ẩn hiện "càng làm tăng lên sự bí hiểm của dòng sông, ta như đi lạc giữa chốn bồng lai vừa thực, vừa mộng. Không chỉ vậy Nguyễn Tuân còn tha thiết gọi dòng sông là" cố nhân "xa thì nhớ gặp lại thì mừng khôn xiết. Sự nhân cách hóa đó làm cho Sông Đà đã trữ tình lại càng trở nên gợi cảm hơn đúng như Tản Đà đã từng cất lời:

    " Dải sông Đà bọt nước lênh bênh

    Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình ".

    (" Thư trách người tình nhân không quen biết "- Tản Đà)

    Đọc câu văn ta tự nhiên đang trong câu thơ đầy thi vị. Như Đỗ Đức Hiểu đã có định nghĩa về chất thơ:" Chất thơ không phải là cái thuần túy đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trong văn xuôi ".

    Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà còn được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc nhiêu tả sắc nước. Nhà văn không đưa ra nhận xét một cách hồ đồ, mà ông đã" nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống "sau đó mới khẳng định: Sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước sông Đà" xanh ngọc bích "chứ không" xanh màu xanh canh hến như màu của sông Gâm, sông Lô "." Xanh ngọc bích "là xanh trong, xanh sáng - một sắc màu gợi cảm giác trong lành, đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời cùng nhau hòa quyện. Mùa thu, nước sông Đà" lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa ". Câu văn so sánh khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước sự đa dạng của sắc nước Sông Đà, nó không thay đổi dồn dập như màu nước của sông Hương" sớm xanh, chưa vàng, chiều tím "hay" đỏ nặng một màu phù sa "như sông Hồng. Chưa bao giờ sông Đà màu đen như" thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu ".

    Hai đoạn văn trên cùng đào tạo về đẹp của con sông Đà, đặc biệt là nước sông Đà. Qua đó làm hiện lên cái" tôi "độc đáo của Nguyễn Tuân là ngôn ngữ phong phú, trí tưởng tượng mãnh liệt và hơn cả sự tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa thẩm mỹ.. Cùng miêu tả về đẹp Sông Đà nhưng đoạn một thể hiện vẻ đẹp vừa hung bạo vừa dữ dội còn đoạn hai là nét thơ mộng, trữ tình, đầy lãng mạn. Đoạn thứ nhất câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu mạnh mẽ thì sang đến đoạn hai những câu văn dài, nhịp chậm rãi và giọng điệu thiết tha, nhẹ nhàng.

    Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng hạ bút trong" Tiếng nói văn nghệ ":" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ ". Thật vậy, dường như Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện về đẹp hung bạo vừa trữ tình của Đà Giang mà còn" muốn nói một điều mới mẻ ". Phải chăng đó là" chất vàng mười "trong thiên nhiên Tây Bắc. Nhà văn" vang bóng một thời "đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước: Phát triển công nghiệp thủy điện, phát triển kinh tế phải tiềm năng du lịch, phát triển văn hóa.. Nguyễn Tuân quả là một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác!

    Chế Lan Viên hơn một lần gửi gắm bao tâm tư qua những trang văn:

    " Người ta dịch vâng trăng ông

    Qua các biên thùy ngôn ngữ

    Ông có bao giờ nghĩ

    Có non thơ ông xanh

    Ra ngoài thế kỷ mãi còn xanh? "

    Bút ký" Người lái đò sông Đà "xanh, và tài năng của Nguyễn Tuân cũng" mãi còn xanh"bởi nó để lại bao giá trị trong tâm trí người đọc không chỉ ở vẻ đẹp của Sông Đà mà còn ở cái nhìn đầy mới mẻ của người nghệ sĩ.
     
    quinquinhh19LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...